Tổ Chức, Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch; Nghiên Cứu, Ứng Dụng Khoa Học Và Công Nghệ


2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về đào tạo nhân lực cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, từ năm 2009 - 2015, Trường Đại học Hoa Lư phối hợp với Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội tuyển sinh được 3 khóa Trung cấp du lịch các chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch, buồng, bàn, bar và lễ tân, với hơn 500 sinh viên, từng bước khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tại các cơ sở lưu trú và các đơn vị kinh doanh du lịch.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về du lịch cho lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch. Từ năm 2010 đến nay đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hơn 15.000 lượt người dân tham gia hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch; 15 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý cơ sở lưu trú du lịch và nghiệp vụ buồng, bàn, bar cho 695 lao động làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch; 3 khóa trung cấp các nghiệp vụ buồng, bàn, hướng dẫn, lễ tân cho 526 sinh viên.

Ngoài ra ngành du lịch thường xuyên tổ chức các hội thi nghề như: thi đầu bếp, thi lễ tân, thi hướng dẫn viên du lịch… qua đó góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ đầu bếp, lễ tân và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có khoảng 19.420 lao động (trong đó có 5.350 lao động trực tiếp) đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc ở các cơ sở lưu trú và ăn uống (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp), và tại các khu vực vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.


Tổng số lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch có xu hướng tăng: năm 2010 tổng số lao động là 8.550 lao động cả trực tiếp và gián tiếp, đến năm 2017 con số này tăng lên 19.420 người, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 7 năm qua là 12,45%/năm.

Bảng 2.5. Hiện trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị tính: Lao động


Hạng mục


2010


2012


2014


2015


2016


2017

Tăng TB (%/

năm)

Tổng số

8.550

11.000

15.500

16.500

18.000

19.420

12,45

Lao động trực tiếp

1.892

2.300

3.500

3.850

4.200

5.350

16,00

Lao động

gián tiếp

6.658

8.700

12.000

12.650

13.800

14.070

11,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 10

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

Năm 2017, trong cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm 74,3%; lữ hành và vận chuyển chiếm 3,1%. Về chuyên môn nghiệp vụ, lao động phục vụ buồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,63%; lao động phục vụ trong nhà hàng - bar chiếm 16,24%; lao động tại bộ phận lễ tân chiếm 17,67%; lao động chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,85%.

2.3.5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Việc bảo tồn và khai thác tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đặc biệt được tỉnh quan tâm. Thực hiện NQTW5 (khoá VIII) và Luật di sản văn hoá, Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, bảo vệ, sưu tầm, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá của các di tích lịch sử, danh thắng được quan tâm và đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, Ninh Bình đã có


78 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia; 110 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Hàng năm tỉnh có các dự án đầu tư cho việc tu bổ, trùng tu, tôn tạo di tích được xếp hạng tại các điểm du lịch quan trọng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có các hoạt động xúc tiến tích cực nhằm giữ gìn và quảng bá rộng rãi giá trị của tài nguyên du lịch như: biểu diễn hát Xẩm, hội chợ làng nghề, tổ chức các hoạt động lễ hội… Từng bước thực hiện tốt công tác kiểm kê, phân loại và có những động thái tích cực cho việc bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa.

2.3.6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài

Trong thời gian qua, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình đã được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình đã chú trọng đầu tư cho nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong nước và nước ngoài như chủ động tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm giới thiệu các tiềm năng, các cơ hội, các chính sách đầu tư phát triển du lịch ở Ninh Bình; tọa đàm về liên kết phát triển du lịch giữa Ninh Bình với các tỉnh, thành phố trong vùng…; đồng thời tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch ở trong nước cũng như quốc tế.

Các hoạt động liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình đã được thực hiện trong thời gian qua, bao gồm:

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An được chú trọng đầu tư cả về kinh phí, phương thức tổ chức, đạt nhiều hiệu quả tích cực. Quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên website bằng 4 ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Việt; thu hút 4.870.000 lượt khách truy cập, tăng 75,18% so với cùng kỳ năm 2015. Quảng bá trên các kênh truyền hình, báo, tạp chí trong nước và quốc tế như: Tạp chí Du lịch Việt Nam, VTV2, VTC1, VTC2, VTC4, VTC9 của Đài truyền hình Việt Nam, kênh truyền hình Nhật Bản TBS, NHK, CNN…


- Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Ninh Bình có chuyên mục “Du lịch Ninh Bình” “Du lịch qua Radio”; Đài truyền thanh huyện Hoa Lư có chuyên mục “Du lịch Hoa Lư”; Đài truyền thanh huyện Yên Mô có chuyên mục “Tìm hiểu về du lịch quê hương”; Đài truyền thanh huyện Kim Sơn có chuyên mục “Tìm hiểu về phong cảnh và con người Ninh Bình”… nhằm giới thiệu cho khách du lịch về tiềm năng, các điểm tham quan du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch… của mỗi địa phương nói riêng và toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.

- Tổ chức đón các đoàn làm phim nổi tiếng trên thế giới (đoàn làm phim thuộc hãng Legendary Pictures - Hoa Kỳ; đoàn làm phim Game show - Bỉ; hãng sản xuất chương trình truyền hình World Race Produtions; đoàn làm phim Công ty TNHH Ba Sắc Cầu Vồng…) đến ghi hình tại Ninh Bình, qua đó đã đưa những hình ảnh về mảnh đất, con người Ninh Bình thân thiện, mến khách đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư và du khách trong việc giữ gìn và bảo vệ phát huy giá trị tài nguyên du lịch.

- Sở Du lịch Ninh Bình đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, với Hiệp hội Du lịch Ninh Bình… trong việc đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại chương trình các Năm Du lịch quốc gia; hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế: Hội chợ quốc tế tại Berlin (Đức), hội chợ du lịch quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội, Hội chợ du lịch Quốc tế Đà Nẵng, Hội chợ thương mại Festival Huế, Lễ hội Hoa Lư...; tổ chức các chương trình famtrip mời các hãng lữ hành, cơ quan báo chí đến Ninh Bình nghiên cứu, khảo sát, tọa đàm, xây dựng sản phẩm du lịch mới giới thiệu cho khách du lịch như Chương trình famtrip “Về với Cố Đô Ngàn Lau”, Hội nghị “Đẩy mạnh liên kết xúc tiến quảng bá Du lịch Ninh Bình với các


tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và phụ cận năm 2016” với sự tham dự của 17 đơn vị làm xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và phụ cận…

- Trong năm 2017 đã xuất bản trên 13.600 ấn phẩm, tài liệu; cung cấp trên 20.000 tài liệu ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch Ninh Bình tại các lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo, các sự kiện du lịch lớn trong và ngoài tỉnh; tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin du lịch Ninh Bình cho 4.300 lượt du khách và các công ty lữ hành xin tư vấn du lịch thông qua điện thoại và hộp thư điện tử; thay mới 4 cụm panô quảng cáo du lịch tấm lớn để tuyên truyền quảng bá du lịch Ninh Bình, tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách đến tham quan.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Ninh Bình còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao do kinh phí đầu tư thấp; các ấn phẩm quảng bá cho du lịch chung của tỉnh còn ít về số lượng, quy mô còn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức còn đơn giản, chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau; việc tiếp cận các thị trường khách quốc tế còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu, lồng ghép giữa phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn chưa nhịp nhàng; mặt khác ngành du lịch Ninh Bình chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch để từ đó có những chương trình hành động cụ thể cho các bên tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch một cách hiệu quả.

2.3.7. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2009, sau khi Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch, vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh luôn được cọi trọng.


Về bộ máy quản lý, trước đây cơ chủ trì, quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Đến ngày 06/6/2016, HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND về việc thành lập Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình. Theo Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Du lịch gồm có 05 phòng chức năng, 03 đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Văn phòng; Thanh tra; phòng Quản lý Du lịch; phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch; phòng Thông tin du lịch; Trung tâm Xúc tiến du lịch; Trung tâm hỗ trợ khách du lịch; Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An. Ở cấp huyện, cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, hiện tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố do đó có 08 phòng Văn hóa - Thông tin.

Bên cạnh vai trò của cơ quan chủ trì, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về du lịch cũng được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, văn minh các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, các ngành công an - văn hóa, thể thao và du lịch, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã xây dựng kế hoạch liên ngành số 1181/KHLN-CA-VH,TT&DL ngày 26/12/2014 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực du lịch, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bảo đảm trật tự, cảnh quan môi


trường ở các khu, điểm du lịch. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp trong đó quy định trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Du lịch); và Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An. Kế hoạch phối hợp liên ngành ngày 20/9/2016 về quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An giữa Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An với các Sở: Du lịch; Nông nghiệp và PTNT; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thông tin truyền thông; UBND các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp; 20 xã, phường và các doanh nghiệp có liên quan trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An.

2.3.8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch

Cùng với sự phát triển mạnh của ngành du lịch tỉnh, trong giai đoạn 2010 - 2017 số lượng khách du lịch đến thăm quan tại tỉnh Ninh Bình tăng nhanh từ đó kéo theo sự phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp 252 giấy phép kinh doanh dịch vụ Karaoke, 68 giấy phép biểu diễn nghệ thuật, ban hành 92 văn bản cho phép biểu diễn nghệ thuật, cấp 64 thẻ hướng dẫn viên (cả nội địa và quốc tế), thẩm định, công nhận hạng cho 134 cơ sở lưu trú.

2.3.9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Các nội dung mà tỉnh Ninh Bình chú trọng, thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra đó là kiểm tra các cơ sở


lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch; công tác bảo vệ môi trường du lịch tại các khu di tích, khu du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; công tác quản lý và tổ chức lễ hội; việc quản lý di sản và quản lý tiền công đức tại các di sản, khu tâm linh.

Từ năm 2010 đến năm 2016, Sở Văn hóa đã chủ trì thực hiện 98 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 10 khu, điểm du lịch và 424 cơ sở du lịch qua đó đã chấn chỉnh, xử lý 71 cơ sở vi phạm hành chính. Thông qua đó đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; kịp thời chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Ngoài ra, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh và phục vụ ăn uống ở các nhà hàng, khách sạn tại các khu, điểm du lịch được ngành y tế thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát, chấn chỉnh các sai phạm. Mỗi năm tổ chức kiểm tra trên 2.000 lượt cơ sở nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế.

Về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch: Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Du lịch kiểm tra, rà soát, sửa chữa, lắp đặt hệ thống biển báo, chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch tại các vị trí quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch.

2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2010 - 2017, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, nhưng với việc các cơ quan nhà nước của tỉnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý và phát triển du lịch cho nên ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như số lượng khách tăng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023