Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ là yếu tố quan trọng để triển khai và thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước đầu
tư vào KKTVB. Từ kinh nghiệm phát triển KKTVB của vùng ven biển
Phía Bắc chỉ ra, một trong những yếu tố để phát triển về số lượng, mở
rộng quy mô các dự án trong KKTVB là phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cả trong KKTVB và hạ tầng giao thông giữa các địa phương bảo đảm tính kết nối trong vùng thuận tiện.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tại KKTVB ở các tỉnh BTB là
cơ sở
quan trọng để
thu hút các dự
án đầu tư
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 9
- Kinh Nghiệm Phát Triển Khu Kinh Tế Vùng Trong Nước
- Kinh Nghiệm Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Vùng Ven Biển Duyên Hải Trung Bộ
- Ưu Điểm Của Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Trình Độ Và Năng Lực Công Nghệ Sản Xuất Của Các Dự Án Đầu Tư Sản Xuất Kinh Doanh Trong Kktvb Ở Các Tỉnh Btb Giai Đoạn 20152020
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Trong Khu Kinh Tế Ven Biển
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
trong và ngoài nước.
Những năm qua, hệ
thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ
tầng giao thông
nối liền KKTVB chưa đồng bộ, lạc hậu; quá trình giải ngân các dự án
đầu tư
trong và ngoài nước còn chậm, tỷ
lệ giải ngân hàng năm chỉ từ
3550% so với số vốn đăng ký; hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, thiếu sự liên kết. Do vậy, để phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng,
nhất là hạ
tầng gao thông nối liền giữa KKTVB
ở các tỉnh BTB. Chính
phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành và UBND các tỉnh BTB ban hành cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nhất là dự án về hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB và hạ tầng giao thong, coi đây là
kênh huy động nguồn lực chủ
đạo trong phát triển cơ sở
hạ tầng. Bên
cạnh đó đẩy nhanh dự án đầu tư, mở rộng sửa chữa đường cao tốc Bắc
Nam, tạo cho KKTVB hệ
thống giao thông nói liền từ
Thanh Hóa đến
Thừa Thiên Huế; đầu tư nguồn lực vào phát triển các cảng biển, nhất là
cảng biển nước sâu, xây dựng phát triển hệ thống giao thông trên biển
nối liền KKTVB ở các tỉnh BTB. Mặt khác, cần đẩy nhanh quá trình giải
ngân vốn đầu tư
công của chính phủ
và vốn của các địa phương trong
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong KKTVB. Chú trọng nguồn vốn địa phương trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là
phát triển, xây dựng các tuyền đường ngang nối liền từ
Quốc lộ
1A;
tuyến đường bộ ven biển; đường cao tốc BắcNam vào KKTVB tạo
thành một hệ
thống kết cấu hạ
tầng giao thông đồng bộ
nối liền các
KKTVB ở các tỉnh BTB.
2.3.4.2. Phát triển khu kinh tế ven biển dựa trên thế mạnh từng địa phương, tập trung đầu tư trọng tâm một số khu kinh tế ven biển có lợi thế nổi trội làm nòng cốt phát triển
Từ kinh nghiệm phát triển KKTVB vùng ven biển DHTB cho thấy,
việc phát triển KKTVB dựa trên lợi thế về
điều kiện tự
nhiên, KTXH
của mỗi địa phương đã hạn chế được một phần sự trùng lặp về mô hình
phát triển của KKTVB trong vùng cũng như góp phần nâng cao chất
lượng và cơ cấu ngành trong KKTVB ngày càng hiện đại. Do đó, để phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa
phương, xác định rõ cơ
cấu ngành nghề
trong KKTVB sao cho phát huy
được tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.
Đối với KKTVB Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) phát triển KKT Nghi
Sơn với mục tiêu trở thành một KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực,
trọng tâm tập trung phát triển: công nghiệp nặng; lọc hóa dầu; công
nghiệp cơ
bản gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả
cảng
biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, có chất
lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở
rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Tập trung phát triển KKT Đông
Nam Nghệ
An (tỉnh Nghệ
An) trọng tâm là: công nghiệp cơ
khí; điện
tử; công nghệ
thông tin; chế
tạo ô tô; thiết bị
công nghệ
cao; công
nghiệp hỗ trợ; dược phẩm; công nghiệp chế biến lâm sản, hải sản. Đối
với KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) mục tiêu phát triển của KKT Vũng
Áng là: xây dựng và phát triển Vũng Áng để
trở
thành KKT tổng hợp;
trung tâm công nghiệp luyện kim; dịch vụ cảng biển; du lịch biển của các tỉnh BTB, cùng với các KKT khác trong vùng, tạo thành chuỗi các
KKT có mối liên kết chặt chẽ
với nhau và từng bước trở
thành những
hạt nhân tăng trưởng của khu vực Miền Trung. Xây dựng KKT Hòn La
(tỉnh Quảng Bình) gắn với mô hình KKT tổng hợp, trong đó tập trung:
phát triển KCN gắn với biển; các khu du lịch với các sản phẩm du lịch
độc đáo; kinh tế
cảng; khu phi thuế
quan gắn với cảng biển Hòn La;
xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt như: nhiệt điện, đóng, sửa chữa tàu biển, xi măng, sản xuất thủy tinh và các ngành công
nghiệp hỗ
trợ
khác.
Tập trung nguồn lực xây dựng KKT Đông Nam
(tỉnh Quảng Trị) với nhiều ngành nghề có lợi thế như: phát triển cảng biển nước sâu; phát triển các loại hình công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp nặng: dầu khí, nhiệt điện; trung tâm giao thương quốc tế và khu
dịch vụ
tầm cỡ
quốc gia; hình thành phát triển các khu đô thị
sinh thái
ven biển. Xây dựng KKT Chân MâyLăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) trở
thành khu đô thị cảng; trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại;
trung tâm du lịch; nghỉ dưỡng tầm quốc gia và quốc tế.
Hiện nay, việc tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương
trong phát triển 06 KKTVB ở các tỉnh BTB cùng nhau là bài toán khó. Do vậy, cần nghiên cứu lựa chọn một số KKTVB có thế mạnh để tập trung phát triển, tạo đà cho KKTVB còn lại phát triển. Tập trung vào phát triển KKTVB theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2016 2020, trong đó KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) là 02 KKT được lựa chọn để tập trung đầu tư nguồn lực phát triển làm trung tâm của KKTVB cả nước nói chung và các tỉnh BTB nói riêng.
Từ kinh nghiệm của vùng ven biển phía Bắc cho thấy, để các nguồn lực đầu tư có hiệu quả từ vốn ngân sách nhà nước và các địa phương vào
KKTVB đã lựa chọn, trước mắt cần tập trung đầu tư
phát triển cơ
bản
hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội quan trọng của
KKTVB nhằm đáp
ứng yêu cầu của các dự
án đầu tư
động lực, quy mô
lớn. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và là đầu mối theo dõi
quá trình triển khai việc tập trung đầu tư, phát triển từ nguồn ngân sách
Trung
ương cho KKTVB trọng điểm được lựa chọn, báo cáo Thủ
tướng
Chính phủ
những vấn đề
vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các sở,
ngành ở các tỉnh BTB nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách theo lĩnh vực quản lý thống nhất với pháp luật về KKT, đồng thời hướng KKTVB phát triển theo định hướng lĩnh vực thế mạnh nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng KKTVB. Quá trình tổ chức triển khai UBND các tỉnh, BQL KKT các
tỉnh BTB tuân thủ
nguyên tắc tập trung đầu tư
phát triển KKTVB trọng
điểm đã được lựa chọn; sử dụng vốn ngân sách Trung ương được phân bổ theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ giải ngân và xây dựng công trình. Mặt
khác, các địa phương
ở các tỉnh BTB cần chủ
động bố
trí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước, để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKTVB, phát huy vai trò chủ
động của địa phương, xây dựng cơ chế phân công, phối hợp thống nhất,
hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với KKTVB theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
2.3.4.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý khu kinh tế ven biển
Hiện nay các KKTVB ở các tỉnh BTB thực hiện cơ chế, chính sách quản lý theo Nghị Định số 82/2018/NĐTTg và các hệ thống văn bản luật dùng chung cho các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy, tính pháp lý chưa cao, trong khi hoạt động của KKTVB rất đa dạng, nhiều ngành nghề, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng về đối tác đầu tư.
Nên hoạt động của KKTVB gặp nhiều khó khăn, hạn chế, các chủ thể
quản lý KKTVB vẫn bị một số luật khác chi phối. Từ đó, đặt ra cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý thống nhất đối với KKTVB. Kinh nghiệm phát triển KKTVB vùng ven biển Phía Bắc cho thấy, hiện nay BQL KKT
tính chủ động chưa nhiều, qua nhiều khâu phải phối hợp triển khai, cơ
chế chỉ đạo của UBND tỉnh đối với BQL KKT còn thiếu linh hoạt trong triển khai xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, công tác thanh tra, kiểm
tra... từ
đó làm giảm hiệu quả
phát triển của KKTVB. Từ
kinh nghiệm
phát triển KKTVB vùng ven biển phía Bắc cho thấy, các tỉnh BTB nên lựa chọn 02 địa phương đề nghị Chính phủ thành lập BQL KKTVB trực thuộc UBND, tách khỏi BQL KKT của tỉnh. Việc thành lập BQL KKT trực thuộc UBND tỉnh cần hướng vào việc phân cấp thực quyền quản lý cho
UBND các tỉnh; BQL KKTVB trong giải quyết các vấn đề có liên quan
trong quá trình phát triển KKTVB. Ngoài ra, cũng cần có những điều
khoản quy định rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của BQL KKT trong phối hợp với các cơ quan, sở, ban ngành của mỗi địa phương
liên quan đến phát triển KKTVB. Để xây dựng mô hình BQL KKT trực
thuộc UBND tỉnh hoạt động có hiệu quả, các tỉnh BTB cần nghiên cứu, khảo sát, tham khảo mô hình hoạt động của các BQL KKT một số nước trong khu vực và thế giới liên quan đến phát triển KKT nói chung và KKTVB nói riêng.
2.3.4.4. Phát triển khu kinh tế ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh
Bảo đảm quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển bền vững
KTB Việt Nam nói chung và phát triển KKTVB nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm kết hợp chặt chẽ hai mục tiêu phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa phương nơi có KKTVB hoạt động.
Từ kinh nghiệm phát triển KKTVB vùng ven biển TNB chỉ ra phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện quan trọng trong phát triển KKTVB. Điều này lại càng có ý nghĩa to lớn đối với những KKTVB có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Thực tế cho thấy 06 KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm ở những nơi có vị trí, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh; nằm trong vành đai
biên giới trên biển và hướng phòng thủ biển chiến lược của Quốc gia và các tỉnh BTB, sau sự kiện sự cố môi trường biển diễn ra ở các tỉnh Miền Trung đã bộc lộ một số hạn chế trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB.
Do vậy, để bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB ngay từ khâu quy hoạch, cấp phép các dự án đầu tư; mở rộng KKT cần có sự tham vấn, rà soát thật kỹ của cơ quan quân sự các cấp theo thẩm quyền và theo quy định, tránh tình trạng các dự án đầu tư được lợi ích về mặt kinh tế nhưng phương hại đến quốc phòng, an ninh của quốc gia và từng địa phương; nghiên cứu một số KKTVB nằm ở những vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh để sau này khi có kế hoạch mở rộng KKTVB, hoặc những khu chức năng trong KKTVB chưa lấp đầy để dành một phần đất quy hoạch làm đất quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, việc phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phải nằm trong tổng thể của khu vực phòng thủ của thủ tỉnh, huyện. Quan tâm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với tiềm lực, thế trận an ninh nhân dân trên vùng biển trong đó lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làm nòng cốt. Chú trọng đẩy mạnh củng cố tổ chức, phát triển lực lượng tự vệ trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, nhất là lực lượng dân quân, tự vệ và dân phòng ở vùng biển có số lượng hợp lý, có chất lượng cao, trước hết là chất lượng chính trị; tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng đó; chú trọng nâng cao khả năng hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân trong từng khu vực phòng thủ biển đảo ở các tỉnh BTB.
địa phương, liên hoàn bờ
Kết luận chương 2
Từ những vấn đề chung về KKT, KKTVB dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, có thể hiểu KKTVB ở các tỉnh BTB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên giới trên biển, được thành lập ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi ven biển thuộc các tỉnh BTB; được hưởng những chính sách ưu đãi đặc thù và tổ chức thành các khu chức năng nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển KTXH và củng cố quốc phòng, an ninh; đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng và liên kết vùng ở các tỉnh BTB. Việc đánh giá KKTVB cần dựa trên các tiêu chí về số lượng, quy mô; chất lượng và cơ cấu KKTVB ở các tỉnh BTB.
Sự hình thành và hoạt động của KKTVB
ở các tỉnh BTB chịu
ảnh
hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố này vừa có ảnh hưởng tích cực, tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và hoạt động của KKTVB ở các tỉnh BTB. Xác định chính xác các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến sự
hình thành và hoạt động của KKTVB góp phần đề ra quan điểm, giải pháp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.
Phát triển KKTVB là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nhiên cứu kinh nghiệm phát triển KKTVB của vùng ven biển phía Bắc, vùng ven biển DHTB cho thấy, để phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cần
tập trung phát triển đồng bộ hệ
thống cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển
khu kinh tế ven biển; phát triển khu kinh tế ven biển dựa trên thế mạnh
từng địa phương, tập trung đầu tư trọng tâm một số khu kinh tế ven biển
có lợi thế nổi trội làm nòng cốt phát triển; hoàn thiện cơ chế chính sách
trong quản lý khu kinh tế ven biển; phát triển khu kinh tế ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.