Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Dịch Vụ Lưu Trú


Nội dung này gồm việc đề ra và ban hành các quan điểm, chủ trương, chính sách vĩ mô; các mục tiêu tổng quát, chương trình, kế hoạch phát triển mạng lưới lưu trú du lịch trong ngắn, dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực lưu trú du lịch.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Công tác thực hiện xây dựng quy hoạch.

+ Kết quả thực hiện quy hoạch.

* Công tác tổ chức điều hành quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch

a) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú

Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quanần hệ thống tổ chức quản lý về kinh doanh lưu trú du lịch nhằm sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, các chính sách, xây dựng cơ sở pháp lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

b) Thiết lập các khuôn khổ pháp lý, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành.

Công tác này nhằm để chi phối quản lý các đơn vị tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, ràng buộc và tạo môi trường cho tất cả các hoạt động trong trật tự kỷ cương, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước quản lý trong lĩnh vực lưu trú du lịch. Khuôn khổ pháp lý của lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam hiện nay tuân theo là Luật Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực du lịch và lưu trú du lịch. Đặc biệt hơn, đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải tuân theo Luật quản lý đầu tư và phải có quy định chung nhất về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở lưu trú du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

c) Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh lưu trú du lịch

Cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm các doanh nghiệp, tập thể, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia thị trường đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch nhằm thu lợi. Các cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch vừa là chủ thể phát triển hoạt động kinh doanh du lịch vừa là đối tượng

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 4


quản lý nhà nước về lưu trú du lịch. Bởi vậy đòi hỏi họ phải có đăng ký kinh doanh và làm các nghĩa đối với nhà nước, xã hội. Việc quản lý các cơ sở này là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch và toàn ngành du lịch. Để bảo đảm trật tự trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, cơ quan QLNN về du lịch cần đặt ra các qui định về điều kiện cấp, thu giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này (cụ thể tại Điều 64, Luật Du lịch 2005).

d) Phân loại, xếp hạng trong kinh doanh lưu trú du lịch

Phân loại, xếp hạng trong kinh doanh lưu trú du lịch chính là việc cấp giấy công nhận loại hình, thứ hạng sao của cơ sở lưu trú du lịch. Loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch là căn cứ để xác định chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch; là căn cứ để các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch đầu tư xây dựng, quảng cáo và tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn chậm nhất 6 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp chứng nhận loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Chủ cơ sở lưu trú du lịch chịu trách nhiệm bảo đảm, duy trì tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở lưu trú theo đúng loại, hạng đã đăng ký, hoặc đã được công nhận. Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch sau khi được công nhận loại, hạng, nếu có các điều kiện mới, đạt tiêu chuẩn của loại cao hơn hoặc không đảm bảo duy trì điệu kiện, tiêu chuẩn của loại, hạng đó thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để cấp giấy chứng nhận loại hạng mới phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn thực tế của cơ sở lưu trú đó.

Tiêu chí đánh giá:

+ Số lượng cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký xếp hạng.

+ Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng hạng và tụt hạng.


* Quản lý về khách lưu trú du lịch

Trong hoạt động kinh doanh lưu trú, quản lý đối với khách du lịch lưu trú là điều đặc biệt chú trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự, an ninh và quốc phòng của quốc gia. Theo đó, tại Việt Nam nhiệm vụ quản lý về khách lưu trú du lịch ở qua đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch thuộc quyền hạn của Bộ Công An.

Tiêu chí đánh giá

+ Cách thức, tổ chức quản lý khách lưu trú du lịch.

+ Số lượng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện trách nhiệm khai báo khách.

* Quản lý bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch trong dịch vụ lưu trú du lịch

Triển khai và tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường đối với kinh hoạt động doanh lưu trú du lịch trong quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh của các cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho chủ cơ sở, cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ sở lưu trú du lịch;

- Bố trí đội ngũ cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động cơ sở lưu trú du lịch;

- Thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ và báo cáo hằng năm về tình hình môi trường tại cơ sở lưu trú đang hoạt động tại địa phương.

Tiêu chí đánh giá

+ Tình hình thực hiện các nội dung QLNN về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch của địa phương.

* Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh lưu trú

- Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và khách lưu trú.


- Hình thức kiểm tra, thanh tra: được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.

- Cách thức xử lý các vi phạm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, hạ bậc xếp hạng,…

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước dịch vụ lưu trú

1.1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau.

Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.

1.1.3.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên


nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội.

Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịchCác cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,..

1.1.3.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển

Đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch.

Sự phát triển của du lịch là đối tượng của QLNN du lịch trên địa phương hay lành thổ nào đó. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển


của du lịch. Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chú quan, chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.

1.1.3.4. Các yếu tố thuộc về sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch

Về số lượng: Trong những năm gần đây, ngành du lịch không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của mỗi quốc gia. Đó chính là tiền đề tạo đà cho sự phát triển vượt bậc của ngành kinh doanh khách sạn, số lượng khách sạn tăng trưởng một cách nhanh chóng. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối công tác quản lý nhà nước. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến phát triển chệch hướng, khai thác tài nguyên du lịch quá mức gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh…gây tác động ngược lên phát triển của ngành cũng như du lịch địa phương, rộng hơn là du lịch của một quốc gia.

Về chất lượng:Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú đang ngày càng phát triển trở thành loại hình kinh doanh tổng hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, các cơ sở lưu trú không chỉ phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ mà còn quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ ăn uống, giải trí. Chất lượng dịch vụ lưu trú được chú trọng ngay từ việc đón khách cho đến khi tiễn khách. Đây là vũ khí cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú là điều hết sức quan trọng để thu hút khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức hấp dẫn của điểm đến.

Ở Việt nam trong những năm qua với sự hiện diện ngày càng nhiều của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord, IHG, Mariot,


Movenpick, Park Hyatt, Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội), Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng)…

Từ năm 2010 đến nay, các nhà đầu tư Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường, hình thành những chuỗi khách sạn có đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu Việt. Ngoài đơn vị có truyền thống nhiều năm như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn với thương hiệu Saigontourist, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội với thương hiệu Hanoitourist, đã xuất hiện chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng Vinpearl của tập đoàn Vingroup, của tập đoàn Sun Group, chuỗi khách sạn của tập đoàn Mường Thanh, chuỗi khách sạn khu nghỉ dưỡng của Ocean Hospitality với thương hiệu Sunrise và Starcity, chuỗi khách sạn Golf, Công ty quản lý H&K… đã được du khách trong nước và quốc tế đánh giá cao. Các nhà đầu tư Việt Nam đã thay thế nhà đầu tư nước ngoài trong một số dự án kinh doanh khách sạn cao cấp.

Về năng lực quản lý: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ lưu trú, khách sạn. Có thể nói quản trị dịch vụ lưu trú khách sạn đã trở thành một nghề mà chưa bao giờ phát triển như hiện nay. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức của các nhà quản trị khách sạn. Để thành công, các nhà quản trị cần học hỏi, không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, các nhà quản trị khách sạn còn phải áp dụng nhiều công nghệ mới vào kinh doanh, điều hành bộ máy làm việc và không ngừng biến đổi cho phù hợp với thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

Sự phát triển của dịch vụ lưu trú du lịch là đối tượng của QLNN về lưu trú du lịch trên địa phương hay lành thổ nào đó. Khi du lịch phát triển đồng


nghĩa với quy mô của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN về dịch vụ lưu trú vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan. Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chủ quan, chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN về dich vụ lưu trú cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ con người, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh để theo kịp sự phát triển. Chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.

1.1.3.5. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý;

(4) nguồn lực cho quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó, số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch

1.2.1.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Vũng Tàu

Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, Diện tích 141,1 km2 với Dân số 450.000 người .Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam Việt Nam. Vũng Tàu thích hợp cho những chuyến nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần hay các dịp lễ. Đến đây, ngoài tắm biển, tham quan bạn sẽ bị thu hút bởi những món ăn ngon

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí