Cải Thiện, Duy Trì Môi Trường Và Điều Kiện Làm Việc Thuận Lợi Cho Người Lao Động


3.2.5. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Quan tâm tới đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ cho CBCNV: Tổng công ty cần ứng dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, đào tạo và thẩm định nghề đạt chuẩn cấp chứng chỉ của Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam (VCTB). Xây dựng chính sách lựa chọn, cử tuyển nhân sự đi đào tạo có thời hạn trong và ngoài nước. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại tại các đơn vị và tổ chức theo chuyên đề theo chương trình của Tổng công ty. Khảo sát, liên kết, liên doanh hoặc thành lập mới trường đào tạo thực hành nghiệp vụ du lịch nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với chiến lược kinh doanh của Tổng công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng kinh doanh. Hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề du lịch có uy tín trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình đào tạo, đưa ra nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cần tuyển; bố trí nơi thực hành việc, thực tập cho sinh viên qua đó tuyển chọn được đội ngũ lao động mới có năng lực đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty.

Sử dụng hợp lý lao động sau đào tạo: Hiện tại, Tổng công ty chỉ mới dừng lại ở việc cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ và đào tạo tại chỗ mà chứ tiến hành đánh giá về chất lượng thực hiện công việc của người lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo cũng như chưa sử dụng hợp lý nhân lực sau đào tạo. Song song với kế hoạch đào tạo Tổng công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế; Đặc biệt, cần luân chuyển những cán bộ trẻ, năng động tới làm việc tại các Đơn vị, Công ty thành viên xa trung tâm nhằm phát huy hết sở trường và năng lực của người lao động trong. Người quản lý giao cho người lao động những nhiệm vụ có tính thách thức phù hợp với trình độ mới để kích thích người lao động nỗ lực và sáng tạo, phải tạo ra cho họ cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển bản thân sau khi họ kết thúc các khoá học đào tạo, có chế độ khen thưởng phù hợp nếu người lao động đạt thành tích tốt trong học tập.


Tăng thù lao lao động xứng đáng với trình độ mới và kết quả THCV cải thiện sau đào tạo để khuyến khích những người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế để nâng cao năng suất lao động.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người lao động tham gia đào tạo. Ban lãnh đạo phải tích cực chỉ cho người lao động thấy được những lợi ích rõ ràng khi họ tham gia vào đào tạo. Có thể công khai các chương trình đào tạo của Tổng công ty để người lao động có thể chủ động đăng kí tham gia.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền về các chính sách đào tạo cũng có ý nghĩa rất quan trọng như làm người lao động hiểu rõ về chế độ hỗ trợ người lao động đi đào tạo, kế hoạch đào tạo, chính sách sử dụng người lao động sau đào tạo….

3.2.6. Cải thiện, duy trì môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động

Với mối quan hệ khá tốt đẹp hiện nay giữa lãnh đạo và CBCNV trong Tổng công ty Du lịch Hà Nội, tinh thần đoàn kết trong tập thể sẽ tạo nên một sức mạnh vô hình thúc đẩy Tổng công ty phát triển nhanh chóng và bền vững. Đây là một điều tự hào của Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Do vậy, việc cải thiện, tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp này là giải pháp thường xuyên nhằm hoàn thiện tạo động lực lao động tại Tổng công ty. Cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Tổng công ty cần mở rộng hơn các buổi giao lưu giữa lãnh đạo Tổng công ty với tập thể CBCNV nhằm khuyến khích người lao động mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty và đưa ra những sáng kiến nhằm khắc phục và cải thiện tình hình. Ban lãnh đạo Tổng công ty ghi nhận những đề xuất, ý kiến hợp lý để có những chính sách phát triển phù hợp nhất.

- Ban lãnh đạo Tổng công ty cần thể hiện sự quan tâm, tôn trọng người lao động, có thể thể hiện dưới hình thức như: các lời khen ngợi, động viên, khuyến khích, thăm hỏi sức khỏe cá nhân và gia đình. Thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên giúp họ hoàn thành tốt công việc, trao quyền tự chủ cho người lao

Tạo động lực lao động tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội - 13


động trong công việc, thể hiện sự tin tưởng đối với người lao động. Người lao động khi được lãnh đạo quan tâm, hỏi han, họ sẽ có cảm giác gần gũi, tin tưởng vào ban lãnh đạo, tin tưởng vào Tổng công ty. Người lao động sẽ làm việc hết sức mình để xứng đáng với những tình cảm mà lãnh đạo Tổng công ty đã dành cho mình.

- Thường xuyên tổ chức và duy trì tổ chức các phong trào thi đua để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự thi đua giữa những cá nhân người lao động, giữa các nhóm và tập thể. Kết thúc mỗi phong trào, Tổng công ty nên tổ chức tổng kết, đánh giá, tuyên dương và khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc.


Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 luận văn, tác giả đã làm rõ các nội dung chính:

Một là, phân tích về mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Du lịch Hà Nội trong thời gian tới cũng như mục tiêu, phương hướng tạo động lực lao động tại Tổng công ty.

Hai là, trên cơ sở mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như phân tích đánh giá thực trạng tại chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tạo động lực lao động tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội bao gồm 6 nhóm giải pháp chính:

- Hoàn thiệne việce nghiêne cứu nhu cầu của người lao động;

- Nâng cao nhận thức về mục tiêu tạo động lực cho nhân viên;

- Hoàn thiện chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội;

- Hoàn thiện hoạte động phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc;

- Tănge cườnge đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

- Cải thiện, duy trì môi trườnge và điềue kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

Những giải pháp tác giả mạnh dạn đề xuất trên đây, với mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn nữa hoạt động tạo động lực tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào đều mong muốn nhân viên hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mấu chốt của vấn đề đó chính là hoạt động tạo động lực lao động. Có thể nói tạo động lực lao động là một phần không thể thiểu trong hoạt động quản trị nhân sự mỗi doanh nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả công việc của người lao động. Nhận thức rõ điều này, Tổng công ty Du lịch Hà Nội xác định: hoạt động tạo động lực lao động được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, cố gắng phấn đấu học tập nâng cao trình độ để nâng cao kết quả làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. Mặt khác, khi hoạt động tạo động lực của Tổng công ty hợp lí, thỏa mãn những nhu cầu của người lao động sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc, gắn bó hơn với Tổng công ty. Thực tế nghiên cứu đã cho thấy hoạt động tạo động lực trong Tổng công ty Du lịch Hà Nội mặc dù đã được quan tâm song vẫn còn bất cập. Trong nội dung bài luận văn trên, tác giả đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu sau đây:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực, làm rõ các vấn đề liên quan tới hoạt động tạo động lực trong doanh nghiệp.

Hai là, phân tích thực trạng hoạt động tạo động lực người lao động tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Từ đó làm rõ các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

Ba là, xuất phát từ các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế được phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội.

Để những giải pháp đề xuất trên có thể thực thi trong thực tiễn một cách hiệu quả tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội, tác giả có một số khuyến nghị với Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội trong nội dung dưới đây.


2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị với Chính phủ

Nhà nước cần có chính sách tập trung, tạo hành lang pháp lý ưu tiên, hỗ trợ lao động thông qua tư vấn, đào tạo nghề và cập nhật kiến thức cho đội ngũ lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc.

Nhà nước, Chính phủ cần thấy được những tồn tại trong chính sách tiền lương hiện nay của công nhân, viên chức và có những đổi mới thiết thực. Đổi mới chính sách tiền lương góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống của người lao động, mỗi một chính sách tiền lương ban hành sẽ làm thay đổi cuộc sống của người lao động và góp phần ổn định an sinh xã hội. Đối với Nhà nước, Chính phủ, việc đổi mới chính sách tiền lương thể hiện rõ vai trò quản lý điều tiết vĩ mô và hơn cả là chăm lo đời sống của người dân. Đối với các Bộ, Ngành, tổ chức sử dụng lao động và đối với các nhà nghiên cứu chính sách tiền lương, việc nghiên cứu đổi mới và áp dụng chính sách tiền lương luôn là vấn đề quan trọng và cốt lõi trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực. Vì vậy, việc đổi mới chính sách tiền lương cần thực hiện đồng bộ và liên thông để chính sách tiền lương thực sự đi vào cuộc sống đối với mỗi người lao động, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và với cả nền kinh tế.

Chính phủ tập trung khai thác hiệu quả các cam kết thương mại, hiệp định song phương, đa phương đã và đang ký kết để mở rộng được thị trường, tận dụng được các nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng... từ bên ngoài, từng bước chuyển hóa thành vốn tích lũy của Việt Nam, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch kinh tế, rút ngắn được khoảng cách giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới, tạo thêm cơ hội việc làm và phát triển cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Nhà nước, Chính phủ hoàn thiện các thể chế, chính sách trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo “sân chơi” bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, cần tái cơ cấu các


doanh nghiệp nhà nước nhanh chóng để có có thêm nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực.

Chính phủ định hướng đào tạo các ngành nghề với chất lượng cao. Đổi mới và cập nhật những kiến thức mới, các tiêu chuẩn và kỹ năng nghề nghiệp mới phù hợp với bối cảnh quốc gia và xu thế phát triển của các nước khác khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra.

Thời điểm đầu năm 2020 khi các doanh nghiệp ngành du lịch gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, Tổng công ty Du lịch Hà Nội cũng không ngoại lệ thì vai trò hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng giúp Tổng công ty Du lịch Hà Nội vượt qua giai đoạn khó khăn.

2.2. Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội cần tổ chức nhiều chương trình xúc tiến hợp tác với các thị trường có nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, ASEAN… để Tổng công ty Du lịch có thể tham gia nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch và kết nối hợp tác đầu tư. Đây là cơ sở để Tổng công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và có đủ khả năng tài chính để hoàn thiện tạo động lực lao động.

UBND thành phố Hà Nội là đầu mối kết nối Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao và Tổng công ty Du lịch Hà Nội trong công tác quy hoạch, phát triển du lịch của thành phố, quy hoạch các cụm du lịch, nâng số lượng điểm đến của các tour du lịch…

UBND thành phố Hà Nội xem xét tăng vốn hỗ trợ cho Tổng công ty Du lịch Hà Nội để đảm bảo nguồn lực tài chính vững mạnh mở rộng kinh doanh, tạo thêm cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập cho CBCNV và hoàn thiện tạo động lực lao động.

2.3. Khuyến nghị với Sở Du lịch Hà Nội

- Sở Du lịch cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, góp phần lành mạnh hoá môi trường du lịch, tránh


tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở, một số cơ sở sử dụng dịch vụ bảo kê du lịch…

- Sở Du lịch Hà Nội tăng cường tổ chức các chương trình hợp tác, phát triển du lịch với các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tăng cường hơn nữa các giải pháp kích cầu du lịch ứng dụng chuyển đổi số như áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý thông minh... cũng như sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương. sẽ tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022