Số Lượng Dn Phân Theo Quy Mô Lao Động Giai Đoạn 2001-2006

chiếm vị trí áp đảo (38,5%) nhưng năm 2006 đã giảm xuống còn 12,1%. Tỷ lệ DNVVN có nguồn vốn từ 1-5 tỷ tăng dần qua các năm, từ 25,4% năm 2000 lên 48,7% năm 2006, số doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn từ 5-10 tỷ cũng tăng qua các năm (xem Bảng 3).


Bảng 2: Số lượng DN phân theo quy mô lao động giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: số người


Năm

Quy mô lao động

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Dưới 5 lao động

10.169

11.932

12.079

13.091

17.977

23.188

16.834

5-9 lao động

10.900

13.896

18.139

20.438

26.459

34.632

57.980

10-49 lao động

12.071

15.737

20.718

25.220

32.443

38.957

39.366

50-199 lao động

5.633

6.304

7.541

8.531

9.808

10.933

11.683

200-299 lao động

1.124

1.193

1.354

1.407

1.535

1.626

1.737

Tổng số DNVVN

39.897

49.062

59.831

68.687

88.222

109.336

127.600

300-499 lao động

1.047

1.156

1.354

1.403

1.511

1.555

1.528

500-999 lao động

815

883

1.043

1.181

1.203

1.188

1.259

1.000-4.999 lao động

495

539

638

684

764

801

864

Trên 5.000 lao động

34

40

42

57

56

70

81

Tổng số DN không

phải là DNVVN

2.391

2.618

3.077

3.325

3.534

3.614

3.732

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 3

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007

Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: Tỷ lệ %


Năm

Quy mô nguồn vốn

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Dưới 0,5 tỷ VND

38,5

35,5

29,6

26,1

25,3

23,6

12,1

0,5-1 tỷ VND

15,5

16,3

17,5

18,0

17,6

18,1

16,6

1-5 tỷ VND

25,4

28,2

32,0

34,4

35,7

37,1

48,7


5-10 tỷ VND

6,5

6,5

7,1

7,6

8,0

8,2

9,6

Tổng số DNVVN

85,9

86,9

86,2

86,1

86,6

87,0

87,1

10-50 tỷ VND

9,4

8,9

9,2

9,2

9,0

8,9

8,8

50-200 tỷ VND

3,6

3,4

3,4

3,5

3,2

2,9

2,9

200-500 tỷ VND

0,7

0,7

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

Trên 500 tỷ VND

0,5

0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

0,5

Tổng số DN không phải là DNVVN

14,1

13,6

13,8

13,9

13,4

13,0

12,9

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007

3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam

Ở nhiều nước, DNVVN được biết đến là cơ sở sản xuất - kinh doanh có khả

năng:


- Đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Tạo việc làm cho người lao động với chi phí thấp;

- Tăng tiết kiệm, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn;

- Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương;

- Gieo mầm cho các tài năng kinh doanh;

- Giảm chênh lệch thu nhập giữa các bộ phận dân cư;

- Cải thiện các mối quan hệ kinh tế, v.v...

Vai trò này không chỉ các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng

thừa nhận.

Với một nước có nền kinh tế phát triển, các DNVVN là một lực lượng quan trọng của nền kinh tế Mỹ, tạo ra gần một nửa tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế, chiếm 52% tổng sản lượng lao động. Khu vực DNVVN của Mỹ tạo ra tới 75% tổng số việc làm mới hàng năm của nền kinh tế Mỹ và đại diện cho 99.7% giới sử dụng lao động (employer) và 97% các nhà xuất khẩu Mỹ.

Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nền kinh tế khá tiêu biểu, theo điều tra của Tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan, năm 2002, DNVVN chiếm khoảng 95% số doanh nghiệp công nghiệp, tuyển dụng từ 85%- 90% lực lượng lao động, đóng góp trên 50% GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và xuất

khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu ở Thái Lan, là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia trong và ngoài nước hoạt động tại Thái Lan.(3)

Ở Việt Nam, DNVVN tạo ra hơn 50% việc làm cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nói chung. Với lợi thế như phát triển ở mọi vùng miền của đất nước, mọi ngành kinh tế; là phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực từ người dân cho phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và thu nhập; DNVVN còn có vai trò quan trọng trong làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu. Như vậy, DNVVN ở Việt Nam có vai trò quan trọng thể hiện ở những điểm cụ thể sau:

3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế

Căn cứ vào hai chỉ tiêu phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tổng số 350.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay có khoảng 95% là DNVVN, trong đó phần lớn là doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2008, DNVVN đóng góp trên 30% GDP và nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các doanh nghiệp. Đóng góp của DNVVN vào GDP tăng đều qua các năm, trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp nhiều nhất (xem Bảng 4).

Bảng 4: Đóng góp vào GDP của DNVVN giai đoạn 2001-2005


Khu vực

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

Tỷ đồng

484.493

518.408

613.443

715.307

837.858

DNNN

Tỷ đồng

186.958

200.045

239.736

279.704

321.942

DN ngoài quốc doanh

Tỷ đồng

234.011

250.392

284.963

327.347

382.743

DN có vốn ĐTNN

Tỷ đồng

63.524

67.971

88.714

108.256

133.173

Tổng số DNVVN

%

100

100

100

100

100

DNNN

%

38,6

38,4

39,2

39,1

38,4

DN ngoài quốc doanh

%

48,3

47,8

46,4

45,8

45,7

DN có vốn ĐTNN

%

13,1

13,8

14,4

15,1

15,9

Nguồn: Tổng cục thống kê - kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp 2001-2005,


(3) Nguồn: DNVVN trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Đại học KHXH & NV, NXB Thế

NXB Thống kê.

3.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nhiều việc làm cho người lao động

Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng lao động tăng nahnh, quy mô vốn tích lũy nhỏ, vì vậy phát triển DNVVN ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp lớn trong việc tạo ra việc làm cho người lao động, tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNVVN lại là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số doanh nghiệp mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong gần 6 năm qua đã tạo thêm gần 2 triệu chỗ làm việc mới, đưa tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng 6 triệu người và chiếm khoảng 17% lực lượng lao động. Các DNVVN đã trở thành nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho người lao động.(4)

3.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực thu hút nguồn vốn trong nhân dân

Vấn đề vốn là vấn đề quan trọng khi quyết định thành lập doanh nghiệp. Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được các yếu tố khác như lao động, đất đai, công nghệ và quản lý. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi tiềm ẩn trong nền kinh tế chưa được huy động và khai thác một cách có hiệu quả. Trong tình trạng đó, chính các DNVVN là các đơn vị trực tiếp tiếp xúc với người cho vay, gây được niềm tin và có thể huy động được nhiều nguồn vốn. Ngoài ra, việc khởi sự doanh nghiệp với lợi thế vốn nhỏ, khả năng thu hồi nhanh, tính chất phân tán, rải rác, đi sâu vào nhiều vùng, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như DNVVN là cơ hội để huy động được các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn hình thức doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hợp tác xã vừa huy động nguồn vốn tự có của cá nhân, vừa tận dụng được các nguồn đầu tư đa dạng trong nền kinh


giới, 2005.

(4)Nguồn: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập WTO, tác giả Nguyễn Văn Phương, Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh (30/7/2008).

tế. Từ đó dần dần tạo ra tập quán tiêu dùng vào đầu tư cho sản xuất kinh doanh thay vì chỉ để tiền nhàn rỗi.

3.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, làm cho nền kinh tế thêm năng động, hiệu quả

Vai trò của DNVVN trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn thể hiện ở việc làm đại lý, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp phân phối, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên liệu, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường mà doanh nghiệp lớn không với tới.

Thực tiễn cho thấy hoạt động thương mại ngày nay thường tập trung phần lớn vào các doanh nghiệp lớn có lợi thế kinh tế nhờ quy mô và phạm vi hoạt động. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, cũng như những tiến bộ kỹ thuật, ở nhiều quốc gia, đã có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. Toàn cầu hóa cũng có những ảnh hưởng tích cực khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ngoài biên giới quốc gia, trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Tất cả dường như còn ở phía trước đối với DNVVN. Thị trường ngày càng có sự phân đoạn đã giúp cho các DNVVN trở nên quan trọng hơn. Các DNVVN có thể có lợi thế cạnh tranh dựa trên sự linh hoạt và khả năng thích nghi với thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngày càng ít quan trọng.

3.5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ khai thác tiềm năng phong phú trong nhân dân

Hiện nay, còn nhiều tiềm năng trong nhân dân chưa được khai thác: tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề,v.v... Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng bị mai một dần, thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển.

3.6. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần nâng cao thu nhập dân cư

Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư còn thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần nông. Việc phát triển các DNVVN ở thành thị và nông thôn là phương hướng cơ bản tăng nhanh năng suất và thu nhập của dân cư.

Điều không kém quan trọng là thu nhập của dân cư được đa dạng hóa vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống của dân cư, vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn, nhất là những vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai.

3.7. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn. Việc phát triển các DNVVN có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hơn nữa, sự phát triển mạnh các DNVVN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các DNNN được sắp xếp và củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy vài trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Như vậy, vai trò của DNVVN ngày càng tăng trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tạo công ăn, việc làm cho người lao động, huy động và sử dụng các nguồn vốn trong dân cư. Một tỷ lệ rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam là DNVVN và tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng, các DNVVN đã đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng nhu đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Riêng tại TPHCM, năm 2003 tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (chủ yếu là DNVVN) đạt 37,6% và năm 2004 là 38,9%. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2003, số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 15% tổng số thu ngân sách, tăng gần 30% so với cùng kì năm trước. Tổng số lao động trong DNVVN chiếm khoảng 25-26% lực lượng lao động xã hội. Suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNVVN thấp, chỉ bằng 3-10% so với doanh nghiệp lớn. Do đó, DNVVN là nơi có khả năng tiếp nhận phần lớn số lao động hàng năm khi bước vào độ tuổi lao động và số lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN hay cải cách hành chính. ở Hà Nội, các DNVVN là khu vực thu hút số lao

động nhiều nhất, khoảng 60% số lao động làm việc ở thành phố này(5). Ngoài ra, đây còn là khu vực năng động và thích ứng nhanh với những biến động trên thị trường, góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống. Nhiều DNVVN cũng đã phát triển các phương thức kinh doanh mới, góp phần vào sự thay đổi của các doanh nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn, nhiều DNVVN trở thành đại lý phân phối cho các hãng kinh doanh lớn trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các phương thức phân phối mới qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại, thuận lợi hơn cho người tiêu dùng. Thực tế ở nước ta cũng cho thấy mối liên kết quan trọng giữa các DNVVN với doanh nghiệp lớn như tổng công ty lớn của nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp lớn đảm bảo cho DNVVN về tài chính, công nghệ, thị trường và cả về tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiên cứu quản lý, các DNVVN đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước.‌

II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều có sự tương tác với các chủ thể khác của nền kinh tế. Sự tương tác đó có thể là sự hỗ trợ lẫn nhau hoặc là sự cạnh tranh nhằm quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhưng cũng làm cho cạnh tranh trong môi trường kinh doanh càng trở nên khốc liệt. Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại. Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những thị trường nhất định. Chính môi trường cạnh tranh đã thúc đẩy doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nâng cao


(5)Nguồn: Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang 20-22, Tạp chí Lao động &Xã hội số 283 (từ 16/3- 31/3/2006).

năng lực cạnh tranh nhằm chiến thắng đối thủ. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm cạnh tranh trước khi nghiên cứu khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giúp cho chúng ta có một cách nhìn toàn diện hơn.

1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu. Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trường phái nào cũng thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.

Do các cách tiếp cận khác nhau với các mục đích nghiên cứu khác nhau nên trong thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo Các Mác: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.(6) Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh

rong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.(7)

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng: người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn bán rẻ; giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.

Từ các quan điểm về cạnh tranh của các nhà kinh tế, theo tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối


(6) Nguồn: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 164, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

(7) Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam tập I, trang 357, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam,

Hà Nội 1995.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022