Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Nhân Lực Lao Động Du Lịch Ở Rừng Đặc Dụng Khu Vực Chùa Hương


- Mục tiêu phát triển du lịch khu vực Chùa Hương.

Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch cũng thể hiện rõ trong mục tiêu phát triển du lịch ở Chùa Hương :

+ Bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn gen có giá trị, quý hiếm, các giá trị di tích lịch sử và các danh thắng khác hiện có trong khu vực..

+ Đề xuất việc tham gia công tác quản lý, bảo vệ môi trường với các ngành kinh tế, đồng thời phát huy và làm giàu thêm các giá trị di tích.

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích và danh lam thắng cảnh theo hướng mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích.

4.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực lao động du lịch ở rừng đặc dụng khu vực Chùa Hương

4.1.2.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khu vực Chùa Hương

Bảng 4.1.Thống kê đường giao thông xã Hương Sơn


Hạng mục

Chiều dài (km|)

Tổng cộng (km)

50,4

1. Đườngliên xã

5,5

2. Đường liên thôn

14,6

3. Đường ngõ xóm

24,3

4. Đường thuỷ

6,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: Phòng thống kê huyện Mỹ Đức, năm 2012 Hiện nay phần lớn đường đã trải nhựa, bê tông nhưng vẫn còn tồn tại 1 số tuyến đường là đường cấp phối, lòng đường hẹp, nhiều đoạn gấp khúc, chỉ đi lại

được trong mùa khô, mùa mưa thường ách tắc do ngập lụt.


Hiện nay, xã có đường ô tô vào trung tâm xã, ngoài ra trên địa bàn còn có đường thủy và một số tuyến đường nội đồng.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông trong khu vực còn thiếu, chất lượng đường xuống cấp, đi lại khó khăn. Đặc biệt mùa mưa lũ các tuyến đường liên thôn, liên xóm hầu như bị ách tắc do nước lũ và xói lở mặt đường, hạn chế rất lớn đến giao lưu, trao đổi vật tư, hàng hoá nông, lâm sản với các vùng khác, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Qua khảo sát tại thực tế xung quanh khu vực chùa Hương có 05 khách sạn, nhà khách đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao, quy mô phục vụ 133 phòng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.

Riêng trên địa bàn xã Hương Sơn còn có 95 cơ sở nhà nghỉ. Trong đó có 89 cơ sở kinh doanh thời vụ phục vụ xuân hội, 55 cơ sở kinh doanh hàng ăn, 04 cơ sở buôn bán đồ chơi trẻ em, 02 cơ sở sản xuất bánh kẹo, [Đồn Công an Hương Sơn (2018). Báo cáo kết quả điều tra cơ bản phục vụ Xuân hội 2018].

Ngoài ra trong khu vực lễ hội năm 2018 có tổng số 318 hàng quán, dịch vụ gồm: Hàng kinh doanh ăn uống: 14 hàng; Hàng trọ: 28 hàng; Hàng tạp phẩm: 11 hàng; Hàng khánh, quà lưu niệm: 46 hàng; Hàng nước: 181 hàng; Ki ốt hàng tạp hóa: 16 hàng; Hàng hương nến: 20 hàng; Hội đông y: 01 hàng; Bưu điện: 01 hàng [UBND huyện Mỹ Đức (2018). Quyết định về việc phê duyệt mặt bằng dịch vụ trong Lễ Hội chùa Hương năm 2018].

Nhìn chung các khách sạn có chất lượng không cao do lâu ngày không được tu bổ, sửa chữa, các nhà trọ cũng không đáp ứng yêu cầu, giá cả không ổn định, chưa có khu vui chơi giải trí.

Năm 2018 số lượng thuyền dịch vụ du lịch có 3.289 chiếc xuồng đò tay không gắn động cơ; Có 1.178 hộ đăng ký vận chuyển hành khách và đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương; Có 19 chiếc xuồng đò bán hàng rong trên dòng suối Yến các hộ này đều ký cam đoan, cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật và quy định của BTC lễ hội. [Đồn Công an Hương Sơn (2018). Báo cáo kết quả điều tra cơ bản phục vụ Xuân hội 2018].


Ngoài ra còn có một số xuồng máy của một số cơ quan chức năng của Huyện hoạt động trong mùa lễ hội để phục vụ công tác đón tiếp khách của Trung ương, Thành phố và phục vụ công tác kiểm tra đảm bảo an ninh, tuyên truyền nâng cao nhận thức của du khách trong mùa lễ hội.

Ở khu vực Chùa Hương có hai loại hình du lịch chủ yếu là lễ hội và tham quan:

- Du lịch lễ hội, hình thức này mục đích là đi sâu vào thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của đạo phật.

- Du lịch tham quan. Du khách tới đây có thể thưởng ngoạn những cảnh đẹp của núi rừng, hang động và những phong tục tập quán đặc sắc, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của vùng quê sông Đáy.

Từ năm 2004 đến nay đã có hàng chục dự án được triển khai phục vụ du lịch, lễ hội như: Đường Cầu Hội - Hương Sơn, các bến xe, điểm thu gom chất thải rắn, cải tạo chống ách tắc giao thông đường thủy, vệ sinh môi trường cảnh quan suối Yến, dự án đường 2 bờ suối Yến… Công trình cải tạo suối Yến giai đoạn II gồm các hạng mục kè và hoàn thiện bến Yến kéo dài vào đến Đền Trình, cải tạo nền và mặt bến Trù cũng đã hoàn thành. Công trình Trạm bảo vệ lễ hội chùa Hương trên lô đất 365m2 tại Thung Phù Mã đã hoàn thành, hệ thống đường đi bộ được cải tạo, lát đá và công trình cáp treo Thiên Trù - Động Hương Tích đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ du khách đến thăm và dâng hương tại các điểm di tích lịch sử, tâm linh.

- Công trình cáp treo: Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Hương Sơn (Hustranco) xây dựng thành công hệ thống cáp treo đi từ chân chùa Thiên Trù đến động Hương Tích và đã đi vào hoạt động từ năm 2006.

- Hệ thống được trang bị 45 Cabin Omega III - Thụy sĩ, mỗi ca bin chuyên chở 06 hành khách với hệ thống kẹp cáp, đóng mở cửa tự động.

- Chiều dài toàn bộ tuyến là 1200m với 7 cột và 3 nhà ga: Ga Thiên trù, ga Giải oan và ga Hương tích. Hệ thống có 45 cabin, mỗi ca bin chuyên chở tối đa


06 hành khách, hệ thống vận chuyển 1500 hành khách/giờ. Việc cáp treo đi hoạt động đã góp phần rút ngắn thời gian, giảm ùn tắc trên đường đi tới động Hương Tích, đồng thời hạn chế việc vứt chất thải rắn, lọ nhựa đựng nước trên đường lên động Hương Tích. Tuy nhiên trong những ngày lễ lội số lượng khách nhiều thì cáp treo hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Việc chờ đợi ở ga cáp treo vài tiếng đồng hồ cũng là nguyên nhân làm gia tăng lượng chất thải rắn phát sinh.

4.1.2.2. Nhân lực lao động du lịch ở khu vực Chùa Hương

Năm 2012 du lịch đã thu hút 10.200 lao động phục vụ các hoạt động lễ hội. Doanh thu của các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp, vận tải trên địa bàn xã năm 2012 đạt trên 416 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 48%, vận tải hàng hóa và hành khách chiếm 45%.

Lực lượng lao động trong ngành du lịch của huyện và thành phố trình độ còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo qua các trường du lịch còn ít mà chủ yếu là được đào tạo qua các khóa ngắn hạn do các Công ty tổ chức.

Tính chất mùa vụ du lịch ở khu du lịch thắng cảnh Chùa Hương rất rõ rệt, Mùa xuân hàng năm là mùa lễ hội, kéo dài từ tháng 2 - 4 (3 tháng), du khách đông dẫn đến quá tải khó hăn cho tổ chức quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng. Mùa hạ, thu, đông chủ yếu khách tham quan kết hợp hành hương, những mùa này vắng khách, hiệu quả sử dụng các công trình dịch vụ du lịch thấp.

Khai thác kinh doanh ở khu du lịch này chủ yếu dựa vào những giá trị nhân văn đã có sẵn và lễ hội kết hợp với tài nguyên thiên nhiên cảnh quan. Khu vực có 4 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ du lịch, ngoài ra còn có rất nhiều các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của địa phương, thành phố tham gia khai thác dịch vụ du lịch. Đặc biệt vào các tháng mùa du lịch lễ hội. Các dịch vụ kinh doanh gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, trông giữ xe, vận chuyển đò, các cửa hàng, điểm bán hàng lưu niệm.


Tình trạng, xu thế hoạt động khai thác kinh doanh du lịch và quản lý ở khu du lịch Chùa Hương có nhiều tồn tại, bất cập đó là: (1) Về tổ chức quản lý du lịch: Không có cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất, hoạt động quản lý bị chia cắt mỗi cấp phụ trách một mảng, nên dẫn đến nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và sức thuyết phục. (2) Hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch lễ hội: Mọi hoạt động dịch vụ thuần túy là khai thác, cạnh tranh để có lợi nhuận cao nhất, không quan tâm đến môi trường, cảnh quan hoặc không có trách nhiệm, nghĩa vụ đầu tư để đảm bảo sự bền vững của thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và các giá trị tín ngưỡng, môi trường. Công tác quản lý hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập từ cấp thôn, xã đến huyện Mỹ Đức do vậy đã có nhiều hoạt động tự phát của thôn, người dân không được quản lý đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan Hương Sơn.

Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế mà lĩnh vực du lịch tâm linh mang lại, thì ảnh hưởng của hoạt động này đến công tác bảo vệ rừng cũng cần phải quan tâm: Việc bảo vệ rừng nói chung và hệ thống cây xanh trên các tuyến du lịch cần chặt chẽ hơn, mật độ người tập trung quá lớn đã ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động vật hoang dã, rác thải và sự ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất…Quan hệ xã hội nảy sinh nhiều phức tạp, mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế trong việc khai thác du lịch ở khu di tích giữa địa phương với những đơn vị, tổ chức được quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tài nguyên di tích như Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, Ban quản lý rừng đặc dụng với các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh du lịch, giữa người dân địa phương với những người ở nơi khác đến kinh doanh tại khu di tích…

4.1.3. Thực trạng về lượng khách, doanh thu các loại hình du lịch và hoạt động quản lý

4.1.3.1. Về lượng khách và doanh thu

Chùa Hương là nơi hội tụ nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch


văn hóa, du lịch tâm linh... là nơi hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Lượng khách đến với chùa Hương ngày càng có xu hướng tăng.

đồng/lượt người, trong đó phí thắng cảnh là 80.000 đồng và phí thuyền đò là

50.000 đồng. Theo thống kê đầy đủ hàng năm, số lượng khách đến tại khu vực được thể hiện qua Bảng 4.1:

Bảng 4.2. Lượng khách và doanh thu tại khu vực chùa Hương

giai đoạn năm 2014 – 2018.

Nguồn: Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (2018)

Qua Bảng 4.2 cho thấy du khách đến với khu du lịch chùa Hương từ năm

Lễ hội Chùa Hương được bắt đầu từ ngày 06 tháng Giêng, kéo dài trong 3 tháng đầu năm. Hiện nay giá vé thắng cảnh tại khu vực chùa Hương là 130.000




Năm‌

Số lượng khách (lượt người)

Chênh lệch số lượng khách (lượt người)

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

2014

1.243.468

-

104,46

2015

1.235.039

- 8.429

103,71

2016

1.357.682

122.643

114,07

2017

1.363.340

5.658

174,48

(T10) - 2018

1.408.361

45.021

179,09

TB

1.321.578


135,16


2014 đến năm 2018 có xu thế tăng nhẹ và tương đối ổn định. Số lượng khách đến chùa Hương qua các năm luôn dao động ở mức cao, trung bình từ 2014 - 2018 thu hút khoảng 1,1 triệu lượt khách, năm cao nhất lên tới khoảng 1,4 triệu lượt khách (năm 2018), tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân từ năm 2014


đến năm 2018 đạt 6,28%. Tuy nhiên lượng khách nước ngoài còn ở mức thấp chỉ đạt từ 0,57 - 1,17% so với tổng lượng khách. Do vậy thời gian tới cần có những chính sách quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh của khu du lịch chùa Hương nhằm thu hút khách quốc tế.

Với lượng khách ngày một tăng đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, trung bình từ 2014 - 2018 doanh thu từ lễ hội đạt 111,63 tỷ đồng, cao nhất là năm 2018 doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 179,09 tỷ đồng. Đây là thuận lợi nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với khu du lịch. Do lượng khách tăng cao thì cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên môi trường tại khu vực nhất là về chất thải rắn, nước thải. Vì vậy trong tương lai không xa Chùa Hương cần phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo nhu cầu cho lượng khách du lịch giảm hiện tượng ùn tắc, chen lấn. Đồng thời, cũng cần tiến hành đầu tư, khai thác một cách hợp lý, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn triệt để, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường.


A: Lượng khách tham quan B: Tổng doanh thu

Biểu đồ 4.1. Lượng khách tham quan tại Chùa Hương và tổng doanh thu giai đoạn từ 2014 – 2018.

Theo điều tra, có tới 100% lượng khách du lịch tới Hương Sơn với mục đích lễ hội, hành hương, tham quan thắng cảnh Hương Sơn. Chủ yếu khách


được thu hút tới các chùa chiền, hang động, khách du lịch đến Hương Sơn đi theo 3 tuyến chính: 100% tuyến Hương Tích, 40% đến Chùa Tuyết Sơn, 35-40% đến Chùa Long Vân. Hầu hết khách du lịch đến Hương Sơn đều là đi du lịch trong ngày, thời gian lưu tại khu vực tham quan từ 7 - 8 tiếng, khách đi hết toàn bộ các tuyến trong khu du lịch là 2 ngày và phải lưu trú qua đêm, tuy nhiên số khách này chỉ chiếm khoảng 2%.

4.1.3.2. Công tác quản lý tại chùa Hương

Ban quản lý khu Di tích & Thắng cảnh Hương Sơn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên ngành của Sở Văn hoá thể thao & du lịch thành phố Hà Nội, tham mưu, đề xuất với UBND huyện ban hành các văn bản quản lý Nhà nước đối với khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn. Xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tu tổ, tôn tạo trong khu di tích và chịu trách nhiệm trước UBND huyện Mỹ Đức về toàn bộ công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

- Phối hợp với địa phương, các cơ quan liên quan, nhà sư trụ trì trong khu vực giữ gìn cảnh quan, môi trường trong khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn theo quy định của pháp luật. Phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đến khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn theo thẩm quyền. Đồng thời báo cáo và đề nghị hình thức xử lý những hành vi làm tổn hại đến khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn.

- Cơ chế hoạt động của BQL khu DT & TC Hương Sơn

Trưởng ban chịu trách nhiệm trước UBND huyện Mỹ Đức và trước pháp luật về mọi hoạt động của Ban; 03 Phó ban phụ giúp Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trong

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí