Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVMT

Bảo vệ môi trường

CSLTDL

Cơ sở lưu trú du lịch

ĐVT

Đơn vị tính

LTDL

Lưu trú du lịch

QLNN

Quản lý nhà nước

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch và tổng doanh thu du lịchở QuảngNinh

giai đoạn 2016- 2017 37

Bảng 3.2. Khảo sát mức độ phù hợp đường lối phát triển du lịchcủa Nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh 49

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát đánh giá QLNN về dịch vụ lưu trú du lịch 62

Bảng 3.4: Khảo sát tiêu chí bảo vệ môi trường của dịch vụ lưu trú du lịch ... 68 Bảng 3.5. Giá phòng trung bình và ngày lưu trú bình quân của khách du

lịchtại tỉnh Quảng Ninh năm 2017 70

Bảng 3.6: Tổng số khách và thời gian lưu trú bình quân năm 2017 so với

năm 2016 71

Bảng 3.7: Khảo sát QLNN về hoạt động kinh doanh LTDL 73


DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến một số địa danh nổi tiếngở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2017 38

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch năm 2017 42

Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến về chính sách đào tạo nguồn nhân

lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh 43

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách sạn 3-5 sao trên địa bàntỉnh Quảng Ninh

năm 2017 56

Biểu đồ 3.5: So sánh số lượng khách sạn 3 - 5 sao và cơ sở lưu trú du

lịch của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng năm 2017 57

Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ khách sạn 1 - 2 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninhtrong

6 tháng đầu năm 2017 59

Biểu đồ 3.7: Khảo sát các loại hình cơ sở lưu trú 61


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Trên cơ sở nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, nền tảng pháp lý không ngừng được cải thiện và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực từng bước khẳng định mình với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn; đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình phát triển chung của đất nước, cũng như của du lịch quốc tế.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, những năm qua Du lịch Quảng Ninh cũng đã có những bước phát triển đột phá. Để có được những thành tựu đó, tỉnh Quảng Ninh đã chủ trương lựa chọn phát triển dịch vụ lưu trú du lịch làm khâu đột phá để thay đổi diện mạo của Du lịch Quảng Ninh. Bởi lẽ, dịch vụ lưu trú đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm hài lòng du khách trong một chuyến du lịch. Các loại cơ sở lưu trú du lịch đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú du lịch đang ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch địa phương. Những năm gần đây Quảng Ninh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao. Hàng loạt các dự án do các nhà đầu tư, quản lý khách sạn hàng đầu Việt nam và quốc tế đã và đang được triển khai,nhiều sản phẩm du lịch quy mô lớn, thương hiệu đẳng cấp, đạt chất lượng cao đã ra đời như: VinPearl Hạ Long, Mường Thanh Luxury Quảng Ninh, Novotel Hạ Long, Sheraton Hạ Long, Double Tree by Hilton, Mellia Ha Long Hotel và một số lượng lớn tàu thủy lưu trú du lịch chất lượng cao như Au Co Cruises, Paradise Cruise lines, Victory Cruises, Indochina Sails… cung cấp dịch vụ lưu trú trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khả quan đó, trước thực trạng phát triển quá nhanh và đa dạng, hoạt động lưu trú du lịch cũng bộc lộ nhiều


hạn chế, bất cập. Nhiều cơ sở lưu trú hoạt động tự phát, chưa chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, gây ô nhiểm môi trường. Đặc biệt mảng dịch vụ tầu thủy lưu trú trên vịnh Hạ Long. Sau một thời gian dài do thiếu qui hoạch cụ thể, lỏng lẻo trong khâu cấp phép nên đã phát triển tự phát, một số lượng lớn tầu thủy lưu trú được đóng mới ồ ạt và đưa vào hoạt động gây nên tình trạng tự lộn xộn, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ không như cam kết dẫn đến những hậu quả như ô nhiễm mặt nước khu vực Vịnh Hạ Long, tàu bị chìm đắm, cháy do chất lượng xuống cấp không đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy … làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của điểm đến du lịch Quảng Ninh.

Để thực hiệnchủ trương lựa chọn phát triển dịch vụ lưu trú du lịch làm khâu đột phá để thay đổi diện mạo của Du lịch Quảng Ninh thì hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ninh phải thực sự phát triển ổn định, bền vững, phát triển mạnh cả về lượng và chất, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu nhu cầu phát triển thì ngoài nỗ lực của các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (chủ CSLTDL) thì công tác quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường hơn nữa. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch.


- Phân tích thực trạng dịch vụ lưu trú du lịch, công tác quản lý nhà nước của ngành du lịch đối với dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch và những vấn đề có liên quan.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại tỉnh Quảng Ninh.

- Về thời gian:Do tính chất phát triển mạnh mẽ, nhạy cảm của ngành lưu trú du lịch và sự biến động không ngừng của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các số liệu, tài liệu đã công bố chủ yếu từ năm 2016 đến năm 2017.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lưu trú du lịch, thực trạng phát triển của dịch vụ lưu trú du lịch và về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

4. Đóng góp của Luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch. Kết quả này kỳ vọng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch nói riêng và kinh tế nói chung.

Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ góp phần giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (chủ cơ sở lưu trú du


lịch) có bức tranh tổng thể trong lĩnh vực phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ này để có những quyết định trong công tác điều hành doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Những giải pháp đề xuất có cơ sở khoa học nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch cũng là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với, Sở Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3:Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch

1.1.1. Khái niệm cơ bản về lưu trú, dịch vụ lưu trú du lịch

1.1.1.1. Khái niệm lưu trú, dịch vụ lưu trú du lịch

Theo Từ điển Tiếng Việt “lưu trú” có nghĩa là “ở lại”, Từ điển trực tuyếnwww.informatik.uni-leipzig.de định nghĩa “lưu trú” là “ở tạm”, Từ điển Tiếng Việt www.vi.wikitionary.org thì “lưu trú” cũng được khái niệm là “ở tạm”.

Bên cạnh đó, lưu trú còn được hiểu là việc một người ở lại trong thời gian nhất định tại một địa phương không phải là nơi cư trú của mình.

- Dịch vụ lưu trú du lịch: Là dịch vụ cho thuê buồng ngủ và một sốdịch vụ bổ sung cho khách du lịch trong thời gian họ lưu lại tạm thời tại cơ sở kinhdoanh lưu trú du lịch nhằm mục đích có lãi.

Các dịch vụ bổ sung trong kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm các dịch vụ bổsung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc, trong đó các dịch vụ bổ sungbắt buộc là những dịch vụ mà các cơ sở lưu trú bắt buộc phải cung cấp cho kháchtheo quy định trong hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú của các quốc gia. Số lượng và sựđa dạng của các dịch vụ bổ sung bắt buộc trong kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch tùy thuộcvào từng cấp hạng và từng loại hình của cơ sở lưu trú du lịch. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú du lịch có thể cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung không bắt buộc khác mà không có trong quy định tiêu chuẩn xếp hạng quốc gia tương ứng cho thứ hạng của cơ sở lưu trú du lịch nếu như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có nhu cầu và nằm trong khuôn khổ chophép của pháp luật hiện hành.

1.1.1.2. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch

- Theo ISO 18153-2003: Thuật ngữ khách sạn và các loại hình khác của cơ sở lưu trú du lịchcủa Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tếthì khái niệm cơ sở lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023