Khái Niệm Về Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch


- Theo Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 năm 2017: Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

- Qua các quan điểm nêu trên, trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể đưa ra và hiểu thêm một định nghĩa về cơ sở lưu trú du lịch như sau: Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch (tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh) phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

- Phân loại cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch có thể được phân loại theo các cách khác nhau tùy theo tiêu chí phân loại như theo loại hình, qui mô, vị trí, chủ sở hữu … Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại cơ sở lưu trú du lịch theo Luật du lịch 2017 và theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch”. Theo đó:

Khách sạn(hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:

- Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch.

Ví dụ: Charming city Hotel Taipei; Novotel Amsterdam City Hotel; Royal City Hotel Mandalay...

- Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort)là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của du khách. Trong đó bungalow là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp ghép lại với nhau. Cơ sở lưu trú này thường thấy tại các vùng ven biển hay các vùng núi, các điểm nghỉ mát. Bungalow có thể được bố trí đơn lẻ thành cụm hoặc tập trung theo một quy hoạch cụ thể. Nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

thất của loại hình cơ sở lưu trú không được sang trọng nhưng lại đầy đủ cho sinh hoạt gia đình hay tập thể. Loại hình này có đối tượng phục vụ là các gia đình, hiện nay ở nước ta loại hình này vẫn chưa phát triển.

- Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước.

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 3

Ví dụ: Park Hyatt Saigon ở TP. Hồ Chí Minh, Sofitel Metropole ở Hà Nội.

- Khách sạn bên đường (motel)là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng (thường chỉ có một tầng) phục vụ khách đi bằng phương tiện riêng (xe con, xe máy...) tại cơ sở lưu trú này có bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa xe cho khách. Đối tượng phục vụ của loại hình này thường là khách có thu nhập trung bình. Ở nước ta loại hình này còn chưa phát triển.

Làng du lịch (holiday village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.

Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.

Ví dụ: Biệt thự Đà Lạt Edensee vip, Biệt thự Đà Lạt Edensee Mimoda Supperior, Biệt thự Vũng Tàu-196A...

Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.

Ví dụ: Căn hộ du lịch Côn Đảo, du lịch căn hộ gia đình Thụy Sĩ-Pari, căn hộ Mỹ Đức (Chung cư Mỹ Đức Bình Thạnh).


Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.Camping là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất định. Tại các lô này bằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền (ximăng, chất dẻo, gỗ, tre...) đoàn du khách cần chọn một địa điểm để dựng lều trại. Đại đa số các loại cơ sở lưu trú này đều có kho cho thuê các trang thiết bị cần thiết để qua đêm: lều, bạt, chăn, màn... Loại hình này thường được sinh viên ưa chuộng.

Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca- ra-van (caravan), lều du lịch.

Thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới, cách phân loại của một số tài liệu về quản trị kinh doanh khách sạn và định hướng phân loại của Tổ chức Du lịch Thế giới thì một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác như nhà nghỉ du lịch, làng du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê,... ít có sự phân biệt, chia nhỏ về loại hình. Khách sạn là loại hình phổ biến nhất nên việc phân loại được các quốc gia chú trọng, việc phân loại này góp phần đưa hình ảnh, chất lượng khách sạn đến gần hơn với khách du lịch và khách dự kiến có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia có cách khái quát, định hướng tên gọi cơ sở lưu trú du lịch của mình một cách khác nhau nhằm tạo thuận tiện cho việc triển khai công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan phân loại cơ sở lưu trú du lịch thành khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ


cho thuê và nhà nghỉ du lịch; Malaysia chia cơ sở lưu trú du lịch thành khách sạn, nhà nghỉ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ cho khách du lịch thuê, ký túc xá, nhà trọ du lịch. Như vậy, đối tượng quản lý được chú trọng nhất và chủ yếu nhất vẫn là khách sạn.

Về cơ bản, khách sạn được phân thành các đối tượng như sau: Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý:

-Khách sạn thành phố;

-Khách sạn nghỉ dưỡng;

-Khách sạn ven đô;

-Khách sạn ven đường;

-Khách sạn sân bay.

Phân loại khách sạn theo quy mô:

-Khách sạn quy mô lớn;

- Khách sạn quy mô vừa;

- Khách sạn quy mô nhỏ.

Tuy nhiên thế nào là khách sạn quy mô lớn, thế nào là khách sạn quy mô vừa, khách sạn nào là quy mô nhỏ vẫn phụ thuộc vào các quốc gia khác nhau. Đơn vị định lượng quy mô thì tại mỗi quốc gia, quy định có những sự khác biệt. Nhìn chung, các nước thường căn cứ vào số lượng buồng và số lượng dịch vụ để xác định quy mô của khách sạn. Ví dụ: Tại Mỹ, khách sạn có từ 500 buồng được xếp vào loại quy mô lớn; từ 125 buồng tới cận 500 buồng có quy mô trung bình; còn khách sạn có dưới 125 buồng là khách sạn có quy mô nhỏ.

Tại Việt Nam: Khách sạn có thứ hạng 5 sao, được gọi là có quy mô lớn, có từ 100 buồng trở lên; khách sạn có quy mô trung bình là khách sạn có từ 50 buồng tới cận 100 buồng; còn khách sạn dưới 50 buồng được gọi là quy mô nhỏ.

+ Phân loại theo mức cung cấp dịch vụ của khách sạn

- Khách sạn sang trọng;


- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ;

- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ;

- Khách sạn thứ hạng thấp.

+ Phân loại theo hình thức sở hữu và quản lý

- Khách sạn tư nhân;

- Khách sạn nhà nước;

- Khách sạn liên doanh.

Trong khách sạn liên doanh lại chia ra:

- Khách sạn cổ phần (là khách sạn liên kết về sở hữu);

- Khách sạn liên kết đặc quyền;

- Khách sạn hợp đồng quản lý;

- Khách sạn liên kết hỗn hợp (là khách sạn liên kết kết hợp các hình thức trên).

+ Phân loại theo cơ sở vật chất

- Khách sạn truyền thống;

- Khách sạn hội nghị;

- Khách sạn gia đình.

+ Phân loại theo quy mô quản lý

- Khách sạn độc lập (indepedent hotel): Là khách sạn hoạt động độc lập, không liên kết hoặc có một chi nhánh nào;

- Khách sạn dạng chuỗi (chain - hotels): Một chuỗi khách sạn gồm ba hay nhiều khách sạn trở nên do cùng một công ty sở hữu, quản lý hoặc hoạt động dưới cùng một danh hiệu.

1.1.2.Quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch

1.1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch

* Khái niệm về quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là: “Hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật


Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4].

Quản lý nhà nước bao gồm các yếu tố:

Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước,cơ quan nhà nước tổ chức nhà nước xã hội và cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước.

Khách thể của quản lý nhà nước: Là trật tự quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và ủy quyền các cơ quan hành chính nhà nước.

Tính chấp hành thể hiện ở chỗ đảm bảo thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật.

Tính chất điều hành để đảm bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước được thực thi. Trong thực tế các chủ thể của quản lý nhà nước tiến hành hoạt động tổ chức và hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý. Cơ quan hành chính nhà nước ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện. Như vậy, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý. Hoạt động điều hành là nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước.

Quản lý nhà nước về du lịch là một lĩnh vực của quản lý nhà nước (QLNN), là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các chính sách, chương trình, văn bản quy phạm pháp luật các văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch.


* Quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch

Quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú trong tổng thể ngành du lịch của đất nước, từ đó thực hiện được mục tiêu kinh tế - xã hội nhà nước đã đặt ra trong từng thời kỳ.

1.1.2.2.Đặc điểm của quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch

Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ lưu trú du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,...và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.

Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch...phát triển du lịch là cơ sở, là công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trú du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động.Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng các công cụ này để tác động vào lĩnh vực du lịch.

Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ lưu trú du lịchđòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.


Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Bốn là, quản lý nhà nước còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý

Nền kinh tế thị trường với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt là khi vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất cứ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật.

1.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam

* Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lưu trú du lịch

Đây là một nội dung QLNN có tính chất quyết định đối với công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Vì thế, chính quyền các cấp phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh lưu trú du lịch phù hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của ngành du lịch địa phương.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí