Trình Độ Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch


Hình 3.2: Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp du lịch


3%

4%

2% 4%

Đại học


Cao đẳng, trung cấp


Trình độ thấp hơn trung cấp

94%

93%


Vòng tròn phía trong: năm 2009; Vòng tròn ngoài: năm 2010


Nguồn: Phòng Quản lý du lịch Kiên Giang, Hiện trạng lao động ngành du lịch năm 2011 Lực lượng lao động tập trung nhiều ở các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ còn rất yếu. Đến năm 2012, Sở mới cấp 92 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó chỉ có 3 thẻ hướng dẫn viên quốc tế.

Riêng đối với đảo Phú Quốc, năm 2011, dân số Phú Quốc là 95,038 người, trong đó có 3% là hộ nghèo. Có 40,269 lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Riêng đối với lĩnh vực du lịch, hiện nay chỉ có 20% nhân lực đã qua đào tạo ngắn hạn hay sơ cấp (Đảng bộ huyện Phú Quốc, 2011).

3.1.4 Nguồn kiến thức

Toàn tỉnh có gần 30 cơ sở đào tạo nhân lực, với trên 60 ngành nghề. Đến nay tỉnh có 01 phân hiệu đại học, 04 trường cao đẳng (trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật) và 02 trường trung cấp chuyên nghiệp. Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề bao gồm 01 trường cao đẳng nghề, và 02 trường trung cấp nghề và 11 trung tâm dạy nghề.


Đối với nghiệp vụ liên quan du lịch, tỉnh có 6 trung tâm dạy nghiệp vụ, đã mở 40 lớp, có 1,192 người tham gia trong giai đoạn 2003- 2011, nhưng hầu hết chỉ ở trình độ sơ cấp (Phụ lục 3.4).

3.1.5 Nguồn vốn

Từ năm 2007- 2011, Kiên Giang có 10 dự án công trình CSHT du lịch4 được đầu tư với tổng nguồn vốn là 59,990 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 52,250 triệu đồng, vốn địa phương bổ sung là 1,080 triệu đồng, còn lại là vốn huy động từ các nguồn khác (Sở VH-TT-DL Kiên Giang, 2012).

Đến cuối năm 2011, Kiên Giang thu hút đượ , có số dự án đứng thứ tư Vùng,

3.02 tỷ , lớn

thứ hai Vùng sau Long An với 406 dự án nhưng tổng vốn đầu tư chỉ là 3.36 tỷ USD (MDEC, 2012). Về lĩnh vực du lịch, tuy có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng tính đến năm 2010, Kiên Giang chỉ thu hút 2 dự án đầu tư vào du lịch trong tổng số 5 dự án ở ĐBSCL. Các dự án này chủ yếu là đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và resort cao cấp.

Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịchvùng ĐBSCL


Stt

Địa phương

Số dự án

Vốn đăng ký

(USD)

1

An Giang

1

7,000,000

2

Bến Tre

1

3,000,000

3

Cần Thơ

1

5,230,000

4

Kiên Giang

2

6,650,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nguồn: MDEC, Báo cáo công tác xúc tiến TM-ĐT-DL của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005-2010 và phương hướng giai đoạn 2011-2015

Ngoài ra, tỉnh còn nhận được dự án ODA về bảo vệ môi trường và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên từ năm 2008- 2013 của Đức với tổng số vốn 2.33 triệu USD (MDEC, 2012). Dự án này đã thực hiện xong giai đoạn 1 về đánh giá sự đa dạng sinh học tại khu DTSQ ở Kiên Giang và sinh kế của người nghèo khu vực lân cận.


4Đến nay có 03 dự án đang triển khai thực hiện, đó là đường quanh núi Hòn Me, khu xử lý nước thải Mũi Nai, đường vào khu du lịch Hang Tiền và các dự án hoàn thành: Công viên văn hóa An Hòa, khu du lịch Hòn Trẹm – Chùa Hang, khu du lịch Mũi Nai, cảng Bãi Vòng Phú Quốc, khu dịch vụ cảng du lịch Rạch Giá


3.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh‌‌

Kiên Giang có tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994 cao nhất trong 13 tỉnh ở ĐBSCL năm 2011 (21,049.8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 12.02%), tổng thu ngân sách trên địa bàn cũng dẫn đầu Vùng (6,314.4 tỷ đồng), tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 35,571.3 tỷ đồng xếp thứ ba Vùng sau An Giang (62,927.4 tỷ đồng) và Cần Thơ (39,956.2 tỷ đồng). Trong nền kinh tế của Kiên Giang, khu vực nông, lâm, thủy sản đóng vai trò chủ đạo, chiếm 46.67%; tiếp theo là dịch vụ 30.41% và khu vực công nghiệp, xây dựng 22.93% (Cục Thống kê Kiên Giang, 2012).

3.2.1 Tổng quan PCI

Năm 2012, Kiên Giang đạt điểm số chung là 62.96 điểm, cao hơn năm 2011 là 2.98 điểm, hạng 6/63 tỉnh, thành trong cả nước và hạng 4/13 ở khu vực ĐBSCL, thuộc nhóm các tỉnh xếp hạng “tốt” về PCI.

Hình 3.3: So sánh chỉ số PCI của các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2012


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 So với năm 5

Nguồn: VCCI,Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 So với năm 2011, trong số 9 chỉ tiêu cấu thành chỉ số môi trường kinh doanh mà PCI phản ánh thì Kiên Giang chỉ có 6 chỉ tiêu tăng điểm, trong đó 3 chỉ tiêu tăng hơn 1 điểm là chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, và tính năng động; chỉ tiêu có mức giảm đáng kể thuộc về hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và tính minh bạch. So với năm 2005, các chỉ tiêu của Kiên Giang đều có sự cải thiện, nổi bật nhất là chỉ tiêu gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, và chi phí không chính thức.


Hình 3.4: Các chỉ tiêu thành phần PCI của Kiên Giang năm 2005 và 2012


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 và 2012 Chỉ 6

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 và 2012 Chỉ tiêu về tiếp cận đất đai được đánh giá cao, trong khi chỉ tiêu tính minh bạch của tỉnh bị đánh giá thấp có thể do thực trạng nôn nóng thu hút đầu tư. Tỉnh thường xuyên cấp phép đầu tư một cách tràn lan cho các dự án mà không có quy hoạch, khiến các dự án chồng chéo nhau. Theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất dành cho các khu du lịch tại huyện đảo Phú Quốc là 1,800ha, đến năm 2030 là 3,861ha nhưng hiện tại việc cấp phép đầu tư các dự án du lịch tại đảo đã lên đến 6,971ha. Trong số 95 dự án bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi trong đợt thanh tra cuối năm 2011 ở Phú Quốc, có tới 59 dự án du lịch, trong đó có 37 dự án DLST.

Trong các yếu tố thành phần của PCI, tác giả chỉ đánh giá 2 chỉ tiêu là chất lượng CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, vì đây là 2 chỉ tiêu quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm. Tác giả so sánh Kiên Giang và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, là các tỉnh có biển, đảo, có hệ sinh thái đa dạng, và có các loại hình du lịch gần giống với Kiên Giang.

Chất lượng cơ sở hạ tầng yếu

CSHT là một chỉ tiêu quan trọng trong những yếu tố thu hút sự đầu tư đến tỉnh, giúp tỉnh nâng cao NLCT. Theo PCI, đánh giá CSHT của một tỉnh sử dụng nhiều yếu tố, trong đó bao gồm tỉ lệ % lấp đầy khu công nghiệp, đánh giá chất lượng đường bộ, đánh giá chất lượng viễn thông, điện và Internet.


Hình 3.5: Cơ sở hạ tầng Kiên Giang và một số tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 So với trung 7

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 So với trung vị và các tỉnh, Kiên Giang có chất lượng CSHT kém hơn, hầu hết các chỉ tiêu của Kiên Giang đều thấp hơn trung vị. Trong số 6 chỉ tiêu, Kiên Giang có chỉ tiêu về chất lượng viễn thông, và tỉ lệ thông báo trước tình trạng cắt điện được đánh giá tốt tương đương với các tỉnh, các chỉ tiêu khác đều bị đánh giá dưới mức trung bình, đặc biệt chỉ tiêu tỉ lệ % đường rải nhựa của tỉnh thấp hơn hẳn so với các tỉnh khác.

Theo Báo cáo Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2010, đánh giá CSHT theo hướng đáp ứng nhu cầu của con người và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, phục vụ cuộc sống, Kiên Giang có chỉ số hội nhập về CSHT thuộc nhóm “kém” và thấp nhất trong số 50 tỉnh được chọn (Phụ lục 3.5).

Chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực kém

Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nhân lực được xem là yếu tố then chốt quyết định NLCT của một quốc gia, một địa phương. Trong tổng số 10 chỉ tiêu đánh giá chất lượng


đào tạo lao động của PCI năm 2011 thì các chỉ tiêu của Kiên Giang đều thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

Hình 3.6: Đào tạo lao động tại Kiên Giang và các tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011


90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Khánh Hòa Quảng Nam Quảng Ninh Quảng Bình Kiên Giang

Trung vị

Giáo dục phổ Dạy nghề (% % DN hài lòng Số lượng học Số lao động tốt thông (% Tốt Tốt hoặc Rất với chất lượng viên tốt nghiệp nghiệp THCS hoặc Rất tốt) tốt) lao động trường đào tạo (% tổng lực

nghề/số lao lượng lao động chưa qua động).

đào tạo.

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 Nhìn chung trình độ người lao động của tỉnh thấp hơn cả 4 tỉnh được chọn. Tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề ở mức tốt hoặc rất tốt ở Kiên Giang lần lượt là 45.24% và 25.88%, thấp hơn mức bình quân 52.05% và 34.88%, và thấp hơn so với các tỉnh. Tuy nhiên Kiên Giang lại có 71.59% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động, chỉ thấp hơn so với Khánh Hòa. Những chỉ số này cho thấy doanh nghiệp ở Kiên Giang không đòi hỏi người lao động kỹ năng cao, hay công việc của doanh nghiệp trên địa bàn không quá phức tạp, hàng năm họ chỉ dành ra khoảng 1% chi phí kinh doanh để đào tạo lao động. Riêng đối với hoạt động du lịch, người lao động trong các cơ sở lưu trú, các khu du lịch phần lớn là người trong gia đình, nguồn lực hướng dẫn viên của tỉnh yếu, đa số là người dân địa phương chưa được đào tạo, hành nghề theo cách người đi trước dạy người đi sau. Nguồn nhân lực chất lượng kém đã làm giảm sức cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh khác nói chung, và giảm sức cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh nói riêng.


3.2.2 Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Theo Báo cáo chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2010, Kiên Giang có chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch thuộc nhóm “khá” so với 50 tỉnh cả nước, tỷ lệ tăng lượt khách quốc tế và khách nội địa trong 5 năm từ 2005- 2009 ở mức trung bình so với cả nước.

Hình 3.7: So sánh điểm du lịch với tỷ lệ tăng trưởng du khách năm 2005-2009



Du lịch

Tỉ lệ tăng lượt khách nội địa trung bình qua 5 năm

Tỉ lệ tăng lượt khách quốc tế trung bình qua 5 năm

Kiên Giang

Nguồn: Lấy từ AusAID (2011), Hình 29, trang 64.

Tính cạnh tranh trong kinh doanh du lịch thấp

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp KDDL ở Kiên Giang còn thấp, đặc biệt thị trường lữ hành quốc tế dường như mới manh nha hình thành. Số lượng hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ còn rất khiêm tốn.

Bảng 3.3: Số doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên được cấp thẻ ở Kiên Giang



2008

2009

2010

2011

2012

Doanh nghiệp lữ hành

21

24

24

39

47

Lữ hành quốc tế




1

2

Chi nhánh


3

3

4

4

Văn phòng đại diện


2

2

1

2

Hướng dẫn viên được cấp

thẻ



13


31


35


92

Thẻ quốc tế




2

3

Nguồn: Sở VH-TT-DL, Báo cáo kết quả du lịch năm 2008 đến năm 2012


Mối quan hệ Công nghiệp- Du lịch

Công nghiệp, cụ thể là công nghiệp VLXD là lĩnh vực không thể phát triển song song với du lịch, vì nó làm ô nhiễm môi trường và tổn hại nguồn tài nguyên du lịch. Nhưng luôn tồn tại một nghịch lý là nguồn

Hộp 3.1: Kiên Giang chưa mặn mà với du lịch

Trong hai năm gần đây, tỉnh đã có định hướng phát triển ngành du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch biển đảo, nhưng chủ yếu tập trung phát triển ở Phú Quốc, còn những địa phận khác như Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá hầu như chưa tập trung khai thác phát triển du lịch. Thêm vào đó, với chính sách miễn giảm thuế thu nhập để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, cộng với chính sách trao quyền cho Phú Quốc tự chủ toàn bộ nguồn thu để đầu tư phát triển, khiến nguồn thu từ lĩnh vực du lịch chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn thu của tỉnh, từ đó dẫn đến tình trạng tỉnh chưa mặn mà lắm với lĩnh vực công nghiệp không khói này.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn phó phòng Kê khai thuế, Cục Thuế Kiên Giang

thu từ công nghiệp rất rõ ràng và đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, trong khi đó nguồn thu du lịch hầu như đóng

góp không đáng kể.

Theo Cục Thuế tỉnh Kiên Giang, nguồn thu của tỉnh chủ yếu đến từ công nghiệp (khoảng 40%), trong đó nguồn thu lớn nhất đến từ sản xuất xi măng; thương nghiệp đóng góp khoảng 30%.

Xét về ngành nghề kinh doanh, nếu không kể xổ số kiến thiết, nguồn thu từ sản xuất xi măng là nguồn thu quan trọng nhất của tỉnh. Trong số 10 công ty đóng thuế nhiều nhất đến 31/12/2012, có đến 3 công ty khai thác xi măng, VLXD là nhà máy xi măng Hòn Chông Holcim, nhà máy xi măng Kiên Lương hay nhà máy xi măng Hà Tiên, công ty xăng dầu Tây Nam Bộ chủ yếu kinh doanh VLXD, với tổng số nộp thuế là 233.48 tỷ đồng (Phụ lục 3.6). Nguồn thu ngân sách từ du lịch trong năm 2008- 2012 luôn dưới 30 tỷ đồng (Sở VH- TT-DL, 2013), nhỏ hơn rất nhiều so với nguồn thu từ các nhà máy xi măng.

Mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch còn được thể hiện rõ qua sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Kiên Giang tập trung ở lĩnh vực công nghiệp xây dựng như đá khai thác, sỏi đỏ, xi măng, clinker, vôi, gạch nung; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tại huyện Kiên Lương chiếm 1/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh theo giá so sánh 1994 từ năm 2005- 2011 (Cục Thống kê Kiên Giang, 2012). Chính thực trạng này khiến tỉnh luôn ưu tiên phát triển công nghiệp VLXD, đặc biệt là sản xuất xi măng ở Hà Tiên và Kiên Lương-

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí