Thực Trạng Quản Lý Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Hoạt Động Du Lịch


Quản lý du lịch có 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 04 chuyên viên, bộ phận thông tin xúc tiến du lịch có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 04 chuyên viên. Về trình độ chuyên môn có 2 người có trình độ thạc sĩ 8 người trình độ đại học, 01 cao đẳng, (trong đó 05 người học chuyên ngành du lịch và 06

người chuyên ngành khác. Trong thời gian gần đây, Sở đã cử cán bộ, công chức tham gia các lớp quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, tham gia các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, về số lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở chưa được đầy đủ, chất lượng chưa cao.

Ở cấp huyện, thị: Công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã. Phòng Văn hóa - Thông tin chịu sự quản lý chuyên ngành của Sở VH -TT&DL và Sở Thông tin và Truyền thông. Số lượng, cơ cấu cán bộ công chức của Phòng Văn hóa - Thông tin được kiện toàn ngày càng đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ, Phòng Văn hóa - Thông tin cử 01 cán bộ phụ trách công tác du lịch trên địa bàn. Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh có sự sắp xếp, thay đổi, việc phân công cán bộ, công chức ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Cán bộ, công chức cần đảm bảo số lượng đầy đủ chất lượng cao về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh.

Tính đến thời điểm này nhiều khu lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có Ban Quản lý các khu du lịch như Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên. Ban Quản lý này có chức năng quản lý, nghiên cứu, kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng, bảo tồn, tôn tạo và khai thác phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh của tỉnh Điện Biên theo quy định của Luật Di sản văn hóa phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh Bản quản lý di tích chung của tỉnh, còn có


các ban quản lý ở những khu du lịch khác trên địa bàn như Ban Quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ, Ban Quản lý khu du lịch Pá Khoang.

Bên cạnh quản lý Nhà nước về du lịch thông qua các cấp Ủy và chính quyền, tỉnh cũng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch và dịch vụ du lịch bằng việc xây dựng, áp dụng cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực áp dụng các tiêu chuẩn ngành; giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Tiếp tục phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, cũng như tại các khu, điểm du lịch tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Điện Biên và các hội ngành nghề để đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch, sản xuất các sản phẩm lưu niệm, hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, hộ gia đình, gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn, các thôn bản dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa, trên tuyến biên giới. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch đến các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và người dân địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trong bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Tỉnh cũng phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại nơi công cộng và các khu, điểm du lịch.


3.3.6. Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Mặc dù Điện Biên là tỉnh có nhiều cơ hội và lợi thế trong việc phát triển du lịch nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một nguyên nhân quan trọng là nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vừa thiếu, vừa yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm. Theo Nghị quyết Nghị Quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14/10/2017 của HĐND tỉnh thông qua chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Dự báo về nhu cầu lao động trong ngành du lịch của tỉnh sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Bảng 3.10: Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên


LAO ĐỘNG

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017 (%)

So sánh

2019/2018 (%)

Tổng số lao động

hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh


11.900


12.120


13.500


+1,85


+11,39

Lao động trực tiếp

4.890

5.008

5.512

+2,41

+10,06

Lao động gián tiếp

7.100

7.112

7.998

+1,69

+12,45%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 11

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) Bảng số liệu trên cho thấy, tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh đạt 12.120 người tăng 1,85% so với năm 2017, trong đó lao động trực tiếp tăng 2,41% và lao động gián tiếp tăng


1,69%. Đến năm 2019 số lượng lao động trong ngành du lịch tăng 11,39% so với năm 2018, trong đó lao động trực tiếp tăng 10,06% và lượng tăng của lao động gián tiếp là 12,45%. Mặc dù số lượng lao động trong ngành du lịch tăng tương đối nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng lao động trong ngành du lịch hiện nay chưa đạt theo mục tiêu mà Nghị quyết mà đã đề ra.

Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh của tỉnh thì đến nay số lượng và chất lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Mặc dù tỉnh Điện Biên trong thời gian qua khá quan tâm, tập trung cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh, tuy nhiên nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vẫn đang thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và còn có khoảng cách khá xa so với nguồn nhân lực của khu vực và các địa phương khác trong cả nước. Theo báo cáo của sở VHTT&DL số lao động phổ thông chiếm tới 86% trong tổng số lao động ngành du lịch chủ yếu ở các bộ phận phục vụ trực tiếp như nhân viên phục vụ bàn, buồng, nhân viên tạp vụ, bảo vệ. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn rất thấp do phần lớn các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Điện Biên đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú từ 2 sao trở xuống đều là hộ gia đình tự kinh doanh, tự quản lý, nên lao động chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch, ngoại trừ đội ngũ lao động ở một số khách sạn đã được thẩm định 2, 3 và 4 sao. Tương tự như vậy, số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch có trình độ về ngoại ngữ cũng rất hạn chế, chỉ chiếm 5% trong tổng số lao động ngành du lịch, do đó chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh công tác đào tạo tại chỗ của các đơn vị kinh doanh du lịch, trong những


năm qua tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức được các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho cán bộ làm công tác du lịch tại các huyện, thị xã và lễ tân tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về du lịch đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ quản lý các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch tại cơ sở. Bên cạnh đó để nâng cao trình độ quản lý và tổ chức công tác du lịch sở VHTT&DL cũng cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn.

Bảng 3.11: Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh tổ chức


HOẠT ĐỘNG

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017 (%)

So sánh

2019/2018 (%)

Số lớp tập huấn nâng cao kỹ năng và nhận thức về du lịch do sở

tổ chức


2


3


4


+50,00


+33.33

Số lượt lượt người

tham dự

63

84

127

+33,33

+51,19

Số lượng cán bộ sở

tham gia tập huấn

6

6

8

0

+33,33

- Tập huấn ngoài tỉnh

1

3

2

+200,00

-33,33

- Tập huấn tại tỉnh

5

3

6

-40,00

+100,00

- Tập huấn nước

ngoài

0

1

0

+100,00

-100,00

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên)


Bảng số liệu cho thấy công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện, trong giai đoạn 2017 - 2019, số lượng lớp tập huấn nâng cao kỹ năng và nhận thức về du lịch do Sở VHTT&DL tổ chức tăng lên. Cụ thể số lớp trong năm 2017 chỉ 2 lớp với 63 người tham gia, thì đến năm 2018 số lớp tăng lên là 3 và số người tham dự là 84 và đến năm 2019 sở đã tổ chức được 4 lớp với 127 người tham dự. Thành phần tham dự các lớp tập huấn này bao gồm cán bộ quán lý về du lịch, các hộ kinh doanh du lịch và các cá nhân tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch. Cùng với đó, hàng năm sở cũng chủ động cử cán bộ tham gia các khóa ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng của đội ngủ cán bộ của Sở trong quản lý và nghiệp vụ. Năm 2017 số cán bộ được cử đi học tập các khóa ngắn hạn là 6 người trong đó 1 cán bộ tập huấn tại Hà Nội và 5 cán bộ tập huấn tại tỉnh, đến năm 2019 số cán bộ được sở cử đi tập huấn ngoài tỉnh là 2 và tại tỉnh là 6. Đặc biệt trong năm 2018, được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở đã cử 1 cán đi tập huấn về du lịch 1 tháng tại Thái Lan.

Mặc dù số lượng lớp tập huấn cũng như đội ngũ cán bộ và người làm du lịch tham gia tập huấn hàng năm còn thấp so với lực lượng cần được tập huấn nhưng với sự nỗ lực của địa phương, những lớp tập huấn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, nghiệp vụ, trách nhiệm của người làm du lịch với ngành du lịch cũng như cộng đồng địa phương. Chính vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục triển khai các lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn chất lượng nhân lực du lịch của tỉnh hơn nữa góp phần đưa ngành du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết mà tỉnh đã đề ra.

3.3.7. Thực trạng quản lý tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch

Công tác tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể trong năm 2019, UBND tỉnh Điện Biên giao cho Sở VHTT&DL phối hợp với các đơn vị du lịch trên địa bàn tham gia nhiều các hoạt động xúc tiến nhằm quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên đến với


bạn bè trong và ngoài nước. Những sự kiện nổi bật mà tỉnh đã tham gia trong năm 2019 bao gồm hoạt động quảng bá văn hóa - du lịch tại Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2019, ngày hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản, Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm các bức ảnh đẹp về Hoa Ban, hoa Anh Đào tại Quảng Ninh….Việc tham gia các sự kiện này góp phần đưa hình ảnh, văn hóa và con người Điện Biên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Bảng 3.12: Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên năm 2019

STT

Hoạt động quảng bá

1

Quảng bá văn hóa - du lịch tại Hà Nội

2

Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2019

3

Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản

4

Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh


5

Trưng bày, triển lãm các bức ảnh đẹp về Hoa Ban, hoa Anh Đào tại

Chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2019 - Hạ Long - Quảng Ninh

6

Tổ chức chương trình đón khách du lịch đầu tiên đến Điện Biên bằng

đường hàng không


7

Tham gia chương trình Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" trong khuôn khổ "Festival Cồng chiêng Tây Nguyên" tại tỉnh Gia

Lai năm 2019

8

Ngày hội "Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào"

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Điện Biên)

Bên cạnh việc tham gia các sự kiện, tỉnh cũng xây dựng các trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư… Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh đăng tải


các bài viết, thông tin nổi bật các sự kiện văn hóa lễ hội, du lịch của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch một số tỉnh lân cận Sơn La, Lào Cai, Lai Châu để liên kết phát triển du lịch vùng,

tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển. Xen kẽ các sự kiện du lịch có việc tổ chức các lễ hội như: Ngày hội văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên, Lễ hội Tết hoa truyền thống dân tộc Cống, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên….

Song song với các hoạt động xúc tiến quảng bá là những hoạt động có tính chất tuyên truyền, phổ biến cũng được tỉnh triển khai thực hiện xuyên suốt trong các năm vừa qua. Cụ thể, tỉnh đã xây dựng và thiết kế các chương trình nhằm tuyên truyền về du lịch thông qua việc in vào các đĩa VCD, in bản đồ du lịch, tập gấp, tờ quảng cáo và trên chương trình của đài truyền hình địa phương và đài truyền hình Việt Nam, Ban Khoa giáo Trung ương, các báo du lịch, báo giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Điện Biên.

Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 - 2019, định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 08/5/2012. Đây là cơ sở quan trọng định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên; tạo điều kiện tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Sau thời gian thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Điện Biên.

Các nội dung của đề án đã được triển khai thực hiện bằng nhiều hoạt động, chương trình cụ thể gồm: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tổ chức các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, thân thiện đối

với khách du lịch; Tuyên truyền quảng bá trong nước và ngoài nước; Tổ chức khảo sát điều tra khách du lịch, thống kê, nghiên cứu và xây dựng chiến lược

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023