- Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấntác giả sẽ tiến hành phỏng vấn thử để điều chỉnh nội phiếu điều tra cho phù hợp.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất đồng ý; 2-Đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 -Không đồng ý; 5 - Rất không đồng ý..
- Quy mô khảo sát: Phiếu khảo sát gửi đến các chủ cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch của 3 địa danh: thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, huyện Vân Đồn. Cỡ mẫu được lựa chọn theo công thức Slovin n= N/(1+N*e2)
Trong đó: n cỡ mẫu, N tổng thể, e: sai số chọn ở mức 5%
Tổng số các cơ sở lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh đến cuối năm 2017 là 1354 cơ sở. Theo công thức Slovin xác định được cỡ mẫu điều tra là 308,7. Để đảm bảo số lượng phiếu điềutra, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 320 cơ sở lưu trú để khảo sát.
Tổng số phiếu phát ra là 320 phiếu, số phiếu thu về 318 phiếu, số phiếu hợp lệ 310 phiếu (do người được khảo sát chưa hiểu ý của tác giả nên lựa chọn nhiều phương án trả lời trong một câu hỏi).
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn số liệu được thu thập:
- Tài liệu, sách các nghiên cứu về lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch
- Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về phát triển bền vững dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2015 - 2017.
- Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch được công bố trên các Tạp chí khoa học.
- Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch - đặc biệt trong lĩnh vực lưu trú du lịch của một số tỉnh, thành khác
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các số liệu thu thập được có thể được có thể tổng hợp thành các bảng thống kê, được phân tổ, được vẽ thành biểu đồ để dễ quan sát và phân tích.
Đặc biệt là các số liệu thứ cấp thu thập được theo chuỗi thời gian, theo địa điểm thì phương pháp tổng hợp số liệu dưới dạng bảng, biểu rất có ý nghĩa.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản, được sử dụng rất rộng rãi dùng để xem xét xu hướng biến động, mức độ biến động của một chỉ tiêu nào đó. Đối với số liệu thứ cấp được thu thập theo chuỗi thời gian thì sử dụng phương pháp so sánh khá phù hợp để xem xét sự biến động của chúng theo thời gian. Tác giả có thể so sánh bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối theo từng chỉ tiêu.
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả thống kê trình bày một bức tranh tổng quát về cơ sở lưu trú du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng thống kê mô tả phân tích và đánh giá thực trạng cơ sở lưu trú du lịch cũng như công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.
Trong phạm vi và quy mô một cuộc điều tra, các câu hỏi được thiết kế đơn giản, tác giả sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích sau:
+ Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát.
+ Tỉ lệ phần trăm (%) giữa số phiếu lựa chọn mỗi phương án trả lời cụ thể trên tổng số phiếu trả lời cho câu hỏi tương ứng.
+ Sử dụng phương pháp so sánh tỉ lệ phần trăm (%) để phân tích, đánh giá nội dung liên quan.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu về thực trạng hoạt động du lịch (tổng lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch, thành tựu và hạn chế của ngành du lịch).
- Nhóm chỉ tiêu về đội ngũ lao động thuộc hệ thống dịch vụ lưu trú du lịch (số lượng và chất lượng lao động trong khối lưu trú du lịch, bãi biển du
lịch, các cơ sở đạt chuẩn du lịch; các chính sách đào tạo nguồn lao động trong ngành du lịch).
- Nhóm chỉ tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý dịch vụ lưu trú du lịch (chính sách quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch; thực trạng các lớp đào tạo, tỉ lệ cán bộ được đào tạo, thành tựu và hạn chế của công tác đào tạo cán bộ quản lý lưu trú du lịch). Đây là cơ sở đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng cũng như đánh giá khía cạnh về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú liên quan đến chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Nhóm chỉ tiêu thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch
+Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong quản lý dịch vụ lưu trú du lịch (Nhà nước có đường lối phát triển tiềm năng du lịch của địa phương.; Cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời, chính xác; các quy định, thông tư, nghị định đã được ban hành và thực hiện).
+ Công tác tổ chức điều hành quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch (Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh; Phân loại, xếp hạng số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; Khối khách sạn và khu căn hộ cao cấp 3-5 sao; Cơ sở lưu trú du lịch đang thu hồi quyết định công nhận hạng và khuyến cáo; Khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê (cơ sở kinh doanh đạt chuẩn); Cơ sở lưu trú trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long; Cơ sở lưu trú du lịch trên bờ chưa xếp loại; Cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;).
+ Quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội trong cơ sở dịch vụ lưu trú (Công tác ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi truờng; Công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế.
+ Quản lý của nhà nước về khách lưu trú du lịch (quản lý tông lượng khách đến trong năm, phân loại khách trong nước và quốc tế; thời gian và địa điểm, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của khách du lịch).
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh lưu trú du lịch (tổng số cơ sở lưu trú đã xếp hạng, chưa xếp hạng, diện cảnh báo thu hồi, xử phạt, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng chặt chém khách hàng, đảm bảo an toàn cháy nổ…)
- Nhóm chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch.
+ Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Các yếu tố về kinh tế xã hội
+ Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển
+ Các yếu tố thuộc về sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch
+ Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠITỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng và của cả nước nói chung, trong đó bao gồm cả phát triển ngành du lịch.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có địa hình đa dạng núi, rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo. Nhìn chung, tỉnh có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chệch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng Hà Nội đã xác định vai trò quan trọng của Quảng Ninh với tư cách là
một cực của tam giác tăng trưởng dịch vụ - du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong chiến lược hợp tác du lịch khu vực, Quảng Ninh đã được xác định là một “mắt xích” quan trọng trong các chương trình hợp tác về du lịch giữa Trung Quốc với ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), cụ thể là chương trình “Hai hành lang - một vành đai”, Chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng GMS,.. .[27]
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 12.000 km2, bao gồm 6.000 km2 đất liền và 6.000 km2 mặt biển với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, 80% diện tích đất của tỉnh là đồi núi, đường bở biển dài 250km. Có hai khu vực miền núi chính, một ở phía đông giáp với Trung Quốc và khu vực còn lại ở phía tây. [27]
3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước. Nơi đây, không chỉ có Vịnh Hạ Long, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, khu di tích danh thắng Yên Tử nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu khách đến tham quan mà Quảng Ninh còn có hơn 600 di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh khác. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia.
Phải khẳng định rằng, một trong những thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo. Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực... Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long... cũng đang trở thành
những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách. Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt như không gian thoáng rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô)... rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Không chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...[27]
3.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa
Bên cạnh tài nguyên du lịch gắn với tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh, cần phải đặc biệt kể đến tài nguyên du lịch nhân văn. Cùng với du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử - văn hoá các loại. Trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hoá nhà Trần tại Đông Triều. Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, điểm đến này thu hút khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan. Ngoài khu di tích Yên Tử ra, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (Vân Đồn)... cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá có giá trị khác như: Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (TX Quảng Yên), chùa Xuân Lan, đình Xã Tắc (TP Móng Cái)... chưa thực sự thu hút được nhiều du khách đến tham quan.[27]
3.2. Thực trạng hoạt động du lịch của Quảng Ninh
3.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch của Quảng Ninh
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh có những khởi sắc và chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực; bước đầu đã xây dựng được thương hiệu hình ảnh du lịch của tỉnh; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Hoạt động du lịch Quảng Ninh ngày càng có sự chuyển biến cả về lượng và chất, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế, Quảng Ninh dần trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước. Hiện nay, Quảng Ninh có 03 khu du lịch cấp quốc gia, 20 tuyến du lịch và 91 điểm du lịch trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện đang có 46 công ty lữ hành quốc tế và khoảng 14 chi nhánh công ty lữ hành hoạt động ổn định.
Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch và tổng doanh thu du lịch ở QuảngNinh giai đoạn 2016- 2017
2016 | 2017 | |
Lượng khách du lịch (triệu người) | 8,3 | 9,87 |
Doanh thu (tỉ đồng) | 13000 | 17885 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Dịch Vụ Lưu Trú
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Nha Trang
- Lượng Khách Du Lịch Đến Một Số Địa Danh Nổi Tiếng Ở Việt Nam Giai Đoạn 2016 - 2017
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Phân Loại, Xếp Hạng Số Lượng Và Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh)
Quảng Ninh có rất nhiều điểm tham quan du lịch, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và huyện đảo Vân Đồn. Nhưng hầu như phần lớn khách du lịch đến tỉnh đều tới Hạ Long để tham quan Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới. Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, số lượng khách hàng năm đến Quảng Ninh ngày một tăng, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh năm 2016 là 8,3 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế; Doanh thu từ khách du lịch đạt trên 13.000 tỷ đồng. Bước sang năm 2017 lượng khách du lịch đến Quảng Ninh trong năm 2017 dự kiến đạt 9,87 triệu lượt, tăng 18% cùng kỳ năm trước. Trong đó