Các Quy Định Về Kiểm Soát Tập Trung Kinh Tế Trong Hoạt Động Sáp Nhập Ctcp

trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng."

Trong quan hệ với chủ nợ, vấn đề đặt ra với CTCP nhận sáp nhập là sẽ ưu tiên quyền lợi của các cổ đông thuộc công ty mình hay ưu tiên quyền lợi của chủ nợ của CTCP bị sáp nhập. Có thể thấy, chủ nợ là đối tượng có quyền lợi trực tiếp liên quan đến thương vụ. Do đó, chủ nợ có quyền được biết đầy đủ thông tin về thương vụ sáp nhập. Trước khi tiến hành sáp nhập, công ty nhận sáp nhập cần phải có những đánh giá về các khoản nợ của công ty bị sáp nhập và xác định trách nhiệm của người quản lý đối với khoản nợ. Vì suy cho cùng, nguyên nhân chính dẫn đến những thương vụ sáp nhập chính là những khoản nợ không thể thanh toán. Ngược lại, các cổ đông của các bên công ty cũng phải được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, các khoản nợ của công ty bị sáp nhập để có thời gian xem xét, suy nghĩ tiến tới việc thực hiện quyền biểu quyết tới số phận của thương vụ sáp nhập trước khi hợp đồng sáp nhập có hiệu lực. Điều này được thể hiện trong các quy định yêu cầu công ty công bố các thông tin đã nêu ở phần trên.

Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong hoạt động sáp nhập có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức đa dạng và đan xen nhau. Như việc đảm bảo sự công bằng trong hoạt động sáp nhập cũng đã bao hàm

bảo vệ cổ đông thông qua việc công bố thông tin và minh bạch hóa các chỉ số về tình hình tài chính.

2.2.4. Các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế trong hoạt động sáp nhập CTCP

Pháp luật công nhận và tạo rất nhiều điều kiện cho hoạt động sáp nhập công ty. Tuy nhiên, sự công nhận này cũng có một số giới hạn. Có thể hiểu hoạt động sáp nhập sẽ giúp giảm đi về mặt số lượng của các công ty hoạt động trên thị trường do không đáp ứng được những yêu cầu của quy luật cạnh tranh trước sự phát triển mạnh của các công ty khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và phân vùng thị trường. Song nếu kiểm soát không tốt sự tập trung này sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền của các công ty lớn đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế cần phải có những giới hạn được ghi nhận bởi pháp luật để kiểm soát hoạt động này, tránh sự lạm quyền.

LCT 2005 coi sáp nhập là một trong những hành vi tập trung kinh tế. Theo đó, các công ty tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các công ty đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh) trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Với những trường hợp thị phần kết hợp của các công ty tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp công ty sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại công ty nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo (điều 20 LCT 2005). Ngoài ra, điều 18, điều 19 LCT 2005 quy định thêm về các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:

"Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật."

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

"Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 6

1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ."

Từ một số quy định trên, chúng ta có thể thấy tiêu chí về thị phần là tiêu chí để xác định mức độ tập trung kinh tế của một công ty. Nếu như hai CTCP tiến hành sáp nhập dẫn đến tình trạng chiễm lĩnh hơn 50% trên thị trường liên quan thì sẽ thuộc những trường hợp bị cấm. Tuy nhiên, ở đây lại không quy định rõ ràng thế nào là "thị trường liên quan". Về phần các công ty tham gia sáp nhập, họ chỉ có thể biết và chịu trách nhiệm về doanh số của mình mà không có nghĩa vụ phải nắm được doanh số của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong khi đây lại là căn cứ để tính toán thị phần của các bên tham gia tập trung kinh tế. Dẫn đến việc các công ty phải đi thu thập một lượng thông tin khổng lồ liên quan đến thị trường nói chung cũng như thị phần nói riêng, tạo ra một áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục thông báo hoặc tham vấn ý kiến của cơ quan cạnh tranh về tập trung kinh tế. Hơn nữa, sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động tập trung kinh tế lại chưa thực sự tốt. Những hạn chế trên dẫn đến việc khi xem xét hồ sơ đề nghị tập trung kinh tế, hầu hết các cơ quan Nhà nước sẽ dựa trên cảm tính của mình để đánh giá mức độ tập trung kinh tế của một công ty liệu có dẫn đến vị trí độc quyền trên thị trường hay không.

Tính đến hết tháng 12/2014, cơ quan cạnh tranh mới chỉ tiếp nhận 26 vụ việc thông báo tập trung kinh tế, trong số đó 20 vụ việc đã được thông qua, 01 vụ việc rút hồ sơ và 5 vụ việc đang trong quá trình xem xét (con số này là quá ít so với khoảng hơn 1.200 các thương vụ mua bán sáp nhập diễn ra tại

Việt Nam trong cùng giai đoạn này). Những con số trên phần nào thể hiện được thêm công tác kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua hoạt động không thực sự hiệu quả[34].

Như vậy, hoạt động sáp nhập trên thực tế hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến thị trường thông qua việc tập trung kinh tế với quy mô lớn. Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế thì đây chính là điểm hạn chế của hoạt động này. Nếu như không kiểm soát tốt sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ hình thành độc quyền, triệt tiêu cạnh tranh. Có thể thấy rằng thời gian qua, Nhà nước đã có nỗ lực trong việc thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng. Tuy nhiên, từ những vụ việc thực tế đã phát sinh ra nhiều vấn đề chưa có cơ chế điều chỉnh hiệu quả, tạo ra những khó khăn đối với các công ty và cả nền kinh tế của nước ta. Chính vì thế, điều cần thiết ở thời điểm này là hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý để tạo ra một khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng hơn để công việc quản lý của Nhà nước đạt được hiệu quả nhất định cũng như bảo vệ nền kinh tế khỏi những rủi ro từ nguy cơ độc quyền.

2.2.5. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A

Trong quá trình hội nhập với thế giới, việc cập nhật xu thế trên thị trường quốc tế là vô cùng quan trọng. Muốn tham gia được sân chơi mở này, đòi hỏi cần phải có một hệ thống pháp luật trong nước hoàn thiện cũng như mở cửa thị trường, gia nhập những tổ chức quốc tế lớn như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),... Chấp nhận tham gia những tổ chức này đồng nghĩa với việc chúng ta phải chủ động tham gia các cam kết quốc tế để chứng minh khả năng hội nhập và tiềm năng phát triển trên một thị trường rộng mở. Tính đến nay Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư, bao gồm: các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước; các Hiệp định/Chương Đầu tư trong khuôn khổ FTA; và các cam kết khác liên quan đến đầu tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương

mại (TRIMs) của WTO, các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, các cam kết đầu tư song phương và đa phương v..v… Có thể dễ dàng nhận thấy, các Hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng hầu hết thể hiện dưới hình thức tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc được thể hiện dưới dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập trong các ngành hay lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Sau hơn mười năm gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang ngày càng mở rộng cánh cửa thị trường của mình để các nhà đầu tư có thể gia nhập một cách có lộ trình. Chính vì thế mà hoạt động M&A được coi là một cách để các nhà đầu tư tiếp cận vào thị trường trong nước thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng (chủ yếu qua việc góp vốn, mua cổ phần). Việc nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Trong phần cam kết chung khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết: "Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành không cam kết trong Biểu cam kết này. Với

các ngành và phân ngành khác đã cam kết trong Biểu cam kết này, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khi mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các hạn chế về tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài được quy định trong các ngành và phân ngành đó, bao gồm cả hạn chế dưới dạng thời gian chuyển đổi, nếu có"[35]. Có thể thấy, các hạn chế đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nói chung cũng như các CTCP nói riêng tại Việt Nam đã bị xóa bỏ, trừ một số lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và chứng khoán. Ngoài ra, một số hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần hạn chế không có thời hạn dỡ bỏ:

- Dịch vụ liên quan đến lâm nghiệp, săn bắn và nông nghiệp: Chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.

- Dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp và công ty trong nước, chúng ta có thể thấy sự dè dặt trong việc áp dụng các cam kết quốc tế khi mà các cam kết quốc tế đó quy định khác với luật trong nước vẫn đang tồn tại, gây cản trở một phần không nhỏ đến sự phát triển và hòa mình vào xu hướng hội nhập của các công ty trong nước. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do các chủ thể áp dụng pháp luật không có sự hiểu biết về các cam kết quốc tế hoặc do e ngại sẽ vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, mặc dù các tập đoàn đa ngành ở nước ta đang phát triển khá mạnh, song số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn luôn chiếm đa số, chưa thực sự đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết để gia nhập thị trường này.

Thực tế cho thấy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006, hoạt động M&A phát triển đặc biệt mạnh mẽ trong những năm gần đây. Một số vụ thương vụ M&A điển hình trong giai đoạn này là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của

Nestlé. Trong năm 2008, các hoạt động này cũng diễn ra khá mạnh mẽ: Indochina Capital Vietnam Holding mua 20% cổ phần của Công ty Thời trang Việt - Ninomaxx, Tập đoàn Goldman Sachs đầu tư 30% cổ phần của Công ty cổ phần Diana, hay việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Eximbank bán 25% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài là: Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC),... Năm 2016, tổng giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam đạt mức kỷ lục trong vòng 9 năm gần đây với con số 5,82 tỷ USD, tăng trưởng gần 12%. Trong tổng số hơn 500 thương vụ diễn ra trong năm 2016, số thương vụ có giá trị lớn trên 1 tỷ USD chỉ là 2 thương vụ. Phần lớn các thương vụ có giá trị khiêm tốn, khoảng dưới 20 triệu USD. Bước sang quý I/2017, tổng giá trị các thương vụ M&A lại giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ “bom tấn” bán thành công hơn 343 triệu cổ phần của Sabeco vừa qua đã phá toàn bộ kỷ lục trong các thương vụ M&A trước đó. Đồng thời, thương vụ này cũng đưa tổng giá trị các thương vụ M&A trong năm nay lên con số 8 tỷ USD. Ngoài ra, thị trường cũng chứng kiến những sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước ra thị trường nước ngoài như Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đầu tư vào thị trường Campuchia, Lào; tập đoàn FPT đầu tư vào thị trường Cambodia, Myanmar, Isreal,...

Những con số biết nói trên đã cho thấy, mở cửa thị trường không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà nếu như các doanh nghiệp, công ty trong nước cũng biết tận dụng lợi thế về thị trường mở cửa, có am hiểu vững về pháp luật cùng với khả năng tài chính tốt thì hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường M&A quốc tế một cách hiệu quả.

Cam kết trong khu vực ASESAN

Đối với khu vực ASEAN, nhiều dự đoán cho rằng hoạt động M&A trong khu vực ASEAN sẽ diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và năng lượng, do các Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia ASEAN đã tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, các rào cản thương mại, thuế quan

42

hầu như không còn trong khu vực này. Các cam kết của Việt Nam trong khu vực ASEAN về hoạt động M&A chủ yếu được thể hiện ở các hiệp định hợp tác về đầu tư.

Ngày 15/12/1987 những nhà lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của các nước ASEAN 6 đã kí kết hiệp định hợp tác về đầu tư mang quy mô toàn ASEAN đầu tiên có tên là Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (AIGA) để tiến hành hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực đầu tư trong khu vực. Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệu lực từ ngày 2/8/1988, sau đó được sửa đổi một lần vào năm 1996. Hiệp định này khá ngắn, chỉ bao gồm 13 điều khoản và mới chỉ dừng lại ở những qui định liên quan tới các yếu tố về bảo hộ đầu tư và xúc tiến đầu tư. Cụ thể, theo qui định tại Khoản 1 Điều IV “Mỗi bên kí kết trong phạm vi lãnh thổ của mình sẽ đảm bảo bảo hộ đầy đủ đối với các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư của bên kí kết khác theo qui định của bên kí kết đó”.

Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lập ngày 07-10-1998 nhằm khẳng định lại tầm quan trọng của việc giữ vững sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia, đồng thời ghi nhớ những thỏa thuận nhằm hình thành Khu vực Đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh vào năm 2010 sẽ góp phần hướng tới Tầm nhìn ASEAN năm 2020. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1999 chứa đựng 21 điều khoản. Với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch, so với IGA (Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư), AIA tiếp tục đưa ra các thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN; loại trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối hệ quốc, bảo hộ đầu tư.

Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong xu thế này, nhiều điều khoản trong AIA và IGA

43

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023