Phương Pháp Nghiên Cứu Và Thiết Kế Luận Văn


đó luôn phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung của một cách tự nguyện. Bởi vậy, tổ chức nên chú trọng xây dựng bản sắc văn hóa riêng và tạo mọi điều kiện để người lao động tham gia và hòa mình vào bản sắc đó.

Thành phần, cơ cấu tổ chức: bao gồm các bộ phận của tổ chức và sự sắp xếp các bộ phận đó thành một thể thống nhất với chức năng, nhiệm vụ riêng. Khi cơ cấu tổ chức được cấu thành, trách nhiệm và quyền hạn triển khai, thực hiện công việc được chính thức phân định cho mỗi người lao động. Nếu cơ cấu không hợp lý thì tại vị trí làm việc sẽ không có sự thống nhất giữa ba yếu tố nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn, từ đó dẫn tới không tạo được động lực lao động. Cơ cấu tổ chức tinh gọn, chức năng và quyền hạn rõ ràng sẽ tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây chính là lý do cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ thúc đẩy động lực lao động và ngược lại.

Điều kiện lao động là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sức khỏe của người lao động bao gồm các quy định về không khí, ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, mức độ độc hại, cơ sở vật chất hỗ trợ làm việc… Với điều kiện lao động tốt, người lao động sẽ yên tâm công tác. Với điều kiện tồi tệ, công tác bảo hộ lao động cần phải được đảm bảo nếu không sẽ gây tâm trạng chán nản, mệt mỏi với công việc, không muốn gắn bó, làm giảm năng suất lao động mà người lao động đảm nhận. Vì vậy, muốn tạo động lực cho người lao động, tổ chức cần phải đặc biệt chú ý đến các điều kiện lao động lý tưởng và môi trường thuận lợi cho người lao động.

Chính sách nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của doanh nghiệp. Nó bao gồm những nguyên tắc, phương pháp, thủ tục gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách nhân sự được dùng để điều chỉnh một số hành vi của người lao động dựa trên các công cụ như lương thưởng, đề bạt, thuyên chuyển, khen thưởng, chê trách, kỷ luật… cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức. Nhà quản trị cần ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chính sách nhân sự bởi chính sách sẽ tác động tới từng cá thể trong doanh nghiệp,


ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người nên. Trong thực tế, các chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách đó đều tác động trực tiếp tới động lực làm việc của nhân viên. Nếu chính sách tốt, quyền lợi của người lao động được đảm bảo sẽ tạo động lực cho người lao động gắn bó, tích cực hoàn thành công việc.

Tổng kết lại, động lực làm việc của người lao động chịu tác động của nhiều yếu tố và từ nhiều phía khác nhau. Vì vậy, để lên kế hoạch và thực hiện công tác tạo động lực cho người lao động thật tốt thì các nhà quản trị cần phải nghiên cứu, hiểu rõ các yếu tố trên cũng như sự tác động của chúng đến người lao động.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam - 6

Với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này, đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp tại công ty.

Tạo động lực cho người lao động tại Công ty

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam

Bước 1

Nghiên cứu

lý thuyết

Nghiên cứu các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến tạo

động lực lao động

Xây dựng bảng hỏi, khảo sát về công

tác tạo động lực

Bước 2

Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại

Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam

Đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân

Bước 3

Đề xuất giải pháp

Đây là phương pháp nghiên cứu phù hợp để đưa ra những kết quả mang tính mô tả. Dưới đây là toàn bộ quy trình nghiên cứu:


Nguồn: Tác gi đề xuất


Bước 1:

Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các tài liệu về tạo động lực cho người lao động trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở lý luận từ đó tìm ra các học thuyết phù hợp với phương hướng nghiên cứu của đề tài; xác định các nhân tố ảnh hưởng, nội dung tạo động lực cho người lao động. Song song với đó, tác giả nghiên cứu các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động và tiến hành xây dựng bảng hỏi, tiến hành điều tra, khảo sát.

Bước 2:

Sau khi có đủ nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ bước 1, triển khai nghiên cứu thực tiễn thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam, phân tích dữ liệu, so sánh tình hình thực tế tại Công ty với lý thuyết đã nghiên cứu. Từ đó chỉ ra các ưu điểm của công tác tạo động lực tại Công ty cũng như các nhược điểm, tồn tại và nguyên nhân của chúng.

Bước 3:

Từ các nguyên nhân đã nêu kết hợp với phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp tạo động lực cho người lao động. Các giải pháp này sẽ được kiểm tra lần lượt để theo dõi tính khả thi đối với công ty. Từ đó rút ra được các giải pháp phù hợp nhất và được trình bày trong bài nghiên cứu.

2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn đã thu thập thông tin và sử dụng các phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Dựa trên các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu được qua quá trình khảo sát, tác giả đã xử lý các thông tin này bằng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.

Nguồn thu thập thông tin:

- Thu thập thông tin thứ cấp


Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động, tra cứu các văn bản Luật, nghị định, thông tư hướng dẫn… của Nhà nước, các bộ ngành.

Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp gồm các giáo trình, sách, bài viết liên quan đến tạo động lực của các nhà nghiên cứu và các tác giả uy tín. Sau khi tham khảo và phân loại, tác giả xác định các vấn đề liên quan cốt lõi. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả lưu lại toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tra cứu và nghiên cứu cần thiết sau này.

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng tài liệu đã được công ty công bố hoặc sẵn có tại các phòng ban của công ty mà chủ yếu là phòng Tổ chức - nhân sự (quy chế tiền, lương, các văn bản Công ty ban hành liên quan đến chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động, số lượng lao động, trình độ chuyên môn...).

Tất cả các tài liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn dùng dưới hình thức kế thừa nên tác giả chỉ trích nguồn và phân tích nhưng không chứng minh

- Thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng cách thức trao đổi thông qua các cuộc phỏng vấn người sử dụng lao động, điều tra bằng bảng hỏi với người lao động. Mục đích là tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực của Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam qua quan sát thực tế, thu thập dữ liệu từ các đối tượng liên quan.

Phương pháp phỏng vấn

Tác giả đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn người trả lời dưới dạng phỏng vấn cá nhân. Thuận lợi của phương pháp này là trao đổi thông tin hai chiều nhanh và chính xác, dễ khai thác các câu trả lời cho các câu hỏi chuyên sâu hơn. Từ đó quan sát và đánh giá được mức độ quan tâm đến công tác tạo động lực của Ban lãnh đạo và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Mục đích: thu thập ý kiến, quan điểm của đối tượng lãnh đạo, quản lý tại Công ty về vấn đề liên quan tạo động lực làm việc cho người lao động.


Đối tượng được chọn phỏng vấn là thành viên trong Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý. Cụ thể, tác giả tiến hành phỏng vấn với 4 người: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng phòng Tổ chức – nhân sự, Chủ tịch Công đoàn công ty.

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các nội dung: nhận thức về công tác tạo động lực của các cấp lãnh đạo, chế độ lương, tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi… Từ đó, tác giả tiến hành ghi chép, hệ thống lại câu trả lời.

Hình thức phỏng vấn: qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở công ty tại Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời lượng phỏng vấn: tùy vào đối tượng phỏng vấn, không khí của buổi phỏng vấn mà thời gian tiến hành phỏng vấn sẽ từ 15 đến 30 phút.

Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Sử dụng bảng hỏi để điều tra lấy thông tin là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ những người được điều tra với các câu hỏi đơn giản. Để thu thập thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về tạo động lực tại công ty trước khi thiết kế bảng hỏi. Sau khi thiết kế xong bảng hỏi, tác giả có tham khảo ý kiến của một số người lao động để điều chỉnh trước khi điều tra chính thức. Câu hỏi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm để người lao động dễ hiểu và dễ dàng phản hồi thông tin.

Thiết kế bảng hỏi:

Cơ sở xây dựng bảng hỏi dựa trên khung lý thuyết về tạo động lực mà tác giả đã hệ thống, tham khảo một số nghiên cứu trước đây và dựa trên kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu. Sau đó tác giả sẽ xem xét chi tiết cách thiết lập bảng câu hỏi, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.

Bảng hỏi gồm ba phần: phần 1 nhằm thu thập các thông tin cá nhân của người tham gia như tên, tuổi, giới tính, chức danh, số năm công tác.

Phần 2 điều tra về nhu cầu của người lao động, người lao động sẽ sắp xếp thứ bậc các nhu cầu theo số thứ tự. Trên cơ sở lý thuyết về các bậc nhu cầu của Maslow, tác giả đưa ra 9 nhu cầu cơ bản của người lao động:


+ Thu nhập thỏa đáng

+ Chế độ phúc lợi tốt

+ Công việc ổn định

+ Điều kiện làm việc tốt

+ Công việc phù hợp với khả năng sở trường

+ Quan hệ trong tập thể tốt

+ Có cơ hội học tập nâng cao trình độ

+ Có cơ hội thăng tiến

+ Được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ.

Tác giả đã khảo sát nhu cầu của người lao động chia thành 2 nhóm: nhóm nhân viên khối lao động trực tiếp. Với mỗi nhu cầu, người lao động sẽ lựa chọn thang điểm từ 1 đến 5 (5 là mức điểm đánh giá cao nhất hoặc quan trọng nhất; mức độ quan trọng giảm dần cho tới 1).

Phần 3 gồm các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm có các câu trả lời theo thang đo nhằm đánh giá sự thỏa mãn của người lao động, công tác tạo động lực tại công ty theo hai biện pháp tạo động lực là tài chính và phi tài chính. Biện pháp tài chính gồm các câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng về lương, thưởng, phúc lợi; Biện pháp phi tài chính gồm các câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng về công tác phân công và đánh giá sự thực hiện công việc, bố trí công việc, điều kiện và môi trường làm việc, công tác đào tạo và phát triển, cơ hội thăng tiến, hoạt động văn hóa.

Trong phần này, tác giả đã sử dụng một trong những hình thức đo lường phổ biến là thang điểm Likert. Thang điểm gồm 5 cấp độ: Rất không đồng ý; Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Rất đồng ý. (Chi tiết bảng hỏi tại Phụ lục)

Kết quả khảo sát thu được phản ánh mức độ thỏa mãn và yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam.

Chọn mẫu:

Vì nguồn lực có hạn nên tác giả chọn mẫu nghiên cứu chỉ điều tra trên một số đơn vị. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.


- Xác định tổng thể chung: toàn bộ người lao động tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam.

- Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu: năm 2019 công ty có 421 lao động, bao gồm lao động khối trực tiếp và gián tiếp (toàn bộ người lao động).

- Phương pháp chọn mẫu: theo xác suất

- Xác định quy mô mẫu: Tổng số phiếu được tác giả phát ra là 160 phiếu cho cả hai khối, thu về 132 phiếu.

Phương pháp: phát phiếu trực tiếp và biểu mẫu online.

Thời gian khảo sát: tháng 5 – 2019.

+ Quy trình điều tra, khảo sát:

1. Dựa vào tài liệu tham khảo, kiến thức đã học và kinh nghiệm cá nhân để lên danh sách các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty, tiến hành tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo

2. Thiết kế các câu hỏi chi tiết của từng công cụ.

3. Trao đổi với các trưởng phòng nghiệp vụ và một số người lao động để chỉnh sửa, bổ sung bảng hỏi cho phù hợp.

4. Tiến hành khảo sát.

5. Thu thập kết quả

Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp phân tích:

Ngoài những tài liệu được cung cấp từ công ty, các tài liệu thứ cấp khác được thu thập được từ các tài liệu báo cáo đã được xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet, tác giả còn kế thừa các nghiên cứu liên quan khác đã được công bố để so sánh, đưa ra các nhận định và dựa vào các số liệu thu thập để phân tích nhằm bổ sung và hoàn thiện các nhận định về thực trạng, điểm mạnh điểm yếu của công tác tạo động lực tại công ty trong nghiên cứu này.

- Phương pháp tổng hợp thống kê

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí