Đánh Giá Về Tác Phong Công Nghiệp Của Người Lao Động Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của NNL du lịch

Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc đòi hỏi người lao động phải tự rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của mình; đồng thời các cơ quan sử dụng lao động cũng phải thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động.

Bảng 2.14 Đánh giá về tác phong công nghiệp của người lao động trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: Người


Tiêu chí

Lựa chọn

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Lập kế hoạch và sắp xếp tổ chức công việc

Chưa tốt

61

40,7

Tốt

42

28

Rất tốt

9

6

Khó trả lời

38

25,3

Tổng

150

100


Thích ứng với sự thay đổi công việc

Chưa tốt

34

22,7

Tốt

62

41,3

Rất tốt

12

8

Khó trả lời

42

28

Tổng

150

100


Giao tiếp

Chưa tốt

44

29,3

Tốt

84

56

Rất tốt

17

11,3

Khó trả lời

5

3,4

Tổng

150

100


Phối hợp nhóm

Chưa tốt

71

47.3

Tốt

54

36

Rất tốt

15

10

Khó trả lời

10

6,7

Tổng

150

100


Làm việc độc lập

Chưa tốt

39

26

Tốt

68

45,3

Rất tốt

14

9,3

Khó trả lời

29

19,4

Tổng

150

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 10

Nguồn: Điều tra của tác giả

Qua thực tế điều tra 150 lao động du lịch trên địa bàn, số lao động du lịch tự đánh giá có ý thức chấp hành tốt, thậm chí rất tốt nội quy và kỷ luật lao động lên đến 60,7%; còn con số 50,7% là ý kiến cho rằng bản thân người lao động đó có tinh thần trách nhiệm đối với công việc; mức độ chuyên nghiệp trong công tác lập kế hoạch và sắp xếp tổ chức công việc của người lao động đạt hiệu quả tốt là 34%; mức độ thích ứng với sự thay đổi công việc tốt chiếm 49,3% ý kiến được chọn; 67,3% ý kiến cho rằng lao động du lịch có khả năng giao tiếp tốt; 46% ý kiến lao động làm việc phối hợp tốt và 54,6% ý kiến nhận định lao động làm việc độc lập tốt và rất tốt.

Kết quả tự đánh giá của người lao động du lịch tương đối trùng hợp với kết quả đánh giá của người sử dụng lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động trong ngành du lịch còn đánh giá ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động du lịch qua tiêu chí mức độ hoàn thành công việc. Qua số liệu được hỏi, người sử dụng lao động đánh gía về tiêu chí tiến độ thực hiện công việc hoặc thời gian hoàn thành công việc được giao của người lao động là 56% ý kiến; tiêu chí chất lượng công việc cũng được đánh giá rất tốt 62% ý kiến; mức độ hoàn thành định mức, khối lượng công việc của người lao động khá tốt 66% ý kiến đồng ý; cuối cùng hiệu quả công việc chung của cơ quan, DN đạt 56% ý kiến là tốt. Tuy nhiên, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động Việt Nam nói chung, lao động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Một bộ phận lao động làm việc rất tùy tiện, tâm lý ỷ lại, không hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc, thiếu sự đồng nhất, nhất là lao động phổ thông. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, năng suất lao động và gây ra rất nhiều trở ngại đối với cơ quan sử dụng lao động.

Bảng 2.15 Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: Người


Tiêu chí

Lựa chọn

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Tiến độ thực hiện công việc hoặc thời gian hoàn thành công việc được giao

Chưa tốt

12

24.0

Tốt

26

52.0

Rất tốt

2

4.0

Khó trả lời

10

20.0

Tổng

50

100


Chất lượng của công việc

Chưa tốt

16

32.0

Tốt

28

56.0

Rất tốt

3

6.0

Khó trả lời

3

6.0

Tổng

50

100


Hoàn thành định mức, khối lượng công việc

Chưa tốt

16

32.0

Tốt

30

60.0

Rất tốt

3

6.0

Khó trả lời

1

2.0

Tổng

50

100


Hiệu quả công việc chung của cơ quan, DN

Chưa tốt

12

24.0

Tốt

25

50.0

Rất tốt

3

6.0

Khó trả lời

10

20.0

Tổng

50

100

Nguồn: Điều tra của tác giả

2.2.2. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.2.1. Về sử dụng nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý về du lịch

Hiện nay, các cơ quan quản lý du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 520 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trong đó có 54 cán bộ, công chức, 265 viên chức sự nghiệp với 01 tiến sĩ, 23 thạc sĩ, 270 đại học, 65 trung cấp và cao đẳng [22]. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL một cách hợp lý, có khoa học. Số lao động trong các cơ quan quản lý về du lịch đã được quan tâm hơn trước, việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ được nâng lên; tỷ lệ cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn du lịch khoảng 80 - 90% (trừ lao động giản đơn). Nhiều cán bộ đảng viên tham gia và hoàn thành các khoá học cử nhân chính trị, trung cấp chính trị; ĐH tại chức, học bằng ĐH thứ 2, thạc sĩ, ngoại ngữ. Nhiều lượt cán bộ, đảng viên được cử tham dự các khoá tham quan học tập hoặc bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài do tổ chức du lịch, UBND tỉnh tổ chức tại Singapore, Pháp, Philipin, Lào, Thái, Luxămbua...

Đa số cán bộ, nhân viên được đào tạo cơ bản đều được bố trí, sử dụng, phân công việc phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, như: mức sống, chế độ đãi ngộ, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động được tổ chức thực hiện đầy đủ: Cụ thể, mức lương trung bình của cán bộ, công chức, viên chức trong Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch được hỏi khoảng 3- 4 triệu. Về các chính sách khác đối với người lao động: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đồng phục, tham quan đã được thực hiện tốt. Bên cạnh đó sở văn hóa cũng thực hiện chính sách thu hút nhân tài, nâng lương, khen thưởng kịp thời những cán bộ có thành tích xuất sắc nhằm khuyến khích động viên cán bộ, điều này đã tạo niềm tin cho cán bộ yên tâm công tác.

2.2.2.2. Về sử dụng nguồn nhân lực trong các cơ quan phục vụ du lịch trực tiếp ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Các cơ quan phục vụ du lịch trực tiếp ở tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các khách sạn, nhà nghỉ, các công ty lữ hành, trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế. Hiện nay có 214 khách sạn, 328 nhà nghỉ, nhà trọ và 78 công ty lữ hành. Trong đó: 143 khách sạn từ 1- 5 sao, 71 khách sạn khác. Số lao động trong các khách sạn và nhà nghỉ, nhà trọ là 9600 người, lao động trong các công ty lữ hành 928 người.

Bảng 2.16 Số cơ sở lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2011- 2015

Đơn vị tính: cơ sở


Nội dụng

Đvt

2011

2012

2013

2014

TH5/2015

Cộng khách sạn

Cơ sở

199

198

206

212

214

Cơ sở có sao

Nt

100

101

122

142

143

5 sao

Nt

4

4

5

5

5

4 sao

Nt

9

9

9

12

12

3 sao

Nt

11

11

11

9

9

2 sao

Nt

29

27

32

43

43

1 sao

Nt

47

50

65

73

74

Cơ sở ĐTC

Nt






Khách sạn khác

Nt

97

95

82

67

71

NNDL

Nt

2

2

2

3

3

Nhà nghỉ, nhà trọ


336

337

321

328

328

Số lao động

Người

8953

8864

9243

9571

9600

Tổng số doanh nghiệp lữ hành

Đơn vị

52

66

71

74

78

Tổng số lao động lữ hành

Người

478

646

686

806

928

Nguồn: Đề án tái cơ cấu kinh tế của Sở VH-TT và DL tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được coi trọng. Việc bố trí, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, nhân viên kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc. Kết quả điều tra 150 người lao động, trong đó có 70 lao động ở các khách sạn, nhà nghỉ, lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế cho thấy, có tới 32,66% lao động được xin vào và 26,67% lao động được tuyển dụng vào do lý do khác, còn lại chỉ có 40,67% lao động vào làm việc bằng tuyển dụng lao động. Công tác bố trí công việc cũng bất cấp, có đến 21,33% ý kiến của người lao động cho rằng công việc họ đang làm là chưa phù hợp hoặc không phù hợp với họ.

Tuy nhiên, một số khách sạn lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn làm tốt công tác bố trí công việc cho người lao động, tiêu biểu khách sạn Hương Giang. Các nhà quản lý của khách sạn này rất quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ nhân viên: quà tặng nhân dịp sinh nhật, bố trí ca làm việc hợp lý, các chế độ nghỉ ngơi, phụ cấp, trợ cấp phù hợp...Lao động nữ được bố trí trong các bộ phận đòi hỏi sự trẻ trung, cận thận, khéo léo như, lữ hành, lễ tân, bàn, phòng...Nhân viên nam được bố trí vào các công việc đòi hỏi sức khỏe, mang tính kỹ thuật như lái xe, bảo vệ, chăm sóc cây cảnh...Bộ phận lễ tân của khách sạn, lữ hành chủ yếu tốt nghiệp từ đại học ngoại ngữ, tổng hợp Anh, trung cấp và sơ cấp du lịch nên số nhân viên đào tạo qua nghiệp vụ du lịch còn quá ít nên khách sạn đã đưa các nhân viên đi học thêm các nghiệp vụ và ngoại ngữ tiếng Nhật, Pháp, Thái Lan để có thể giao tiếp trực tiếp với đối tượng này. Nhân viên buồng phòng chiếm tỷ lệ 60% lao động, chủ yếu có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp nhưng có thâm niên lớn nên sắp tới khách sạn sẽ cử số nhân viên này đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Các chế độ, chính sách của người lao động được quan tâm, như: chế độ lương và phúc lợi phù hợp sẽ góp phần tạo động lực cho người lao động yên tâm công tác, gắn bó với công ty. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều lao động làm việc trong các khách sạn có nhu cầu chuyển công tác sang nơi có mức lương cao hơn, số cán bộ xin nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác ngày càng nhiều. Qua điều tra 150 lao động, trong đó 70 lao động làm việc trong các khách sạn, lữ hành thì đại đa số người được hỏi trả lời là lương chưa phù hợp chiếm 46%, mức lương không phù hợp chiếm 23,33% và cũng có nhiều ý kiến cho rằng mức lương là phù hợp chiếm 30,67%. Ta thấy số lượng người được hỏi không đồng ý với chính sách lương của công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Lương thấp không khuyến khích người lao động thực hiện hết chức trách nhiệm vụ, do đó chất lượng dịch vụ sẽ bị giảm sút là điều tất yếu. Khách sạn, lữ hành không thể phát huy được hết năng lực của người lao động, không khai thác được sức mạnh nội lực của công ty để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển ổn định.

Năng lực, trình độ lao động trong các khách sạn, lữ hành vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nguyên nhân là do chủ doanh nghiệp thường là chủ đầu tư, do nhiều nguyên nhân mà phần lớn chưa có chuyên môn quản lý du lịch nên hạn chế từ khâu tuyển chọn nhân viên đến việc điều hành từng công việc cụ thể. Người lao động trong khối này phần đông có trình độ tay nghề thấp, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế,

... thường chỉ có đội ngũ lễ tân có bằng đại học ngoại ngữ để giao dịch với khách hàng còn chuyên môn về du lịch hầu như chưa được đào tạo. Các bộ phận khác như buồng, phục vụ bàn còn yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, bản thân người lao động không có chí tiến thủ trong việc tự nâng cao trình độ cho mình (chiếm 23,3% ý kiến được điều tra mong muốn được đào tạo bài bản hơn). Một phần, do đặc thù của công ty có hạn chế về chế độ chính sách với người lao động nên lực lượng lao động ở khu vực này biến động nhiều, với ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn nghiệp vụ cao, tinh tế như du lịch thì việc thay đổi liên tục nguồn lao động sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong công ty còn hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp và mặt khác do một số DN sau khi đầu tư cấp kinh phí cho nhân viên đi học đến khi học xong lại xin chuyển sang đơn vị khác có thu nhập cao hơn, làm tăng chi phí trong khi chất lượng lao động của DN vẫn không khả quan. Điều này đã làm cho một số DN không quan tâm việc cử người đi học nâng cao tay nghề.

2.2.3. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.3.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

* Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, sau đại học

Đại học Huế có 08 trường đại học thành viên và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học- công nghệ với 95 ngành đào tạo đại học, 5 ngành đào tạo cao đẳng, 65 chuyên ngành đào tạo sau đại học, 24 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I,II...Quy mô đào tạo của đại học Huế tăng nhanh: nếu năm 2010- 2011 đại học Huế có 106974 sinh viên hệ chính quy, vừa học vừa làm, trong đó số sinh viên tốt nghiệp là 24410 sinh viên thì đến nay năm 2013-2014 số sinh viên là 93094 sinh viên. Khoa Luật thuộc Đại học Huế

được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật theo Công văn số 1750/TTg-KGVX ngày 15/9/2014.

Tuy nhiên, mạng lưới và quy mô đào tạo ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế bắt đầu được mở rộng từ năm 1996 đến nay. Ban đầu, bậc đào tạo này chủ yếu dựa vào bộ môn du lịch của Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch với 60 sinh viên tốt nghiệp. Đến năm 2005, đã có 4 trường đào tạo chuyên ngành về quản trị kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch, địa lý du lịch với 218 sinh viên tốt nghiệp hàng nãm. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì tỉnh đã có 5 trường đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch như: Khoa Du lịch- Đại học Huế, trường Cao đẳng Du lịch Huế, trường Đại học Phú Xuân, trường trung cấp Âu Lạc, trường Trung cấp Nghề. Tại Thừa Thiên Huế chưa có bộ môn, khoa, trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Vì vậy, trong thời gian qua, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các trường Đại học tại Hà Nội tổ chức bồi dưỡng cho gần 300 hướng dẫn viên.

* Hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đào tạo nghề

- Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trường trung học chuyên nghiệp và 3 trường cao đẳng, đó là: trường trung học Văn hóa nghệ thuật, trường trung học Giao thông vận tải, trường trung học Thể dục thể thao với quy mô đào tạo năm 2010 là

1.446 sinh viên; trường Cao đẳng Y tế, với 88 giáo viên, trong đó có 1 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 55 đại học, quy mô đào tạo năm 2010 là 2.579 sinh viên; trường Cao đẳng Công nghiệp, với 178 giáo viên (1 tiến sĩ, 72 thạc sĩ, 104 đại học), quy mô đào tạo của trường năm 2010 là 6.758 sinh viên; trường Cao đẳng Sư phạm, có 27 chuyên ngành đào tạo, với 130 giáo viên, trong đó có 3 tiến sĩ, 66 thạc sĩ và 61 đại học, quy mô đào tạo năm 2010 là 6.700 sinh viên.

Tuy nhiên từ năm 1996 trở về trước, tại Thừa Thiên Huế không có cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch (hệ Nghề và Trung học). Vào thời điểm đó, chỉ một bộ phận nhỏ lao động được đào tạo về nghiệp vụ du lịch tại các trường Trung học Du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023