Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Hoạt Động

1, chỉnh sửa item 4,5; Câu hỏi 2: chỉnh sửa item 2; Câu hỏi 3: chỉnh sửa item 1,5.

Nội dung 2: Câu hỏi 1, chỉnh sửa item 1, 6; Câu hỏi 3, chỉnh sửa item 2,5. Nội

dung 3: Câu hỏi 1, chỉnh sửa item 2,5; Câu hỏi 2: chỉnh sửa item 3,2; Câu hỏi 3: chỉnh sửa item 1,4,6. Nội dung 4: Câu hỏi 1, chỉnh sửa item 1,5; Câu hỏi 3: chỉnh sửa item 5,6. Các câu hỏi 4 và 5 không phải chỉnh sửa item nào.

Sau khi chỉnh sửa độ tin cậy và độ giá trị của các phần trong bảng hỏi đã tăng lên. Nhìn chung, độ tin cậy và độ giá trị của từng phần trong bảng hỏi cho phép chúng tôi sử dụng vào điều tra chính thức.

+ Điều tra đại trà

Mục đích: Thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Nội dung: Gồm 5 câu hỏi đã chỉnh sửa sau điều tra thăm dò về các vấn đề như đã trình bày ở điều tra thăm dò.

Cách thức tiến hành:

- Bước 1: Liên hệ và làm việc với Ban giám hiệu nhà trường để thống nhất các lớp điều tra.

- Bước 2: Làm việc liên tịch giữa Ban giám hiệu với GVCN các lớp điều tra, CMHS, hướng dẫn cách trả lời các phiếu cho GVCN lớp để hướng dẫn CMHS trả lời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

- Bước 3: Thu phiếu điều tra của cha/mẹ thông qua GVCN lớp.

Xử lý kết quả

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 12

Trong đề tài luận án của chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS phiên bản 16.0 For Windows để xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. SPSS For Windows là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê dùng cho khoa học xã hội. Khi sử dụng phần mềm này các câu hỏi, các ý trả lời cần phải được mã hóa theo ngôn ngữ riêng của chương trình. Chúng tôi đã sử dụng chương trình này để tính toán tất cả các số liệu của đề tài (tỷ lệ %, điểm trung bình, độ lệnh chuẩn, hệ số tương quan, kiểm định T - test…).

3.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu

a. Mục đích

Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.

b. Nguyên tắc phỏng vấn

Đối với câu hỏi bằng bảng hỏi đa số là những câu hỏi đóng khách thể không thể trả lời theo ý muốn chủ quan. Còn trong phỏng vấn trực tiếp với những câu hỏi mở khách thể được trả lời khá tự do. Trong phỏng vấn này chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để CMHS, GVCN lớp, cán bộ quản lý và các em học sinh có thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những suy nghĩ của mình.

Khi phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo sự tin tưởng đối với các nhóm để họ không cảm thấy mình đang bị chất vấn, mà là buổi nói chuyện, trao đổi về học tập, sinh hoạt, hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường và ở gia đình. Các thông tin cá nhân của người trả lời được đảm bảo giữ bí mật.

Mỗi cha/mẹ, mỗi GVCN và học sinh được phỏng vấn 2 lần, mỗi lần khoảng gần 1 tiếng; cán bộ quản lý được phỏng vấn 1 lần, từ 30 đến 40 phút.

c. Nội dung phỏng vấn

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị một cách chi tiết, rõ ràng theo từng mảng vấn đề nghiên cứu.

Trình tự nội dung phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, mà có thể linh động, mềm dẻo tùy theo từng khách thể.

Tuỳ theo đối tượng và khách thể của cuộc phỏng vấn sâu mà nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi.

d. Khách thể phỏng vấn

Chúng tôi chủ yếu đi sâu phỏng vấn 10 CMHS và 04 GVCN lớp, 4 cán bộ quản lý, 6 học sinh.

3.3.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

a. Mục đích

Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động hợp tác của CMHS với GVCN trong các các hoạt động: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, qua đó thu thập thêm các dữ liệu phục vụ đề tài luận án.

b. Cách tiến hành

Chúng tôi đề nghị GVCN lớp, CMHS viết bài luận với các nội dung gợi ý như sau:

+ Thầy/cô cảm nhận như thế nào về Cha/mẹ học sinh lớp mình chủ nhiệm: Cha/mẹ học sinh là người như thế nào?. Cha/mẹ học sinh có phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình hợp tác giáo dục với GVCN và nhà trường hay không?. Cha/mẹ thực hiện vai trò trách nhiệm của mình một cách chủ động, tích cực hay miễn cưỡng, bắt buộc, làm theo?. Thầy/cô có yêu cầu, đề xuất gì đối với Cha/mẹ học sinh lớp mình chủ nhiệm?.

+ Cha/mẹ học sinh có sẵn sàng hợp tác với Thầy/cô trong các hoạt động giáo dục hay không? Cha/mẹ học sinh thường lựa chọn những nội dung gì để hợp tác?

+ Cha/mẹ có đồng tình, ủng hộ nhà trường trong các hoạt động giáo dục hay không?. Đồng tình, ủng hộ trong những hoạt động nào là chủ yếu?

+ Cảm nhận của Thầy/cô về TĐHT của mình với CMHS trong hoạt động giáo dục, những gì làm được, những gì chưa làm được, điểm mạnh, điểm yếu, Thầy/cô mong muốn gì ở Cha/mẹ học sinh?.

+ Anh/Chị cảm nhận như thế nào về Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp con mình: Thầy/cô giáo chủ nhiệm là người như thế nào?. Thầy/cô giáo chủ nhiệm có phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình hợp với gia đình trong các hoạt động giáo dục hay không?. Thầy/cô thực hiện vai trò trách nhiệm của mình một cách chủ động, tích cực hay miễn cưỡng, bắt buộc?. Anh/Chị có yêu cầu, đề xuất gì đối với GVCN lớp con mình?.

Phân tích bài luận của từng GVCN lớp, CMHS chúng tôi đã có được những thông số về các mức độ biểu hiện TĐHT (nhận thức, xúc cảm, hành vi) của CMHS với GVCN lớp. …Nhờ đó chúng tôi có thêm một số thông tin cần thiết hỗ trợ cho đề tài luận án.

Ngoài ra, chúng tôi còn xem xét sổ công tác của GVCN lớp, sổ liện lạc, lý lịch học sinh, kết quả học tập và xếp loại hạnh kiểm của các em, kết quả đóng góp vật chất và tinh thần phục vụ công tác giáo dục, kết quả công tác phát triển nhà trường để có những cơ sở tin cậy khi phân tích TĐHT của CMHS với GVCN lớp.

3.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn những CMHS điển hình khi tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện TĐHT để tiếp tục nghiên cứu sâu, nhằm phác thảo mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp một cách cụ thể, tích cực và hiệu quả (Điển hình được hiểu là những cha/mẹ học sinh, GVCN lớp có biểu hiện TĐHT đạt mức 5 và mức độ 1).

Sau khi đã lựa chọn điển hình, chúng tôi tiến hành mô tả chân dung để làm nổi rõ các đối tượng nghiên cứu.

3.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.8.1. Mục đích thực nghiệm

- Xác định hiệu quả các biện pháp tác động tâm lý đến nhận thức, xúc cảm và hành vi nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Biến thực nghiệm: Biện pháp tác động vào nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS.

- Biến phụ thuộc: TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS.

3.3.8.2. Chọn mẫu thực nghiệm

Sau kết quả điều tra và phân tích thực trạng trong số CMHS có mức độ biểu hiện TĐHT mức độ 1 và mức độ 2 tham gia khảo sát ở diện rộng. Chúng tôi chọn ra 50 cha/mẹ để thực nghiệm (Danh sách 50 cha/mẹ tham gia vào thực nghiệm xem phục lục 5).

Mẫu thực nghiệm được lựa chọn từ mẫu điều tra đại trà. Cụ thể là:

- Mẫu thực nghiệm được lựa chọn là 50 cha/mẹ có mức độ biểu hiện TĐHT mức độ 1 và mức độ 2. Nhóm khách thể này thuộc trường THCS Hoằng Châu và trường THCS Lý Tự Trọng

- Về mẫu đối chứng, đối với đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phi đối chứng, tức là so sánh kết quả thay đổi các tiêu chí TĐHT của CMHS trước và sau thực nghiệm ngay ở nhóm thực nghiệm để khẳng định hiệu quả các biện pháp.

3.3.8.3. Tiến trình thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành 2 vòng trên các khách thể nói trên.

Vòng 1: Được tiến hành vào học kì 1 năm học 2015 - 2016 Vòng 2: Được tiến hành vào kỳ 2 năm học 2015 - 2016.

Trong quá trình sử dụng các biện pháp tác động chúng tôi đã tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Trên cơ sở điều tra và xử lí kết quả thực trạng, chọn ra những cặp cha/mẹ học sinh có mức độ 1 và mức độ 2. Chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tác động vào đầu năm học sau như làm quen với các GVCN lớp, gặp gỡ với CMHS tại các cuộc họp CMHS, tại gia đình, xin ý kiến nhà trường, nhờ sự giúp đỡ của GVCN lớp. Sau khi làm quen, tạo ra mối quan hệ thân tình, cởi mở, chúng tôi mời cha/mẹ học sinh tham dự buổi tập huấn, tham gia một số hoạt động trải nghiệm, tổ chức sự kiện với các nội dung mà chúng tôi đã chuẩn bị. (Xem thêm phụ lục 4)

Bước 2: Tiến hành tác động và đo kết quả

Đo kết quả lần thực nghiệm lần 1: Đo mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp vào cuối học kì 1 năm học 2015 - 2016 ngay sau khi kết thúc vòng thực nghiệm thứ nhất và so sánh với kết quả trước thực nghiệm.

Điều chỉnh biện pháp tác động cho phù hợp hơn với thực tế để tiến hành lần 2. Đo kết quả thực nghiệm lần 2: Đo mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp vào cuối học kỳ 2 năm học 2015 - 2016, ngay sau khi kết thúc đợt thực

nghiệm thứ hai, so sánh với kết quả trước thực nghiệm và kết quả thực nghiệm lần 1.

Cách đo và đánh giá giống với cách đo và đánh giá ở thực trạng.

3.3.8.4. Địa điểm và thời gian tiến hành thực nghiệm

Quá trình tiến hành thực nghiệm tác động được tổ chức tại trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Thanh Hoá, trường THCS Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa và tại các gia đình của những em học sinh thuộc trường này từ tháng 9/2015 đến 9/2016. Sở dĩ chúng tôi chọn 2 trường này vì: Đây là những ngôi trường có bề dày truyền thống giáo dục, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động và có trình độ chuyên môn tốt, CMHS cởi mở, gần gũi, thân thiện. Đó là những điều kiện thuận lợi lớn để chúng tôi tác động nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp.

3.3.8.5. Nội dung và quy trình thực nghiệm tác động

Để nâng cao TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS theo hướng tích cực, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành tác động đồng thời vào 3 mặt biểu hiện của TĐ đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi.

Biện pháp thực nghiệm lần 1: Tổ chức tập huấn, tọa đàm cùng tham gia.

Mục đích tác động lần 1 là giúp CMHS nâng cao mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Chúng tôi phối hợp với nhà trường, GVCN lớp tổ chức buổi tập huấn, tọa đàm. Mời các chuyên gia tâm lý đến trao đổi, cung cấp thông tin, trò chuyện với cha/mẹ học sinh về các nội dung sau: (Xem thêm phụ lục 4)

+ Trao đổi với cha/mẹ học sinh về giá trị, lợi ích của sự hợp tác với GVCN lớp mạng lại cho con em. Trao đổi, thảo luận về vai trò, trách nhiệm, nội dung, các công việc cha/mẹ học sinh cần hợp tác với GVCN; phương thức, cách thức sử dụng để trao đổi, hợp tác…

+ Những cha/mẹ học sinh tham gia thực nghiệm sẽ nói về cảm nhận của mình trong quá trình tham gia hợp tác với GVCN lớp, tình hình học tập và rèn luyện của con ở trường, ở nhà. Cha/mẹ học sinh mong muốn hợp tác với GVCN lớp trong những hoạt động giáo dục nào, đề xuất gì đối với GVCN lớp và nhà trường, ngược lại GVCN lớp mong muốn gì từ phía CMHS, GVCN lớp yêu cầu CMHS hợp tác những nội dung gì?. Sau đó sẽ có phần hỏi đáp, trả lời những băn khoăn, thắc mắc cũng như những khó khăn của cha/mẹ học sinh trong việc hợp tác với GVCN lớp.

+ Trao đổi với cha/mẹ học sinh về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, những nét nổi bật trong sự phát triển tích cách, vị thế xã hội và những khó khăn của lứa tuổi, sự phát triển nhận thức, đời sống tình cảm, tình bạn, giao tiếp với người lớn, bạn cùng trang lứa, bạn khác giới, động cơ học tập, xu hướng nghề của học sinh THCS…Những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập và phát triển nhân cách của các em.

+ Thảo luận trao đổi với cha/mẹ học sinh về phương pháp giáo dục tuổi học sinh THCS, cách thức hướng dẫn con học tập, theo dõi, kiểm tra giám sát việc học tập của con.

+ Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp cho cha/mẹ học sinh kiến thức về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc hợp tác giáo dục.

- Phát phiếu hỏi khi kết thúc thực nghiệm giai đoạn 1. Xử lý kết quả thực nghiệm lần 1 tương tự như cách xử lý phần thực trạng.

Biện pháp thực nghiệm tác động lần 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế.

Mục đích tác động lần 2 là giúp CMHS nâng cao hơn nữa mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Trải nghiệm là con đường nâng cao TĐHT của CMHS với GVCN theo hướng tích cực nhất. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức thực nghiệm tác động lần 2 chúng tôi đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và GVCN lớp cho khách thể thực nghiệm tham gia trải nghiệm một số hoạt động giáo dục của nhà trường như:

+ Dự giờ thăm lớp, tham gia cùng với GVCN lớp và học sinh tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh như hoạt động: Đố vui học tập, giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội…

+ Tham dự buổi giao ban của Hội đồng sư phạm nhà trường, nghe báo cáo về tình hình giáo dục và phát triển nhà trường trong những năm qua, những mặt tích cực và hạn chế, khó khăn của nhà trường.

+ Thăm quan cơ sở chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác dạy và học của nhà trường, phòng thí nghiệm, vười sinh thái, phòng truyền thống của nhà trường. Mời cha/mẹ học sinh gặp gỡ, trò chuyện với một số tấm gương học sinh điển hình tiên tiến, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.

+ Sau đó đề nghị cha/mẹ sẽ phát biểu cảm nghĩ của mình về những hoạt động vừa mới được trải nghiệm, trình bày quan điểm của mình về công tác giáo dục của nhà trường, những góp ý, đề xuất với nhà trường và GVCN lớp trong hoạt động giáo dục giáo dục.

+ Cha/mẹ học sinh tham gia thực nghiệm được yêu cầu xây dựng kế hoạch hoạt động hợp tác với GVCN lớp trong một năm học.

- Phát phiếu hỏi khi kết thúc thực nghiệm giai đoạn 2. Xử lý kết quả thực

nghiệm lần 2 tương tự như cách xử lý phần thực trạng.

3.3.9. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tính toán xử lý các số liệu thu được qua điều tra bằng phiếu hỏi.

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS For Windows phiên bản 16.0. Các thông số và phép toán thống kê được chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:

* Phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau:

Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được ở từng mệnh đề và của từng yếu tố tâm lý.

Độ lệch chuẩn (Standardied Deviotion) dùng để mô tả mức độ phân tán câu hỏi hay mức độ tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã chọn.

Tần suất và chỉ số phần trăm của các phương án trả lời.

* Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:

Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất P < 0,05.

Phân tích tương quan nhị biến: Dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng hệ số tương quan pearson-produduct moment. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ. Khi P < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023