Thực Trạng Và Những Vấn Đề Về Tập Trung Kinh Tế Đặt Ra Tại Việt Nam.‌

(ii) Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19, Luật Cạnh tranh). Để được miễn trừ, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần nộp Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo mẫu do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành. Các quy định cụ thể liên quan đến Tập trung kinh tế được quy định tại Mục 5, Nghị định 116/2005/NĐ- CP. Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ được quy định tại Mục 4, Luật Cạnh tranh và chi tiết tại Mục 6, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Vi phạm quy định của pháp luật về tập trung kinh tế có thể bao gồm:

- Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế

- Tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền

Trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP), các doanh nghiệp vi phạm quy định về tập trung kinh tế có thể phải chịu các hình thức xử lý vi phạm sau:

i) Phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi. Mức phạt tối đa là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Cụ thể là:

- phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh bị cấm;

- phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, mua lại bị cấm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc doanh nghiệp khác phải sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc một phần tài sản;

- phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với hợp nhất, liên doanh bị cấm trong trường hợp làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan một cách đáng kể;

- phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của Luật Cạnh tranh.

ii) Phạt bổ sung: như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các liên doanh vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

iii) Các biện pháp khắc phục hậu quả như chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; buộc bán lại phần tài sản đã mua…

(Điều 25 đến điều 29 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh).

Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam - 5

Như vậy, qua tham khảo một số mô hình kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, có thể nhận thấy một đặc điểm chung là pháp luật tại các nước này đều đặt ra các ngưỡng để kiểm soát, và đều lấy tiêu chí doanh thu của doanh nghiệp - thể hiện bằng con số tuyệt đối. Tại Đức, việc kiểm soát dựa vào mức vốn của công ty, còn tại Hoa Kỳ và Pháp, tiêu chí kiểm soát là doanh thu của doanh nghiệp. Đây là các con số tuyệt đối, dễ xác định hơn tiêu chí thị phần như trong quy định kiểm soát của Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM.‌

I. Thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tập trung kinh tế mới được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây; trong khi đó hiện tượng tập trung kinh tế trên thế giới đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, trong các năm qua, hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ cùng với nhu cầu tái cơ cấu của nội tại các doanh nghiệp, sự gia tăng nhanh của thị trường chứng khoán. Tổng giá trị của 113 vụ tập trung kinh tế tại Việt Nam được công bố trong năm 2007 đã đạt giá trị 1753 triệu USD, vượt xa con số 38 vụ với giá trị 299 triệu USD trong năm 2006 và tăng gấp nhiều lần so với năm 2005. Trong đó, trên ¾ tổng giá trị giao dịch (tương đương 1350 triệu USD) thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính. Đến năm 2008, tổng giá trị của những giao dịch chỉ đạt

1.009 triệu USD, nhưng tổng số lượng giao dịch mua bán công ty tại năm này là 146 vụ, nhiều hơn 26% so với năm 2007. Điều này có thể được giải thích bởi nguyên nhân một số diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế làm cho các giao dịch có giá trị thấp hơn, nhiều giao dịch bị dừng hoặc không công bố rộng rãi.

Một đặc điểm là tại Việt Nam, hoạt động tập trung kinh tế chủ yếu diễn ra dưới hình thức các vụ thâu tóm một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và rất ít khi ở mức độ cao hơn như hợp nhất - hình thức đòi hỏi trình độ quản lý và hợp tác cao. Rất nhiều vụ được xếp vào hoạt động M&A: mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua cổ phần để trở thành đối tác chiến lược mà chưa nhằm đến việc thâu tóm để khống chế sở hữu và điều hành công ty. Bên cạnh đó, hình thức tập trung kinh tế vẫn còn ở mức độ đơn giản một phần là do tỷ lệ sở hữu cổ phần bị khống chế đối với doanh nghiệp nước ngoài trong một số lĩnh vực (ngân hàng 30%, công ty niêm yết 49%), như trường hợp ANZ -SSI, Sacombank; Standard Chatter – Ngân hàng ACB... Ngoài ra, ở Việt Nam cũng chưa có trường hợp thâu tóm để thống lĩnh thị trường như ở các nước khác. Một phần vì hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam phần lớn đều thể hiện sự hợp tác giữa các bên tham gia. So với thế giới, các vụ tập

trung kinh tế ở Việt Nam mang tính thân thiện nhiều hơn; và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.

Mặc dù vậy, điểm lại tình hình tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian qua có thể thấy những thực tế lớn sau:

1. Về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Hầu hết pháp luật về cạnh tranh của các nước đều thống nhất coi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế điển hình; và tại Việt Nam, mua bán sáp nhập cũng là hoạt động diễn ra phổ biến trong tập trung kinh tế.

Trong những năm gần đây, khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phát triển mạnh và có tốc độ tăng trưởng khá cao thì một đặc điểm nổi bật là đa số các giao dịch có giá trị cao đều có yếu tố nước ngoài, hay nói cách khác, chiếm tỷ trọng lớn đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phiếu chiến lược của doanh nghiệp trong nước như: ANZ đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Công ty chứng khoán SSI; HSBC mua cổ phần Techcombank; công ty TNHH Daikin Industries của Nhật Bản đã mua công ty Việt Kim - một nhà bán lẻ máy lạnh tại Tp.HCM; Dragon Capital mua cổ phần Vinamilk; Qantas (Australia) mua cổ phần của Pacific Airlines sau đó đổi tên thành hãng hàng không Jetstar; và gần đây nhất, tháng 12 năm 2008, công ty Watson Wyatt Worldwide, một công ty tư vấn toàn cầu, thông báo đã mua công ty TNHH Nguồn nhân lực Việt Nam Smart (Smart HR), một công ty tư vấn các dịch vụ nhân sự. Ngoài ra, công ty Lotte đã mua lại tới 35,6% vốn điều lệ của Bibica và kiểm soát doanh nghiệp niêm yết có sản lượng và thương hiệu xếp thứ 2 tại Việt Nam này11. Theo công bố thông tin từ doanh nghiệp, với việc kiểm soát cộng nghệ, kỹ thuật, chiến lược này, Lotte có thể sản xuất ngay trên nhà máy của Bibica Miền Đông, dây chuyền sản xuất cao cấp. Mục tiêu trở thành nhà kinh doanh lớn nhất Việt Nam của Lotte có thể đạt được với mạng lưới phân phối sẵn có của Bibica lên đến 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo



11 Lotte đã cử đại diện làm chủ tịch HĐQT của Bibica (nguồn:http://www.hose.org.vn)

ở Việt Nam. Trước mắt, từ tháng 5/2008, sản phẩm bánh Chocopie của Lotte đã được phân phối qua hệ thống của Bibica, và những dãy sản phẩm tiếp theo của tập đoàn này đang chuẩn bị được đưa vào Việt Nam12.

Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài, ngay cả các công ty Việt Nam cũng coi M&A là hình thức nhanh chóng để mở rộng thị phần, tận dụng hệ thống phân phối sẵn có. Kinh Đô là một trường hợp điển hình. Năm 2003, công ty này đã mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất và hệ thống kinh doanh kem Wall”s từ Unilever Bestfoods Vietnam, sang năm 2005 và 2007, thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ đã mua được một phần lớn quyền sở hữu (trên 30%) các công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) và công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood). Nhờ đó, Kinh Đô đã kiểm soát được hệ thống phân phối tương đối rộng trên cả nước, ngoài hệ thống phân phối sẵn có của họ. Trong năm 2008, Kinh Đô đã có kế hoạch sáp nhập với công ty Kinh Đô miền Bắc13. Cả hai công ty này đều được cho là có thị phần tương đối lớn trên thị trường bánh ngọt trung và cao cấp14.

Đối với trường hợp thâu tóm giữa hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; xét theo địa bàn, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp là nơi có nhiều vụ sáp nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhất. Chỉ riêng 3 tỉnh, thành phố tại miền Nam là Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã chiếm tới 59% tổng số vụ sáp nhập theo dạng này. Có thể nhắc tới vụ Savills mua Chesterton Petty Vietnam và trường hợp công ty TNHH Máy tính Compaq Việt Nam giải thể, sáp nhập với HP Việt Nam. Và một giao dịch lớn đáng nhớ trong lịch sử đó là 3 công ty liên doanh của Coca Cola tại Việt Nam được chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài; đồng thời sáp nhập thành công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam.


12Nguồn:http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=05&id=a2296de0

4b0f9.

13 Theo Nghị quyết ĐHCĐ 2006, ngày 12/04/2007 của Công ty Cổ phần Kinh Đô.

14 Cáo bạch của 2 công ty (nguồn: Sở GDCK TPHCM và Trung tâm GDCK Hà Nội)

Dưới đây là bảng tổng kết so sánh giá trị các giao dịch mua bán qua các năm (từ năm 2003 đến năm 2008)


Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương


Thực trạng tại Việt Nam cho thấy sau các ngành công nghiệp thì M&A trong ngành tài chính vẫn năng động nhất. Ngoài ra, ngành truyền thông và giải trí cũng tăng trưởng trong năm 2008, chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc biệt là ngành quảng cáo, tiếp thị và Internet.

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương

Qua các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, có thể thấy rằng, hoạt động này đã diễn ra mạnh mẽ và khá đa dạng; xuất phát từ chính nhu cầu tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp. Nổi bật là rất nhiều các tập đoàn tài chính trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Cách nhanh nhất nhằm được mục đích thâm nhập cũng như thể hiện sức mạnh của mình trên thị trường chính là việc mua lại một phần, góp vốn hay thậm chí mua đứt các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó cho thấy hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng.

2. Về việc tập trung kinh tế thông qua giao dịch trên thị trường chứng

khoán

Tại Việt Nam, năm 2006 là thời điểm cả thị trường chứng khoán niêm yết và

thị trường phi tập trung đều bùng nổ. Cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng từ thị trường chứng khoán cùng sự kiện Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 được thực hiện từ tháng 7/2006 thực sự đã thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân, tạo nguồn cung và cầu “hàng hóa - công ty” dồi dào cho các hoạt động đầu tư, tài chính. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khuôn khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam của tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng M&A như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường. Các công ty được quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần để

thâu tóm quyền sở hữu hoặc tham gia quản lý công ty mục tiêu. Phần vốn góp, cổ phần đã trở thành “hàng hóa” có thể chuyển nhượng một cách tương đối tự do, đơn giản và hợp pháp.

Đặc điểm đáng chú ý của các giao dịch thâu tóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là: các giao dịch mua thường do các quỹ đầu tư hoặc các định chế tài chính nước ngoài tiến hành và với mục đích chủ yếu là đầu tư sinh lợi dựa trên sự biến động giá chứng khoán. Chỉ có một số không nhiều trường hợp thâu tóm cổ phiếu của một doanh nghiệp để tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đó (như ANZ, Daiwa với SSI, Swiss Reinsurance với Vinare,…). Các công ty bán 49% cổ phần đều là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, thị phần còn khiêm tốn cả về hoạt động môi giới và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Các loại cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung giao dịch là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao (như FPT, REE, Vinamilk, ACB, STB, SJS, SAM). Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty dạng này thường rất cao: 30% đối với ngân hàng niêm yết và 49% đối với doanh nghiệp khác (giới hạn được phép sở hữu theo đúng quy định 238/2005/QĐ-TTg). Việc các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đẩy mạnh mua 49% cổ phần tại công ty chứng khoán Việt Nam cho thấy đây là con đường tắt nhanh nhất dẫn họ đến thị trường tiềm năng này.

Tính từ năm 2005 đến nay, các vụ mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị giao dịch, với sự tham gia ngày càng nhiều từ các tổ chức nước ngoài.

Nối tiếp sự kiện Morgan Stanley mua 48,33% cổ phần của Công ty chứng khoán Hướng Việt và CTCK này đổi tên thành CTCK Morgan Stanley - Hướng Việt, CTCK Âu Lạc bán 49% cổ phần cho công ty Technology CX (quần đảo Cayman). Ngân hàng đầu tư RHB (Malaysia) mua 49% cổ phần của CTCK Việt Nam với giá trị giao dịch khoảng 68 tỷ đồng. Và gần đây nhất, CTCK Seamico của Thái Lan mua 49% cổ phần của CTCK Thành Công.

Như vậy, sử dụng M&A để thiết lập hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam đang được coi là một việc làm khôn khéo của một số tổ chức tài chính nước ngoài hiện nay. Vì xét cho cùng, mua lại cổ phần tới 49%, thì cũng gần như nắm

quyền quyết định trong công ty, lại dễ dàng và đơn giản, đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc xin cấp phép và thành lập công ty chứng khoán mới 100% vốn nước ngoài

3. Về liên doanh

Tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu. Gần đây, sự ra đời của Công ty phân phối Việt Nam (VDC) là kết quả của liên doanh giữa 4 đại gia phân phối – bán lẻ lớn: Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái. Đây được coi là một bước đi mạnh mẽ của các nhà phân phối, bán lẻ trong nước để ứng phó với sự cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam hoặc chuẩn bị tham gia thị trường.

Dưới giác độ của đầu tư, doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ giải quyết.

4. Về hợp nhất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022