Thu Nhập Của Người Lao Động Tạo Ra Do Tác Động Của Du Lịch Năm 2013


Bảng 3.13: Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013

Đơn vị tính: Tỷ VN đồng



STT


Nội dung

Giá trị tăng thêm của du

lịch

Thuế sản phẩm của

du lịch

Tổng sản phẩm trong nước của

du lịch

A

B

1

2

3 =1+2

1

1.1

Du lịch trong nước

Tác động trực tiếp (2.1+3.1)


118.098


14.153


132.251

1.2

Tác động gián tiếp

(2.2+3.2)

95.971

11.502

107.473

1.3

Tác động tổng hợp

(2.3+3.3)

214.069

25.655

239.724

2

2.1

Du lịch quốc tế đến

Tác động trực tiếp


70.795


8.484


79.280

2.2

Tác động gián tiếp

57.257

6.862

64.119

2.3

Tác động tổng hợp

128.052

15.346

143.398

3

3.1

Du lịch nội địa

Tác động trực tiếp


47.302


5.669


52.971

3.2

Tác động gián tiếp

38.715

4.640

43.355

3.3

Tác động tổng hợp

86.017

10.309

96.326

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - 14

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến (chỉ tiêu ở cột 1; dòng 2.1, 2.2 và 2.3 được lấy từ kết quả tại dòng tổng số của cột 1, cột 2 và cột 3 của Bảng

3.12 ở trên. Tương tự, VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch nội địa (chỉ tiêu ở cột 1; dòng 3.1, 3.2 và 3.3 trong Bảng 3.13 được lấy từ kết quả tại dòng tổng số của cột 4, cột 5 và cột 6 của bảng 3.12 ở trên).

Tỷ lệ giữa thuế sản phẩm so với VA giá hiện hành năm 2013 theo giá hiện hành bằng: 0,119 (= 362.375 tỷ đồng/3.221.887 tỷ đồng) – TCTK, Niên giám năm 2015 (tr.

172) được sử dụng để ước lượng thuế sản phẩm của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa trong cột 2. GDP của du lịch (cột 3) được tính theo công thức 2.17), bằng tổng của VA giá cơ bản của du lịch (cột 1) cộng với thuế sản phẩm của du lịch (cột 2).

3.2.4. Thu nhập của người lao động từ du lịch

Thực hiện theo bước 6, thu nhập của người lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được đo lường trực tiếp, gián tiếp và ước lượng từ GO tương ứng của


du lịch theo các công thức 2.18 như sau:

GO của du lịch

Thu nhập của người


Tỷ lệ thu nhập của người

=

lao động từ du lịch

(Cột 2, Bảng X

3.11)

lao động so với GO


Thu nhập của người lao động tổng hợp của du lịch được tính theo công thức 2.19 bằng tổng của thu nhập của người lao động trực tiếp và gián tiếp của du lịch.

3.2.5. Lao động du lịch

Lao động du lịch được tạo ra do tác động trực tiếp, gián tiếp của du lịch quốc tế đến, du lịch nội địa tới nền kinh tế năm 2013 được ước lượng theo công thức sau:

Lao động du lịch

Véc tơ hệ số lao động

= X

(Cột 3, Bảng 3.10)

GO của du lịch

(Cột 2, Bảng3.10 )

Kết quả tính toán thu nhập của người lao động và lao động theo cách đo lường trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp được trình bày trong Bảng 3.14 và Bảng 3.15.

Bảng 3.14: Thu nhập của người lao động tạo ra do tác động của du lịch năm 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng



STT


Ngành

Tổng thu nhập của người

lao động của du lịch quốc tế

Tổng thu nhập của người

lao của du lịch nội địa

Tác động trực tiếp

Tác động gián

tiếp

Tác động tổng

hợp

Tác động trực

tiếp

Tác động gián

tiếp

Tác động tổng

hợp

A

B

1

2

3

4

5

6


Tổng cộng

44.053

37.219

81.272

29.598

25.114

54.712

1

Thương nghiệp

1.524

5.344

6.868

1.132

3.591

4.722

2

Vận tải

5.428

3.745

9.173

4.944

2.504

7.448

3

Dịch vụ lưu trú

15.798

5.080

20.878

9.172

3.413

12.586

4

Dịch vụ ăn uống

8.565

5.261

13.826

6.551

3.519

10.070

5

Du lịch

3.629

3.869

7.497

2.242

2.729

4.971

6

Dịch vụ y tế

618

4.537

5.155

517

3.043

3.560

7

Vui chơi

3.196

5.483

8.679

1.538

3.702

5.240

8

Khác

5.296

3.901

9.196

3.502

2.613

6.115

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.


Kết quả tính toán tác động của du lịch đến thu nhập của người lao động trình bày trong Bảng 3.14 phù hợp với tác động của du lịch đến VA. Ở đó, tác động tổng hợp từ du lịch quốc tế đến thu nhập của người lao động lớn hơn tác động của du lịch nội địa đến chỉ tiêu này là 1,49 lần. Du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động là 44.053 tỷ đồng chiếm 62,2% VA do tác động trực tiếp. Trong khi đó, du lịch nội địa tác động gián tiếp đến chỉ tiêu này là 37.291 tỷ đồng chiếm đến 65% của VA do tác động gián tiếp. Cũng có kết quả tương tự đối với tác động trực tiếp và gián tiếp của du lịch nội địa.

Tổng số lao động tạo ra trong các ngành do tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa tới nền kinh tế (Bảng 3.15) lần lượt là 2.340.730 người và 1.592.338 người, tương ứng với 4,5 % và 3% so với tổng số lao động của cả nước năm 2013. Như vậy, tổng số lao động trong các ngành phục vụ khách du lịch trong năm 2013 ước tính

3.933.068 người chiếm 7,5 % tổng số lao động cả nước.

Bảng 3.15: Lao động du lịch năm 2013


Đơn vị tính: Người



STT


Ngành

Lao động du lịch quốc tế

Lao động du lịch nội địa


Tác động trực tiếp


Tác động gián tiếp

Tác động tổng hợp

Tác động trực tiếp

Tác động gián tiếp

Tác động tổng hợp

A

B

1

2

3

5

6

7


Tổng cộng

1.216.393

1.124.337

2.340.730

834.622

757.716

1.592.338

1

Thương nghiệp

48.274

169.286

217.560

35.854

113.745

149.599

2

Vận tải

173.963

120.033

293.996

158.450

80.246

238.696

3

Dịch vụ lưu trú

260.016

83.606

343.623

150.963

56.182

207.145

4

Dịch vụ ăn uống

343.922

211.275

555.197

263.050

141.312

404.362

5

Du lịch

73.878

78.762

152.640

45.638

55.563

101.201

6

Dịch vụ y tế

9.674

71.050

80.724

8.099

47.656

55.754

7

Vui chơi

168.019

288.203

456.222

80.873

194.601

275.474

8

Khác

138.647

102.121

240.768

91.696

68.412

160.107

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.


3.3. Nhận xét, đánh giá và khuyến nghị

3.3.1. Nhận xét, đánh giá

Từ kết quả tính toán các chỉ tiêu VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa phản ánh tác động của hai loại du lịch này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013, cụ thể:

3.3.1.1. Đánh giá giá trị tăng thêm của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa

Bảng 3.16: So sánh giữa chi tiêu và giá trị tăng thêm của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa


STT


Ngành kinh tế

Du lịch quốc tế đến

Du lịch nội địa


Chi tiêu của khách quốc tế đến theo giá cơ bản (Tỷ VND)


Giá trị tăng thêm tổng hợp (Tỷ VND)

Giá trị tăng thêm tổng hợp so với chi tiêu

(Lần)


Chi tiêu của khách nội địa theo giá cơ bản

(Tỷ VND)


Giá trị tăng thêm tổng hợp (Tỷ VND)


Giá trị tăng thêm tổng hợp so với chi tiêu (Lần)

A

B

1

2

3

4

5

6


Tổng cộng

158.479

128.052

0,81

110.828

86.017

0,78

1

Thương nghiệp

3.534

10.281

2,91

2.624.470

7.069

2,69

2

Vận tải

28.269

14.613

0,52

25.748.148

11.863.895

0,46

3

Dịch vụ lưu trú

44.037

34.930

0,79

25.567.336

21.056.667

0,82

4

Dịch vụ ăn uống

35.345

19.745

0,56

27.033.437

14.380.916

0,53

5

Thăm quan

12.540

16.221

1,29

7.746.488

10.754.343

1,39

6

Dịch vụ y tế

1.681

6.111

3,63

1.407.522

4.220.608

3,00

7

Vui chơi

6.514

11.744

1,80

3.135.538

7.091.083

2,26

8

Khác

26.559

14.408

0,54

17.565.048

9.580.675

0,55

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.


Chi tiêu của khách quốc tế đến và khách nội địa theo giá cơ bản là 158.479 tỷ đồng và 110.828 tỷ đồng, VA tổng hợp do tác động từ chi tiêu của khách quốc tế và nội địa theo giá cơ bản lần lượt là 128.052 tỷ đồng và 86.017 tỷ đồng. Tỷ lệ giữa chi tiêu của khách quốc tế và nội địa giá cơ bản bằng 1,43 lần (=158.479/110.828), trong khi đó tỷ lệ giữa GDP tổng hợp của khách du lịch quốc tế đến và GDP tổng hợp của du lịch nội địa đạt ở mức cao hơn là 1,50 lần (=143.398/96.326). Từ đó cho thấy tác động tổng hợp đến nền kinh tế từ chi tiêu của khách quốc tế đến cao hơn so với chi tiêu của khách nội địa. Điều này cũng được biểu hiện qua việc so sánh giữa tỷ lệ VA tổng hợp và chi tiêu theo từng loại. VA tổng hợp so với tổng chi tiêu của khách quốc tế đến là 0.81, trong khi đó tỷ lệ này của khách nội địa chỉ là 0.78. Hay nói cách khác, so với chi tiêu của khách nội địa, chi tiêu của khách quốc tế đến có ảnh hưởng mạnh hơn đến nền kinh tế cả về quy mô và mức độ lan tỏa.

Số liệu so sánh trong Bảng 3.16 cho thấy, trong một số ngành, VA tổng hợp lớn hơn nhiều so với chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và nội địa theo giá cơ bản. Đó là các ngành:

(1) Thương mại: VA tổng hợp lớn gấp gần 2,9 lần và 2,7 lần so với chi tiêu thực tế của khách du lịch quốc tế và nội địa cho ngành này;

(2) Du lịch: VA tổng hợp của hoạt động thăm quan so với chi tiêu của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa lần lượt là 1,3 và 1,4 lần;

(3) Các tỷ lệ này trong hoạt động dịch vụ y tế đạt mức cao nhất, lần lượt đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,6 và 3 lần; trong hoạt động Vui chơi tỷ lệ này theo hai loại khách lần lượt đạt 1,8 và gần 2,3 lần.

Điều này cho thấy, chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa đối với nhóm ngành dịch vụ gồm: Thương mại; Thăm quan; Dịch vụ y tế và Vui chơi ảnh hưởng nhiều đến VA tổng hợp (từ 1,4 đến 3 lần). Trong khi đó, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và nội địa đối với các ngành khác tác động đến VA tổng hợp thấp hơn (đều nhỏ hơn 1).

3.3.1.2. Đánh giá tổng sản phẩm trong nước của du lịch

Theo kết quả tính toán trình bày trong bảng 3.17, GDP tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa lần lượt là 143.398 tỷ đồng và 96.326 tỷ đồng, tương đương với 4,0% và 2,69% của GDP cả nước.


Bảng 3.17: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013


Chỉ tiêu

Trực tiếp

Gián tiếp

Tổng hợp

GDP giá hiện hành

năm 2013

A

1

2

3

4

1. Giá trị tăng thêm tạo ra do tác động

của hoạt động du lịch (Tỷ VNĐ)


118.098


95.971


214.069


3.584.262

- Du lịch quốc tế

70.795

57.256

128.051

- Du lịch nội địa

47.303

38.715

86.018

2. Thuế SP tạo ra do hoạt động du lịch

(Tỷ VNĐ)


14.153


11.502


25.655

3. GDP tạo ra do tác động của hoạt động

du lịch (Tỷ VNĐ)


132.251


107.473


239.724

- Du lịch quốc tế

79.280

64.118

143.398

- Du lịch nội địa

52.971

43.355

96.326

4. GDP tạo ra do tác động của hoạt động

du lịch so với GDP của cả nước (%)


3,69


3,00


6,69

- Du lịch quốc tế

2,21

1,79

4,00

- Du lịch nội địa

1,48

1,21

2,69

Nguồn: - Cột 4: TCTK, Niên giám Thống kê năm 2015 (2006, tr.170).

- Các cột còn lại: Tính toán của tác giả.

Bảng 3.17 cho biết chi tiêu của khách du lịch trong nước gồm du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa tạo ra GDP du lịch tổng hợp là 239.724 tỷ đồng chiếm 6,69% GDP cả nước, trong đó tạo ra GDP du lịch trực tiếp là 132.251 tỷ đồng, bằng 3,69% GDP cả nước và GDP du lịch gián tiếp là 107.473 tỷ đồng, chiếm 3,00 % GDP cả nước. Trong khi đó, theo ước tính của tác giả Luận án, VA của hoạt động du lịch (ngành 79) theo phân ngành VSIC2007 năm 2013 chỉ chiếm chưa đến 0,169% GDP cả nước.


3.3.1.3. Đánh giá lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa

Nếu chi tiêu của khách quốc tế đến so với chi tiêu nội địa là 1,42 lần thì lao động tổng hợp của hai loại du lịch này có tỷ lệ là 1.46 lần (=1.780.732/1.217.330). Tỷ lệ này một lần nữa cho thấy ảnh hưởng mạnh hơn đối với tạo việc làm trong nền kinh tế của khách du lịch quốc tế đến so với khách du lịch nội địa.

Lao động tổng hợp lớn hơn lao động trực tiếp của du lịch quốc tế đến và nội địa là 1,85 và 1,83 lần. Trong đó, tỷ lệ này trong ngành thương nghiệp trên 4 lần, tham quan trên 2 lần, dịch vụ y tế trên 6 lần và vui chơi giải trí gần 3 lần. Điều này đã khẳng định thêm về vai trò và mức độ ảnh hưởng tốt hơn đến nền kinh tế của các ngành dịch vụ phục vụ du lịch.

3.3.2. Khuyến nghị đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

3.3.2.1. Chính sách thu hút khách du lịch

Theo cách tiếp cận và đánh giá của Luận án tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng chi tiêu của khách quốc tế và khách nội địa. Tổng chi tiêu của khách phụ thuộc vào mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch và số lượng khách du lịch.

- Về chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và nội địa luôn có sự khác biệt. Cần có chính sách cụ thể để kích thích chi tiêu của khách du lịch, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế. Để tăng chi tiêu bình quân của khách cần phân tích thị trường khách du lịch theo từng nhóm để tìm ra những nhóm nước có mức độ chi tiêu cao và ổn định. Đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế cần phân loại khách theo từng quốc gia hoặc nhóm quốc gia có mức chi tiêu bình quân một khách ở mức cao trong một thời gian dài. Từ đó có chính sách quảng bá, thu hút và ưu tiên những nhóm này đến Việt Nam. Như vậy vừa nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, vừa phát triển du lịch theo chiều sâu, tăng cường xuất khẩu trực tiếp hàng hóa nội địa, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao tác động tổng hợp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.

- Về tăng số lượng khách du lịch: Thu hút để tăng số lượng khách du lịch là công việc hầu hết các quốc gia cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng cho hoạt động du lịch cũng như làm tăng tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Để khuyến khích tăng số lượng khách du lịch quốc tế cần nghiên cứu để hạn chế tối đa những bất lợi trong thủ tục, quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch đến và lưu lại ở Việt Nam. Các chính sách này cần được nghiên cứu một cách cụ thể theo từng nhóm quốc


gia dựa trên thông tin phản ánh thực trạng của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nước trong khu vực và quốc tế.

3.3.2.2. Chính sách khuyến khích chi tiêu

Kết quả tính toán trong Luận án cho thấy, khuyến khích chi tiêu để tăng quy mô doanh thu từ du lịch là cần thiết. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của hoạt động du lịch có quy mô tương đương phụ thuộc vào cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Một số sản phẩm du lịch (ứng với các khoản chi tiêu của khách du lịch) có tác động tổng hợp cao đến tăng trưởng kinh tế như: thương nghiệp, dịch vụ tham quan, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Cần có chính sách để kích thích làm tăng chi tiêu của khách du lịch đối với nhóm các sản phẩm du lịch này. Đầu tư phát triển những ngành này vừa đảm bảo hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, vừa là điều kiện để tăng cường tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Phân tích tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhóm ngành sản phẩm du lịch cho phép xác định hướng đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển đối với những ngành có khả năng tác động lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có tiềm năng về du lịch với lợi thế về nhiều mặt: Sự đa dạng và phong phú về di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, văn hóa và lễ hội truyền thống, do đó cần tập trung nguồn lực phát triển các ngành sản phẩm du lịch có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.

3.3.2.3. Chính sách đảm bảo chất lượng và hiệu quả của du lịch quốc tế

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đóng góp đáng kể đối với xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ và tác động không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách quảng bá và thu hút khách quốc tế để tăng quy mô và đảm bảo cơ cấu sản phẩm du lịch trong doanh thu từ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch quốc tế, bên cạnh việc quan tâm mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế về quy mô, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách nâng cao chất lượng khách du lịch quốc tế đến. Chính sách thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần thể hiện rõ quan điểm phát triển bền vững, theo chiều sâu. Do đó tiến hành đánh giá, phân tích và xây dựng chiến lược ưu tiên cho các khách hàng theo các nước hoặc nhóm nước nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023