Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động của nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh có thể nhận thấy hệ số β1 = 0.464 có nghĩa là khi Nhân tố Văn hóa doanh nghiệp thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì động lực lao động cũng thay đổi cùng chiều 0.464 đơn vị. Điều này cũng tương tự đối với các Nhân tố Tiền lương và Phúc lợi có hệ số β3 và Nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp có hệ số β5 (trong trường hợp các nhân tố còn lại không đổi).
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích hồi quy mà tác giả đã tiến hành ở trên có thể nhận thấy rằng nhân tố “Văn hóa doanh nghiệp” có tác động lớn nhất đến động lực lao động của nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa β1 = 0.64. Tương tự, nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa β3 = 0.116 có tác động ít nhất đến động lực lao động của nhân viên.
3.5.3.2. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết
* Phần dư có phân phối chuẩn
Hình 3.2: Biểu đồ Histogram
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Biểu đồ Histogram cho ta thấy trong mô hình hồi quy có kết quả độ lệch
chuẩn 0.988 và phân phối chuẩn của phần dư (Mean) = 0. Vì vậy, xác định phần dư có phân phối chuẩn được chấp nhận.
* Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
- Phương sai của phần dư không đổi
Hình 3.3: Biểu đồ Regression
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Phương sai của phần dư được thể hiện trên đồ thị của phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc kết quả đã được chuẩn hóa. Theo quan sát trên biểu đồ, tác giả thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư là không đổi.
3.6. Kiểm định sự khác nhau giữa đặc điểm của nhân viên đối với động lực lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh
Kiểm định sự ảnh hưởng khác nhau giữa Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thâm niên công tác và Vị trí làm việc của các biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp, Tiền lương và phúc lợi, Mối quan hệ với đồng nghiệp và biến phụ thuộc Động lực lao động. Do biến Giới tính có 2 giá trị nên tác giả sử dụng phương
pháp kiểm định Independence Sample T-Test, các biến định tính còn lại đều có hơn 2 giá trị nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định One-Way ANOVA.
3.6.1. Giới tính
Bảng 3.32 Kết quả kiểm định Independence Sample T-Test về giới tính
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of Variances | t-test for Equality of Means | |||||||||
F | Sig. | t | Df | Sig. (2- tailed) | Mean Difference | Std. Error Difference | 95% Confidence Interval of the Difference | |||
Lower | Upper | |||||||||
Động lực | Equal variances assumed | 5.178 | .024 | 1.354 | 202 | .177 | .12269 | .09059 | -.05594 | .30131 |
Equal variances not assumed | 1.349 | 195.565 | .179 | .12269 | .09093 | -.05665 | .30202 | |||
Văn hóa | Equal variances assumed | 5.190 | .024 | .232 | 202 | .817 | .01782 | .07694 | -.13388 | .16953 |
Equal variances not assumed | .229 | 182.744 | .819 | .01782 | .07789 | -.13586 | .17151 | |||
Tiền lương | Equal variances assumed | .753 | .387 | 1.236 | 202 | .218 | .14660 | .11861 | -.08726 | .38047 |
Equal variances not assumed | 1.234 | 198.017 | .219 | .14660 | .11877 | -.08761 | .38082 | |||
Đồng nghiệp | Equal variances assumed | 5.873 | .016 | -.856 | 202 | .393 | -.08854 | .10342 | -.29247 | .11538 |
Equal variances not assumed | -.865 | 201.122 | .388 | -.08854 | .10231 | -.29028 | .11320 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Nhân Tố “Văn Hóa Doanh Nghiệp”
- Kiểm Định Thang Đo “Điều Kiện Làm Việc” Lần 2
- Kết Quả Efa Cho Thang Đo Nhân Tố Động Lực Lao Động
- Đánh Giá Chung Công Tác Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Bắc Ninh
- Nhóm Giải Pháp Khác Kì Vọng Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
- Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh - 15
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Giả thuyết H0: Phương sai giữa hai nhóm nam và nữ là đồng nhất
Giá trị Levene’s Test của biến phụ thuộc Động lực lao động (ĐL_Y) có Sig. là 0.024 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa hai nhóm nam
và nữ là đồng nhất. Sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal variances not assumed, giá trị T-Test của biến phụ thuộc là 0.177 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ về động lực lao động nói chung.
Giá trị Levene’s Test của biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp (VH_X1) có Sig. là 0.024 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa hai nhóm nam và nữ là đồng nhất. Sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal variances not assumed, giá trị T-Test của biến phụ thuộc là 0.817 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ về sự ảnh hưởng của nhân tố Văn hóa doanh nghiệp đến động lực lao động làm việc của nhân viên.
Giá trị Levene’s Test của biến độc lập Tiền lương và Phúc lợi (LP_X3) có Sig. là 0.387 > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai giữa hai nhóm nam và nữ là đồng nhất. Sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal variances assumed, giá trị T-Test của nhân tố Tiền lương và Phúc lợi là 0.218 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ về sự ảnh hưởng của nhân tố Tiền lương và Phúc lợi đến động lực làm việc của nhân viên trong công ty.
Giá trị Levene’s Test của biến độc lập Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) có Sig. là 0.016 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0: Phương sai giữa hai nhóm nam và nữ là đồng nhất. Sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal variances not assumed, giá trị T-Test của biến phụ thuộc là 0.393 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ về sự ảnh hưởng của nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp đến động lực lao động làm việc của nhân viên.
Vậy chưa có cơ sở kết luận đặc điểm giới tính có ảnh hưởng khác nhau đến động lực lao động của nhân viên trong công ty.
3.6.2. Độ tuổi
Bảng 3.33. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về độ tuổi
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic | df1 | df2 | Sig. | |
Động lực | 9.823 | 3 | 200 | .000 |
Văn hóa | 9.476 | 3 | 200 | .000 |
Tiền lương | 1.646 | 3 | 200 | .180 |
Đồng nghiệp | 11.366 | 3 | 200 | .000 |
ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
Between Groups | 2.099 | 3 | .700 | .976 | .405 | |
Tiền lương | Within Groups | 143.416 | 200 | .717 | ||
Total | 145.514 | 203 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến độc lập Tiền lương và Phúc lợi (LP_X3) là 0.180 > 0.05 cho thấy phương sai giữa các nhóm độ tuổi là đồng nhất (không có sự khác biệt) nên có thể sử dụng tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Tại bảng ANOVA, giá trị Sig. của nhân tố Tiền lương và Phúc lợi là
0.405 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi về sự ảnh hưởng của nhân tố Tiền lương và Phúc lợi đến động lực lao động của nhân viên.
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến phụ thuộc Động lực lao động (ĐL_Y) và các biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp (VH_X1) và Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) đều là 0.000 < 0.05 thì phương sai giữa các nhóm độ tuổi là không đồng nhất nên không sử dụng bảng ANOVA mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc về độ tuổi (Phụ lục 03). Tại cột giá trị Sig. của biến ĐL_Y, VH_X1 và ĐN_X5 đều có ít nhất 1 giá trị < 0.05 nên tác giả đưa ra kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của các nhóm độ tuổi khác nhau đến động lực lao động của nhân viên.
3.6.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.34. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về Trình độ học vấn
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic | df1 | df2 | Sig. | |
Động lực | 5.510 | 2 | 201 | .005 |
Văn hóa | 19.341 | 2 | 201 | .000 |
Tiền lương | 5.712 | 2 | 201 | .004 |
Đồng nghiệp | 2.485 | 2 | 201 | .086 |
ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
Đồng nghiệp | Between Groups | 1.421 | 2 | .711 | 1.313 | .271 |
Within Groups | 108.787 | 201 | .541 | |||
Total | 110.208 | 203 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến độc lập Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) là 0.086 > 0.05 cho thấy phương sai giữa các nhóm Trình độ học vấn là đồng nhất (không có sự khác biệt) nên có thể sử dụng tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Tại bảng ANOVA, giá trị Sig. của nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp là 0.271 > 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cơ sở khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm Trình độ học vấn về sự ảnh hưởng của nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp đến động lực lao động của nhân viên.
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến phụ thuộc Động lực lao động (ĐL_Y) là 0.005 < 0.05 và các biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp (VH_X1) là 0.000 < 0.05 và Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) là 0.004
< 0.05, điều này có nghĩa là phương sai giữa các nhóm Trình độ học vấn là không đồng nhất nên không sử dụng bảng ANOVA mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc về Trình độ học vấn (Phụ lục 04). Tại cột giá trị Sig. của biến ĐL_Y và VH_X1 đều có ít nhất 1 giá trị < 0.05 nên tác giả đưa ra kết luận rằng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của các nhóm Trình độ học vấn khác nhau đến động lực lao động của nhân viên về khía cạnh Văn hóa doanh nghiệp và Động lực lao động nói chung. Tại cột giá trị Sig. của biến LP_X3 không có giá trị nào < 0.05 nên tác giả kết luận rằng chưa có cở sở kết luận rằng Trình độ học vấn có ảnh hưởng khác nhau đến động lực lao động của nhân viên dưới góc độ Tiền lương và Phúc lợi.
3.6.4. Thâm niên công tác
Bảng 3.35 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về Thâm niên công tác
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic | df1 | df2 | Sig. | |
Động lực | 11.765 | 4 | 199 | .000 |
Văn hóa | 6.934 | 4 | 199 | .000 |
Tiền lương | 10.023 | 4 | 199 | .000 |
Đồng nghiệp | 6.882 | 4 | 199 | .000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến phụ thuộc Động lực lao động (ĐL_Y) và các biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp (VH_X1), Tiền lương và phúc lợi (LP_X3) và Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) đều là
0.000 < 0.05, điều này có nghĩa là phương sai giữa các nhóm Thâm niên công tác là không đồng nhất nên không sử dụng bảng ANOVA mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc về Thâm niên công tác (Phụ lục 05).
Tại cột giá trị Sig. của các biến Văn hóa doanh nghiệp, Tiền lương và phúc lợi, Mối quan hệ với đồng nghiệp và Động lực lao động nói chung đều có ít nhất 1 giá trị < 0.05 nên tác giả đưa ra kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của các nhóm Thâm niên công tác khác nhau đến động lực lao động của nhân viên về các khía cạnh Văn hóa doanh nghiệp, Tiền lương và phúc lợi, Mối quan hệ với đồng nghiệp và Động lực lao động nói chung.
3.6.5. Vị trí làm việc
Bảng 3.36 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về Vị trí làm việc
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic | df1 | df2 | Sig. | |
Động lực | 6.238 | 2 | 201 | .002 |
Văn hóa | 33.675 | 2 | 201 | .000 |
Tiền lương | 1.340 | 2 | 201 | .264 |
Đồng nghiệp | 35.060 | 2 | 201 | .000 |
ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
Tiền lương | Between Groups | 4.338 | 2 | 2.169 | 3.088 | .048 |
Within Groups | 141.176 | 201 | .702 | |||
Total | 145.514 | 203 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến độc lập Tiền lương và Phúc lợi (LP_X3) là 0.264 > 0.05 cho thấy phương sai giữa các nhóm độ tuổi là đồng nhất (không có sự khác biệt) nên có thể sử dụng tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Tại bảng ANOVA, giá trị Sig. của nhân tố Tiền lương và Phúc lợi là
0.048 < 0.05 nên tác giả kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng của Vị trí làm việc đến động lực làm việc của nhân viên dưới góc độ Tiền lương và phúc lợi.
Trong bảng Test of Homogeneity, giá trị Sig. của biến phụ thuộc Động lực lao động (ĐL_Y) và các biến độc lập Văn hóa doanh nghiệp (VH_X1) và Mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐN_X5) đều là 0.000 < 0.05 thì phương sai giữa các nhóm độ tuổi là không đồng nhất nên không sử dụng bảng ANOVA mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc về độ tuổi (Phụ lục 06). Tại cột giá trị Sig. của biến ĐL_Y, VH_X1 và ĐN_X5 đều có ít nhất 1 giá trị < 0.05 nên tác giả đưa ra kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ảnh hưởng khác nhau của Vị trí làm việc đến động lực lao động của nhân viên.