Xu Hướng Và Một Số Giải Pháp Kiểm Soát Tập Trung Kinh Tế Tại Việt Nam

không giải quyết vấn đề này. Và đây rõ ràng là một thiếu sót lớn có ảnh hưởng đến việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trong điều kiện diễn biến đa dạng như hiện nay.‌


CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM


I. Xu hướng tập trung kinh tế trên Thế giới

Trong lịch sử kinh tế thế giới từ đầu thế kỷ 20, đã có 6 làn sóng tập trung kinh tế với các đặc điểm và kết quả khác nhau. Cụ thể, có các làn sóng tập trung kinh tế diễn ra vào các khoảng thời gian như sau: đầu thế kỷ XX (làn sóng độc quyền hóa), những năm 1920 (làn sóng sắp xếp lại để đạt được hiệu quả theo quy mô), những năm 1960 (làn sóng thành lập tập đoàn), đầu thập niên 1980 (làn sóng đầu tư tài chính), cuối thập niên 1990 (làn sóng toàn cầu hóa cùng sự bùng nổ của mạng Internet) và làn sóng mới nhất hợp nhất các ngành công nghiệp, bắt đầu từ năm 2004 tới nay, sau sự đổ vỡ của hàng loạt công ty dot com.

Toàn cầu hóa, môi trường thể chế tự do hóa hơn trong một số ngành, và sự thành lập nhiều quỹ dành riêng cho hoạt động tập trung kinh tế đã thúc đẩy xu hướng này. Các lĩnh vực thực hiện tập trung kinh tế nhiều nhất đều cùng chung đặc điểm là phát triển nhanh, cạnh tranh lớn. Châu Mỹ vẫn chiếm phần lớn các giao dịch tính theo giá trị (46,5% trong giai đoạn 1997 – 2007), tiếp theo là châu Âu

(29,5%)19. Tuy nhiên, có nhiều biểu hiện cho thấy các nước đang phát triển (điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) đang ngày càng hoạt động tích cực hơn trên thị trường M&A nói riêng và tập trung kinh tế nói chung, cho dù vẫn còn ở mức thấp. Và ngược lại, chính tập trung kinh tế là một công cụ hữu hiệu để các công ty của những nước đang phát triển này vươn ra thị trường thế giới.

Hiện nay, trên toàn cầu đang có xu hướng diễn ra một làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty đa quốc gia để hình thành nên những tập đoàn lớn. Trước đây là các ngành công nghiệp như ô tô, thép, năng lượng, còn ngày nay tập trung kinh tế có xu hướng tập trung vào những ngành mới nổi như truyền thông, công nghệ thông tin, tài chính, chứng khoán, dược phẩm, thông tấn… Theo dự đoán của Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương, thì xu hướng này sẽ còn được tiếp diễn trong những năm sắp tới vì những nguyên nhân chính sau:

- Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ xảy ra và chưa biết bao giờ mới hồi phục, đã và sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu và các nước có hoạt động xuất khẩu vào Mỹ, EU chiếm tỷ trọng cao. Điều này sẽ làm cho ngày càng nhiều công ty, kể cả các công ty lớn, lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải tính đến phương án tập trung kinh tế, cụ thể là bán lại công ty mình hoặc sáp nhập với một công ty khác để cùng tồn tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Trong bối cảnh giá nhiên liệu và các đầu vào khác tăng mạnh, thị trường chậm mở rộng thì nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi phải có sự tái cơ cấu để tối ưu hóa năng lực sản xuất, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh

- Nhiều quỹ đầu tư (gồm các quỹ thuộc nhà nước và tư nhân) đã tích lũy hoặc huy động được một nguồn vốn to lớn để thực hiện các vụ mua bán sáp nhập. Trong đó đáng chú ý nhất là các quỹ của các quốc gia thu được nguồn lợi lớn từ dầu mỏ (các nước Trung Đông, Nga,…) hoặc thặng dư xuất khẩu (Trung Quốc, Singapore,…). Đích nhắm của các quỹ này thường là các công ty lớn, nắm giữ những ngành quan trọng, thiết yếu trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Các quỹ này

Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 8



19 Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, Hà Nội tháng 1 năm 2009

đóng vai trò to lớn trong việc thâu tóm tại các vụ IPO trên toàn thế giới. Tổng số vốn của 50 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới là 551 tỷ USD, tương đương với 23% tổng giá trị các vụ IPO từ năm 2002 tới 2007 (2.322 tỷ USD). Các quỹ đầu tư đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường vì họ đã tận dụng được giai đoạn chi phí lãi vay của hệ thống ngân hàng thấp nhằm thực hiện các vụ M&A.

Tại khu vực châu Á, tuy rằng so với các khu vực khác thì hoạt động tập trung kinh tế tại châu Á vẫn còn khiêm tốn với tổng giá trị giao dịch trung bình chỉ bằng 4% GDP, thấp hơn nhiều so với 11% ở Mỹ và 9% ở châu Âu; nhưng có thể thấy tốc độ tăng trưởng của số vụ giao dịch trong những năm gần đây tại khu vực này thật mạnh mẽ. Nguyên nhân là các vụ giao dịch tại châu Á thường tập trung nhiều vào việc sử dụng các nguồn vốn tự có mà ít khi sử dụng đòn bẩy tài chính; và vì thế các doanh nghiệp tại đây ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động mạnh về tín dụng. Do đó trong tương lai, hoạt động mua bán sáp nhập nói riêng và hoạt động tập trung kinh tế nói chung tại châu Á sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn ở Mỹ và châu Âu.

II. Xu hướng tập trung kinh tế tại Việt Nam

Những năm gần đây, rõ ràng tập trung kinh tế đã trở thành hiện tượng rất phổ biến tại Việt Nam; có lúc còn được xem như một trào lưu, xu hướng do phát triển quá mạnh mẽ. Nhưng sự biến động của thị trường do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên thế giới đã làm diện mạo tập trung kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhận biết và nắm bắt được xu hướng tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian tới sẽ là cách thức để các các doanh nghiệp hoạch định cho mình đường hướng phát triển đúng đắn; đồng thời giúp cho các nhà làm luật, các nhà quản lý định hướng được cách thức tiếp cận và tìm ra giải pháp kiểm soát tập trung kinh tế phù hợp.

1. Tập trung kinh tế không ngừng phát triển

Trong các hình thức tập trung kinh tế: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp thì hình thức sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) vẫn được xem là những hình thức nổi trội hơn cả. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tập trung kinh tế nói chung và hoạt động M&A nói riêng tại Việt Nam trong năm 2009 có thể sẽ rất khó khăn. Đa số các nhà đầu tư sẽ

có nhiều thận trọng hơn với các giao dịch so với trước thời điểm giữa năm 2008, các cuộc thương lượng về giá cả và các điều khoản giao dịch cũng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Mặc dù vậy, theo dự đoán, xu hướng tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian tới vẫn phát triển vì Việt Nam vẫn được coi là có tiềm năng kinh tế lâu dài theo hướng tích cực. Theo đó các công ty quản lý quỹ và công ty thương mại sẽ tiếp tục theo đuổi và hoàn tất các giao dịch quan trọng trong năm 2009. Nhiều giao dịch mua bán đã bắt đầu nhưng chưa hoàn tất trong năm 2008 sẽ được hoàn tất trong 6 tháng đầu năm 2009.

Có một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, có tốc độ tăng trưởng cao, hội tụ được các yếu tố hấp dẫn cho thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp như yếu tố ổn định chính trị. Hơn nữa, do sự cạnh tranh trên thị trường, do sự xuất hiện các cơ hội kinh doanh mới, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc cần thiết phải đổi mới hướng hình thức tổ chức kinh doanh, hay đơn giản là do đề nghị hấp dẫn từ phía người mua.

Thứ hai, với thực trạng một nền kinh tế mà trên 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng kinh tế bị hạn chế, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh kém, công nghệ chậm hơn thế giới từ một đến hai thế hệ, trình độ quản lý lạc hậu và khả năng tự đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp thấp…; trong khi áp lực mở cửa nền kinh tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh một cách ngang bằng với các đối thủ quốc tế mạnh hơn về nhiều phương diện. Cạnh tranh không ngang sức trên một sân chơi nên buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tập trung kinh tế để tăng quy mô kinh doanh, tận dụng những lợi thế của nhau và cơ cấu, định vị lại vị trí trên thị trường. Đây là một điều kiện khách quan dẫn đến việc sáp nhập, mua lại, thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, có thể là trong cùng thị trường liên quan hoặc trên các thị trường liên quan khác nhau đơn giản vì lý do tài chính. Lịch sử phát triển của thị trường cũng đã cho thấy, khi cạnh tranh diễn ra khốc liệt thì tất yếu nảy sinh nhu cầu liên kết hoặc tập trung các nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tìm kiếm cơ hội để tồn tại và phát triển.

Thứ ba, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thời gian qua đã làm xuất hiện quá nhiều công ty hoạt động trong những ngành có tính cạnh tranh cao như: kế toán kiểm toán, tài chính ngân hàng, chứng khoán... nhưng khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ điều chỉnh thì cuộc “cạnh tranh xuống đáy” là tương lai có thể nhìn thấy. Để tránh tình huống này thì các công ty sẽ có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển, nhờ có liên kết mà hiệu quả kinh tế mới phát huy tác dụng.

Kinh tế khủng hoảng, hậu quả tất yếu sẽ có hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn và phá sản. Để vượt qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải cơ cấu lại; tái cấu trúc doanh nghiệp bằng nhiều hình thức; đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ yếu, càng khó tồn tại và càng dễ dàng đồng ý sáp nhập hoặc bán lại cổ phần cho doanh nghiệp khác. Đây chính là cơ hội cho mua, bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Trong giai đoạn mở rộng tín dụng năm 2006 – 2007, vay thương mại là nguồn vốn quan trọng của nhiều doanh nghiệp vì có thể tiếp cận tương đối thuận lợi và lãi suất cho vay vừa phải. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, nguồn vốn này trở nên hạn chế do các nguyên nhân như tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ngân hàng thương mại bị khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 30%, lãi suất cho vay cao; trong khi thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn khác – cũng suy giảm và không ổn định. Vì vậy để có thể tiếp tục có vốn hoạt động, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chỉ còn biết tính tới phương án chào bán một phần vốn hoặc cả doanh nghiệp để tái cấu trúc và cắt giảm chi phí.

Ở một khía cạnh khác, với bối cảnh nền kinh tế đang bị cuộc suy thoái toàn cầu ảnh hưởng lâu dài, lạm phát gia tăng thì tiến độ IPO bị trì hoãn cũng khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp này lại chính là cơ hội của doanh nghiệp khác. Tiến độ IPO có thể tiếp tục bị chậm lại chờ thị trường thuận lợi hơn, nhưng đây là cơ hội tốt cho các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhỏ trong nước, đặc biệt là công ty đa quốc gia20. Thị


20 Theo ông Spencer White, cố vấn chiến lược của CTCK Thiên Việt, xem nguồn tại: http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=13350

trường IPO trầm lắng sẽ là cơ hội cho thị trường mua bán sáp nhập hoạt động sôi nổi hơn. Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), hoạt động M&A của Việt Nam sẽ tăng 30 - 40%/năm trong những năm tới. Nếu như cả năm 2007, ở sàn giao dịch www.muabancongty.com của Công ty TigerInvest chỉ giới thiệu khoảng 200 cơ hội đầu tư, thì hiện nay, trên sàn luôn duy trì khoảng 600 - 800 cơ hội đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, hoạt động M&A đang ngày càng phát triển về cả số lượng và quy mô. Trong kế hoạch phát triển 500.000 doanh nghiệp đến năm 2010, dự kiến có 35 - 50% số doanh nghiệp của Việt Nam có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập với các đối tác21.


2. Hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngoài sẽ tăng mạnh

Dự đoán xu hướng tập trung kinh tế tại Việt Nam trong tương lai vẫn sẽ phát triển, trong đó đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngoài sẽ tăng mạnh. Điều này được lý giải từ 2 góc độ sau:

Về phía nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với tên gọi M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ biến giúp các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu. Việt Nam vẫn là điểm quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vì Việt Nam vẫn được coi là có tiềm năng kinh tế lâu dài theo hướng tích cực. Xu hướng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới nhờ quá trình cổ phần hóa được đẩy nhanh trong cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO của Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu M&A trong những năm tới tại Việt Nam ngày càng lớn. Thêm vào đó, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển



21 Theo chuyên trang chứng khoán ATP Việt Nam, xem nguồn tại http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/16574/index.aspx

nhanh, mà trong đó Việt Nam - quốc gia có bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi, thị trường tài chính bùng nổ - sẽ là một trong những lựa chọn thích hợp của các đối tượng này.

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao môi trường cũng như những cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Việc nới lỏng các qui định liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà đặc biệt là các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là lý do quan trọng góp phần tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia M&A với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rằng, một trong những cách thức để họ chiếm lĩnh và tìm hiểu sâu hơn về thị trường Việt Nam chính là thông qua các đối tác Việt Nam, điều này càng tạo thêm đà cho hoạt động M&A phát triển.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất muốn tham gia một số lĩnh vực như lĩnh vực viễn thông khi tiến hành cổ phần hóa hay lĩnh vực bán lẻ và phân phối khi thị trường Việt Nam mở cửa vào năm 2009. Vì theo lộ trình thực hiện cam kết WTO, kể từ ngày 1-1-2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ được bãi bỏ; và kể từ ngày 1-1-2009,

Việt Nam cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (ngoại trừ một số hàng hoá trong danh mục loại trừ)22. Nhiều công ty nước ngoài đang nhắm tới lĩnh vực này với mục đích mua lại, vì phát triển hệ thống phân phối có sẵn sẽ hiệu quả hơn xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới. Còn trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì M&A là một trong

những con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận mạng lưới bán lẻ của Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp trong nước

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong nước thường muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài hơn, nhằm khai thác những thương hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý của họ. Doanh nghiệp nước ngoài mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho cả cung và cầu trong M&A. Với tiềm lực tài chính của mình, họ


22 Nguồn: Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (10/2006), Biểu CLX-Việt Nam - Phần II - Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

mới là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp trong nước không thể với tới.

Với những lý do như trên, chắc chắn trong tương lai, hoạt động M&A nói riêng cũng như hoạt động tập trung kinh tế nói chung sẽ tiếp tục có sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực đang được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm bao gồm bất động sản, phân phối - bán lẻ, y tế dược phẩm, giáo dục, ngân hàng, tài chính, công ty chứng khoán.

Kinh doanh bất động sản đem lại lợi nhuận cao nhưng thủ tục tiến hành dự án rất phức tạp. Đó là lý do khiến cho nhà đầu tư nước ngoài tìm đến các doanh nghiệp trong nước, những nơi đang sở hữu hàng loạt dự án nhưng thiếu vốn, thiếu công nghệ.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực chứng khoán thì một thực tế đang phải đối mặt là ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty thành lập công ty chứng khoán như là một công ty con không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính hoặc vốn nhỏ; do đó khi tình hình thị trường chứng khoán khó khăn không như dự tính, một số công ty phải tính đến chuyện giải thể hoặc bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các công ty trong nước, đây là một quyết định liên quan đến sự tồn tại của công ty. Vì nếu không bán được cho các đối tác nước ngoài, các công ty này phải đối mặt với những khó khăn tài chính có thể dẫn đến phá sản. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì đây là thời điểm thích hợp để mua lại các công ty chứng khoán hoặc mua cổ phần ở mức giá thấp.

3. Các vụ tập trung kinh tế nằm trong ngưỡng phải thông báo hoặc bị cấm đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng.

Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel – Lucent, ICI – Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022