Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Vùng Phải Quán Triệt Quan Điểm Đồng Bộ Nhưng Có Trọng Tâm Trọng Điểm


Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, Tập trung, ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng và yêu cầu hội nhập quốc tế; ưu tiên đầu tư, phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đủ năng lực đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế và khu vực. Xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả vùng. Rà soát, sắp xếp và thành lập các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và điều kiện thành lập trường theo quy định. Mở rộng quy mô giáo dục đại học và sau đại học và nâng cấp một số trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn nhằm từng bước điều chỉnh cơ cấu và trình độ lực lượng lao động [101].

Trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL phải đáp ứng mục tiêu trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Chỉ tiêu việc làm trong quy hoạch được xác định “Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 230 nghìn lao động, trong đó khoảng 77 nghìn lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 450 nghìn lao động, trong đó khoảng 150 nghìn lao động trực tiếp.” Quy hoạch cũng đề ra giải pháp “Các tỉnh, thành phố trong vùng xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương phù hợp với định hướng phát triển du lịch của vùng nhằm mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu


ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của vùng” [102].

Theo đó, đào tạo nguồn nhân lực của vùng nói chung, trong lĩnh vực du lịch nói riêng, cần căn cứ trên quy hoạch vùng. Trong đó cũng cần lưu ý đến những yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mặt khác, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải gắn với đặc trưng của vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL cần tập trung quan điểm “năm tại chỗ” (tuyển dụng tại chỗ, đào tạo tại chỗ, thực hành tại chỗ, sử dụng tại chỗ và phát triển tại chỗ) [14, tr. 70]. Điều này góp phần làm nên đặc trưng trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch so với các vùng miền khác.

Việc đào tạo cần xây dựng nội dung chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương. Cần xem trọng các môn cung cấp về kiến thức về lịch sử, đặc trưng văn hóa vùng ĐBSCL như các môn chuyên ngành. Từ đó hướng cho người học am hiểu về đặc trưng văn hóa của vùng miền Tây sông nước để giới thiệu cho du khách.

Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL cũng cần phải được chú trọng. Trong đó đặc biệt phát huy các phẩm chất của con người miền Tây truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Ví dụ như việc xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch”…

Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình thực hiện mục tiêu hội nhập toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế. Sự lựa chọn du lịch là một trong những ngành có vai trò quan trọng, là ngành mũi nhọn đóng góp vào sự thành công của quá trình hội nhập rất phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn của Đất nước. Do đó trong công tác đào tạo cần hướng đến việc nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng phải đáp ứng các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


chuẩn chung của khu vực và thế giới, có khả năng hội nhập sâu rộng vào nền du lịch toàn cầu.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 16

Cũng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều loại hình lao động trong lĩnh vực du lịch sẽ tăng lên, nhiều loại hình sẽ giảm đi và cùng với đó có nhiều loại hình lao động mới sẽ xuất hiện. Do đó, để thích ứng, người lao động cần phải sở hữu nhiều kỹ năng như quản lý, kỹ thuật số, kỹ năng mềm. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển du lịch, nhân lực có những đòi hỏi riêng về tính chuyên nghiệp - trình độ và chất lượng cao, vì ngoài những lao động thuộc các ngành sản xuất có liên quan cung cấp dịch vụ, thì còn có sự khác biệt của hoạt động ngành như loại hình, thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, độ tuổi… Từ đó, yêu cầu đòi hỏi cao trong lĩnh vực đào tạo.

Theo đó, cần từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phải có chất lượng cao được khu vực và quốc tế công nhận rộng rãi. Từ đó đòi hỏi cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch vùng ĐBSCL phải được đầu tư hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế, hoạt động đào tạo du lịch vươn khỏi phạm vi mỗi địa phương, từng vùng và quốc gia.

4.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng phải quán triệt quan điểm đồng bộ nhưng có trọng tâm trọng điểm

Nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL không thể hình thành một cách tự phát, cũng như toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể tự nhiên đi đến thắng lợi. Đó phải là cả một quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động. Vì vậy, công tác đào tạo này đóng vai trò to lớn để chúng ta tự giác từng bước đào tạo đội ngũ người lao động cho ngành du lịch. Vấn đề ở


đây là tìm ra con đường tối ưu để nâng cao hiệu quả đào tạo trong điều kiện hiện nay. Lê nin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó [60, tr.364]. Chỉ dẫn phương pháp luận này của Lê nin vận dụng vào đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải xét chúng trong sự phát triển biện chứng. Một vấn đề có tính nguyên tắc trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL là quán triệt quan điểm đồng bộ, nhưng có trong tâm trọng điểm.

Thực chất của quan điểm này là trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, một mặt thông qua sự tác động của điều kiện khách quan bằng cách cải tạo, làm biến đổi môi trường, hoàn cảnh sống của họ, tức là thông qua đào tạo bằng chính cuộc sống. Mặt khác, thông qua sự tác động của những nhân tố chủ quan, thông qua công tác giáo dục đào tạo trực tiếp về mặt xây dựng ý thức biện pháp đào tạo con người một cách thích hợp. Tức là giáo dục đào tạo bằng các phương tiện của sự tác động tư tưởng. Cả hai mặt này được kết hợp một cách hữu cơ để cho các học viên, sinh viên có được phẩm chất, năng lực một cách vững chắc nhất.

Quán triệt quan điểm đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL cần phải thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất và tác động tổng hợp của các nhân tố kinh tế, xã hội, tinh thần và các nhân tố khác tác động đến sự hình thành nhân cách con người, đến những qui tắc của đạo đức, nguyên tắc, hành động và hành vi của học viên, sinh viên ngành du lịch.

Thứ hai, gắn liền mật thiết giữa giáo dục đào tạo chính trị tư tưởng đạo đức và đào tạo lao động chuyên môn nghề nghiệp ngành du lịch.


Thứ ba, đào tạo đồng bộ đòi hỏi phải chú ý đào tạo về mặt nhận thức, cũng như mặt tình cảm, đào tạo có hệ thống hình thành niềm tin để có được người lao động trong ngành du lịch “vừa hồng, vừa chuyên”. Đó là hình thành được số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực, tâm lực), nguồn nhân lực phát triển hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch ĐBSCL, cụ thể là:

Về số lượng, theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL là 75.400 nhân lực du lịch trực tiếp và 132.500 nhân lực du lịch gián tiếp. Năm 2030, nhu cầu nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL là 110.000 nhân lực du lịch trực tiếp và 381.600 nhân lực du lịch gián tiếp [64, tr. 211]. (Xem thêm phụ lục 7: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL năm 2020).

Về chất lượng, cần chú ý đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành trong đó chú trọng các kiến thức lịch sử, văn hóa vùng ĐBSCL, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp…) nhằm đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho vùng ĐBSCL. Về chất lượng cần đặc biệt lưu ý hiện ngành du lịch ĐBSCL đang rất thiếu nguồn nhân lực có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ khách quốc tế.

Về cơ cấu, cần xây dựng nguồn nhân lực ngành du lịch có cơ cấu phù hợp với từng địa phương ở ĐBSCL. Trong đó có sự phù hợp về ngành nghề tương ứng với từng công việc cụ thể như: hướng dẫn viên du lịch (theo tuyến hoặc tại điểm), lễ tân, nhân viên buồng phòng, đầu bếp, phục vụ bàn, thiết kế điều hành tour du lịch, nhân viên kinh doanh…. Bên cạnh đó cũng cần có sự hợp lý đối với các trình độ đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Cần lưu ý rằng, hiện ĐBSCL chưa có trường đại học chuyên về du lịch, chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở trình độ sau đại học.


Đối với từng đối tượng đào tạo, việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải đảm bảo quan điểm đồng bộ vì chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch không chỉ riêng về thể chất, tinh thần mà cả lĩnh vực sinh học và cả lĩnh vực xã hội.

Về thể lực, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch có sức khỏe tốt, thể lực lực bền bỉ, khả năng vận động tốt, tháo vát và nhanh nhẹn. Vì nhân lực trong ngành du lịch phải vừa lao động trí óc, vừa lao động thể lực với cường đó lao động khá cao và chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường lao động phức tạp. Một trong những đặc tính nổi bật của hoạt động du lịch là tính thời vụ. Lượng khách du lịch không đều giữa các tháng trong năm mà biến động thay đổi theo mùa. Vào mùa cao điểm, nhân lực trong ngành du lịch phài làm việc liên tục ví dụ như hướng dẫn viên du lịch phải thường xuyên di chuyển, ăn nghỉ không ổn định, hoạt động nghiệp vụ liên tục nên cần phải có thể lực tốt để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân và cho cả đoàn khách. Thể lực trong hoạt động du lịch còn bao hàm yếu tố hình thể, trang phục tác phong chuyên nghiệp.

Về trí lực, trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch thì chủ thể đào tạo không chỉ cung cấp tri thức cho người học mà còn phải khơi dậy khả năng tự học, tự nghiên cứu, hướng người học đam mê và có phương pháp phù hợp để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Trí lực ở đây không chỉ là tri thức đơn thuần mà là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động so với yêu cầu của công việc mà người lao động đảm nhận, vì vậy trong quá trình đào tạo cần hướng đến kỹ năng nghiệp vụ, giúp người học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp nhằm phục vụ du khách, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.


Về tâm lực, trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cũng phải chú trong đến việc hướng cho người học có những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp. Trước tiên là phải có tình yêu và trách nhiệm với đất nước, với tổ chức và với khách du lịch. Nhân lực ngành du lịch phải có tâm làm nghề, mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên về văn hóa miền Tây Nam Bộ thật thà, hiếu khách, thanh lịch, nghĩa tình. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo cần rèn luyện cho người học những đức tính như: đoàn kết, cần cù, nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo, thân thiện, lịch thiệp, điềm tĩnh, thận trọng, tính kỷ luật, hiếu khách, chân thật…

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, là nền tảng trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

Nhận thức được vấn đề này và để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong khoảng 10 năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm phát triển ngành du lịch, trong đó có nguồn nhân lực du lịch: Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt Quy hoạch phát


triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 201/QĐ- TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị 14 CT/TTg ngày 2/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Đề án Tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội lĩnh vực du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 08-QĐ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;…

Tại ĐBSCL, có các quy hoạch, đề án, dự án xây dựng, phát triển ngành du lịch của vùng: Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020; Quyết định số 4552/QĐ- BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ xây dựng dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;…

Tại Quyết định 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu:

Hình thành được đội ngũ nhân lực ngành Du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền để đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch trong nước và tham

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí