+ Về trình độ ngoại ngữ và tin học: Đến năm 2020 phổ cập trình độ ngoại ngữ và tin học tương đương bằng C cho toàn bộ cán bộ quản lý, quản trị cấp phòng và tương đương trở lên, những người tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài, đảm bảo sử dụng ngoại ngữ và tin học phục vụ được yêu cầu công việc.
+ Về phân bố vùng miền: Cơ cấu lại sự phân bố vùng miền của đội ngũ nhân lực của ngành Du lịch, số lượng nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa và nhân lực là người dân tộc ít người.
3.2. NHU CẦU, KHẢ NĂNG VÀ QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển du lịch là 1.931 nghìn tỷ đồng (tương đương 94,2 tỷ USD theo giá hiện hành). Trong đó, vốn NSNN chiếm từ 8 – 10% (bao gồm cả vốn ODA) và nguồn vốn từ khu vực tư nhân chiếm từ 90 – 92% (bao gồm cả vốn FDI). Phân theo kỳ đầu tư, từ nay đến năm 2020 nhu cầu vốn đầu tư là 854 nghìn tỷ đồng (tương đương 42,5 tỷ USD) chiếm 44,2%, từ năm 2020 đến 2030 nhu cầu vốn đầu tư là 1.077 nghìn tỷ đồng (tương đương 51,7 tỷ USD) chiếm 55,8% [9].
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020 là một phần trong nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch. Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư phải căn cứ vào mục tiêu phát triển NNLDL, tỷ trọng chi NSNN cho NNLDL và khả năng huy động vốn ngoài NSNN, trong đó chủ yếu là nguồn đóng góp từ người học. Nhu cầu vốn đầu tư được tổng hợp từ nhu cầu vốn của từng khâu, lĩnh vực, giải pháp, dự án cho phát triển NNLDL.
3.2.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên
Vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho phát triển NNLDL được xác định dựa trên số lượng nhân lực và mức chi thường xuyên tính trên một nhân lực.
= | Số lượng nhân lực du lịch | × | Chi phí thường xuyên bình quân cho 1 nhân lực | (3.1) |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nnldl Trên Thu Nhập Du Lịch Của Các Csđtdl Trực Thuộc Bộ Vhttdl Giai Đoạn 2006-2013
- Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 17
- Mục Tiêu Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Việt Nam Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Năm 2020
- Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nnldl Đến Năm 2020
- Tích Cực Khai Thác Nguồn Vốn Ngoài Nsnn
- Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Ngoài Nước Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Việt Nam Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
Số lượng nhân lực du lịch đến năm 2020
Bảng 3.1. Số lượng nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo đến năm 2020
Trình độ đào tạo | Số lượng nhân lực du lịch (người) | |
1 | Đào tạo tiến sỹ | 366 |
2 | Đào tạo thạc sỹ | 5.734 |
3 | Đại học | 71.775 |
4 | Cao đẳng | 23.490 |
5 | Trung cấp chuyên nghiệp | 111.969 |
6 | Cao đẳng nghề | 35.235 |
7 | Trung cấp nghề | 1.131 |
8 | Sơ cấp | 194.000 |
9 | Dưới sơ cấp, phổ thông | 426.300 |
10 | Tổng cộng | 870.000 |
Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch đến năm 2015 [10], số lượng nhân lực du lịch trực tiếp vào khoảng 620.000 người và tốc độ tăng đến năm 2020 là 7%/năm với cơ cấu về trình độ đào tạo biểu hiện qua bảng
3.1. Như vậy, trong tổng nhu cầu về số lượng nhân lực du lịch đến năm 2020 thì số lượng nhân lực qua đào tạo chiếm khoảng 51%, chưa qua đào tạo (từ dưới sơ cấp, lao động phổ thông) chiếm 49%. Nhân lực qua đào tạo nghiệp vụ du lịch cần phải có lượng vốn nhất định đầu tư (đào tạo lần đầu, đào tạo lại).
Chi phí thường xuyên bình quân cho 1 nhân lực du lịch
Từ công thức: Học phí = Chi phí thường xuyên tối thiểu - Hỗ trợ của nhà nước [65, tr 103], chi phí thường xuyên bình quân cho 1 nhân lực du lịch được xác định dựa trên công thức:
Chi phí thường xuyên = Học phí + Hỗ trợ của nhà nước (3.2)
Do vậy, khi xác định chi phí thường xuyên, phải xác định được mức học phí và mức hỗ trợ của nhà nước cho chi thường xuyên.
Mức chi thường xuyên bình quân một nhân lực nói chung phụ thuộc vào GDP bình quân đầu người trong từng thời kỳ. GDP bình quân đầu người Việt Nam tính đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD, theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 [64]. Như vậy, đến năm 2020, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp (theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới – WB). Theo Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam thì mức chi bình quân một sinh viên đại học giai đoạn tới chiếm khoảng 80% GDP bình quân đầu người [52]. Như vậy, với cách tính này thì mức chi bình quân một sinh viên đại học là 2.400 USD vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu đạt được con số này thì tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước phải giảm xuống và mức học phí lại tăng lên theo tỷ lệ giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25% - 60% - 15% [52].
Mức học phí thể hiện sự chia sẻ thực sự chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, đủ chi lương và từng bước đảm bảo chi thường xuyên, phần còn lại của chi thường xuyên và toàn bộ chi đầu tư do nhà nước đảm nhận. Theo Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014 thì mức học phí đến năm học 2014 – 2015 trước hết là bù đắp chi phí lương, sau đó mức học phí tăng dần để bù được chi phí thường xuyên.
Nhu cầu vốn cho chi thường xuyên
Áp dụng theo cách “chia sẻ chi phí” như trên, tỷ giá hối đoái USD/VND khoảng 21.000 và hệ số điều chỉnh về mức trần học phí đối với
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì mức học phí (nhu cầu vốn huy động từ dân đóng góp) được dự báo theo bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn huy động từ dân đóng góp (mức học phí) cho phát triển NNLDL đến năm 2020
Hệ đào tạo | Mức học phí cho một nhân lực (Triệu đồng) | Nhu cầu vốn từ dân đóng góp (mức học phí) (Tỷ đồng) | |
1. | Đào tạo Tiến sỹ | 75,6 | 28 |
2. | Đào tạo Thạc sỹ | 45,36 | 260 |
3. | Đại học | 30,24 | 2.170 |
4. | Cao đẳng | 24,192 | 585 |
5. | Trung cấp chuyên nghiệp | 21,168 | 2.370 |
6. | Cao đẳng nghề | 17,5392 | 6.180 |
7. | Trung cấp nghề | 15,12 | 17 |
8. | Sơ cấp | 9,072 | 2 |
9. | Dưới sơ cấp | 3,024 | 1.289 |
10. | Tổng cộng | 12.901 |
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
Bảng 3.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên phát triển NNLDL đến năm 2020
Nội dung | Nhu cầu vốn đến năm 2020 (tỷ đồng) | |
1 | Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp | 12.901 |
2 | Nhu cầu vốn từ NSNN | 5.376 |
3 | Tổng cộng | 18.277 |
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
Với tỷ lệ chia sẻ giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25% - 60% - 15% [52], nhu cầu vốn chi thường xuyên cho phát triển NNLDL được tổng hợp qua bảng 3.3
3.2.1.2. Nhu cầu vốn từ xã hội hóa cho phát triển NNLDL
Với cách chia sẻ chi phí giữa nhà nước - người học - cộng đồng là 25%
- 60% - 15% [52] thì nhu cầu vốn thường xuyên chiếm 85% và từ cộng đồng (xã hội hóa) cho phát triển NNLDL chiếm 15%. Từ bảng 3.3 và theo tỷ lệ như trên, nhu cầu vốn từ xã hội hóa cho đào tạo NNLDL là 3.225 tỷ đồng, trong đó 50% kêu gọi vốn đầu tư ngoài nước.
3.2.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ phát triển NNLDL
Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ phát triển NNLDL là những quy định mang tính pháp lý, định hướng về các tiêu chuẩn, điều kiện và hoạt động hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy công tác phát triển NNLDL.
Nhu cầu vốn đầu tư được xác định qua Bảng 3.4
Bảng 3.4. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL đến năm 2020
Nội dung | Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) | ||||
Tổng cộng | NSNN | Ngoài NSNN | |||
Trong nước | Ngoài nước | ||||
1 | Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL | 10 | 5 | 2 | 3 |
2 | Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL | 20 | 8 | 8 | 4 |
3 | Tổng cộng | 30 | 13 | 10 | 7 |
(Nguồn: [10])
Nhu cầu vốn đầu tư cho hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL.
Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng phát triển NNLDL, nhu cầu kinh phí cho hoạt động này là 10 tỷ đồng, trong đó:
1) NSNN là 5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% thông qua NSNN hàng năm, ngân sách địa phương, ngân sách thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch
2) Doanh nghiệp tham gia đóng góp 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20%
3) Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế là 3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% thông qua dự án do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, hỗ trợ của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và các tổ chức quốc tế khác.
Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL.
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển NNLDL là để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển NNLDL thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dữ liệu là 20 tỷ đồng, trong đó: vốn từ NSNN là 8 tỷ đồng chiếm 40%, vốn từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế là 4 tỷ đồng chiếm 20%, còn lại là từ sự đóng góp của các cơ sở đào tạo, tổ chức và các bên tham gia vào hệ thống là 8 tỷ đồng chiếm 40%.
3.2.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL
Bảng 3.5. Nhu cầu vốn đầu tư
cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL đến năm 2020
Nội dung | Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) | ||||
Tổng cộng | NSNN | Ngoài NSNN | |||
Trong nước | Ngoài nước | ||||
1 | Phát triển mạng lưới đào tạo du lịch | 2.090 | 730 | 1.050 | 320 |
2 | Đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch | 500 | 150 | 150 | 200 |
3 | Phát triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch | 60 | 20 | 20 | 20 |
4 | Tổng cộng | 2.640 | 900 | 1.200 | 540 |
(Nguồn: [10])
Tăng cường năng lực phát triển NNLDL cần phải chú trọng: i) phát triển mạng lưới đào tạo du lịch; ii) đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch; iii) phát triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư để nhằm tăng cường năng lực phát triển NNLDL là tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho từng khâu trên.
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới đào tạo du lịch
Phát triển mạng lưới đào tạo du lịch bao gồm các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học du lịch đảm bảo hiện đại, đào tạo chất lượng cao được sự công nhận rộng rãi trong và ngoài nước, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong cả nước. Mục tiêu của phát triển mạng lưới đào tạo du lịch là: 1) thành lập mới một số CSĐTDL đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhân lực về ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của từng vùng du lịch; 2) tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo hiện đại, đủ điều kiện đào tạo chất lượng cao và hội nhập khu vực; 3) tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong công tác đào tạo, xây dựng chương trình giáo trình, phát huy tính năng động và hiệu quả của mạng lưới đào tạo du lịch.
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới đào tạo du lịch là 2.090 tỷ đồng, trong đó từ NSNN là 730 tỷ đồng chiếm 35% chủ yếu cho đầu tư xây dựng các trường, nguồn kinh phí huy động từ tài trợ của nước ngoài dự kiến 15% tương đương 320 tỷ đồng và huy động các nguồn khác liên kết, đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo... tương đương 50% bằng 1.050 tỷ đồng [10].
Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch
Để phát triển NNLDL, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đảm bảo yêu cầu cơ
sở đào tạo du lịch hiện đại và giảng dạy được ở các cơ sở đào tạo trong khu vực.
Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng; trong đó đào tạo chuyên môn du lịch 380 tỷ đồng (chiếm 76%), đào tạo phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ 120 tỷ đồng (chiếm 24%). Nguồn vốn đầu tư từ NSNN là 150 tỷ đồng (chiếm 30%), tài trợ của nước ngoài 200 tỷ đồng (chiếm 40%) và phần còn lại là kêu gọi sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cá nhân giảng viên, giáo viên 150 tỷ đồng (chiếm 30%) [10].
Nhu cầu vốn đầu tư cho triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch
Trên quan điểm đổi mới và hội nhập quốc tế, trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các chuyên ngành Du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý, tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành Du lịch và phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các CSĐTDL. Đến năm 2020, đảm bảo 80% các cơ sở đào tạo du lịch từ dạy nghề, trung cấp đến cao đẳng và đại học sử dụng khung chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng thống nhất và 80% các chuyên ngành đào tạo du lịch tại các CSĐTDL đạt được mức chuẩn khu vực về nội dung chương trình đào tạo, ít nhất 50% CSĐTDL được khu vực ASEAN công nhận về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo và kết quả đào tạo theo văn bằng, chứng chỉ.
Nhu cầu vốn đầu tư cho triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng trong du lịch dự kiến khoảng 60 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 20 tỷ đồng (chiếm 33%), huy động tài trợ của nước ngoài thông qua việc cung cấp chuyên gia là 20 tỷ đồng (chiếm 33%), huy động tài trợ, đóng góp của các bên trong nước tham gia 20 tỷ đồng (chiếm 33%) [10].
3.2.1.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL