lượng khách quốc tế đạt 4,28 triệu lượt, tăng 23% cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ du lịch đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm 7,62% thu nội địa (năm 2016 chiếm 6,5%), tăng 30% cùng kỳ. [27]
10
8
6
4
Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Dịch Vụ Lưu Trú
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Nha Trang
- Khái Quát Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Phân Loại, Xếp Hạng Số Lượng Và Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch
- Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Qlnn Về Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Đà Nẵng Khánh Hòa
2
0
Năm 2016
Năm 2017
Triệu lượt người
Với tiềm năng về du lịch như đã đề cập ở trên, Quảng Ninh là một trong những địa đểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch nhiều nhất của cả nước.
Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến một số địa danh nổi tiếng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2017
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu trên trang vietnamtourism.gov.vn)
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng và ổn định theo các năm, thậm chí tổng lượng khách du lịch hằng năm cao hơn nhiều lần so với một số địa danh khác trong cả nước. Đó là do các sản phầm du lịch của Quảng Ninh và các vùng phụ cận ngày một phong phú, chương trình và các tuyến du lịch ngày càng có chất lượng, hấp dẫn hơn, nhưng phát triển còn chậm. Một nguyên nhân nữa là do điều kiện phát triển hạ tầng cơ sở của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được cải thiện, điều kiện đi lại thuận lợi nên khách du lịch muốn được tham quan nhiều nơi. Chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế khoảng 100 - 120 USD/ngày/người. Trong đó, chi tiêu cho ăn uống khoảng 25% và chi tiêu cho lưu trú khoảng 50%.
Tóm lại, thị trường khách du lịch của Quảng Ninh ổn định và phát triển tương đối vững chắc, có mức tăng trưởng khá. Nhìn chung, khách đến tham quan Quảng Ninh, bao gồm cả quốc tế và nội địa đều tăng, nhất là khách trong nước đã khẳng định vị thế của du lịch Quảng Ninh cũng như triển vọng phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này trong nền kinh tếchung của cả tỉnh. Trong đó, khách du lịch đi đường biển đến Hạ Long được duy trì và ngày càng tăng với các tuyến: Bắc Hải - Hạ Long, Hồng Kông - Tam Á - Hạ Long và một số tuyến tàu biển khác. Hơn nữa, trong những năm qua, 10 thị trường tiêu biểu đứng đầu về khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh vẫn giữ được vị trí “top ten”, như thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Đài Loan, Úc, Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản.
Chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh đang ở tình trạng cần phải cải thiện một cách đáng kể. Dịch vụ du lịch phục vụ ở các khách sạn nổi tiếng, nhà hàng, tàu du lịch và các tour du lịch có chất lượng thấp hơn so với những khu vực cạnh tranh du lịch khác như Hội An và Nha Trang. Điều này liên quan đến cả tính chuyên nghiệp của dịch vụ du lịch và điều quan trọng là hiện nhân viên phục vụ thiếu kỹ năng sử dụng các ngoại ngữ quan trọng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.234 cơ sở đã được xếp hạng với 19.773 phòng, trong đó có 1.064 cơ sở lưu trú du lịch trên bờ 17.750 phòng và 170 tàu thủy lưu trú du lịch 2.023 phòng. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có thêm 172 cơ sở mới được xếp hạng với 4.486 phòng, trong đó có 4 cơ sở lưu trú hạng 3-4 sao. Nhìn vào con số thống kê trên có thể thấy, số lượng cơ sở lưu trú du lịch Quảng Ninh liên tục tăng, một con số mà có lẽ nhiều trung tâm du lịch ở Việt Nam phải ao ước. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú nhiều nhưng số lượng khách sạn từ 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng trên 53% (41 cơ sở với 5.308 phòng) tổng số buồng phòng cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh.[30]
Về nguồn nhân lực của ngành du lịch, một điểm đến du lịch hàng đầu đòi hỏi phải hội tụ được những yếu tố hết sức quan trọng, trong đó bao gồm có một nguồn cung những lao động có trình độ đào tạo bài bản và có kiến thức dịch vụ tốt. Sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm mới. Năm 2010, có khoảng 25.000 lao động được tuyển dụng vào làm việc cho ngành du lịch của khu vực. Phần lớn số lao động này hiện đang làm việc trong các cơ sở lưu trú trên đất liền và trên vịnh. Đến năm 2020, dự kiến ngành sẽ tuyền dụng 62.000 lao động, tăng 37.000 so với mức hiện tại với tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những thách thức quan trọng mà du lịch Quảng Ninh đang đối mặt. Hiện nay không có đường bay thẳng đến Quảng Ninh, nhưng có một mạng lưới quốc lộ, cảng, bến xe hợp lý. Tuy nhiên, chất lượng các tuyến đường và hệ thống giao thông công cộng còn yếu kém, khiến việc đi Quảng Ninh và di chuyển trong nội bộ tỉnh là một thách thức đối với khách du lịch. Trong số ba tuyến quốc lộ chính nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, tuyến Hà Nội đi Hạ Long là tuyến có lưu lượng giao thông cao nhất. Tuyến quốc lộ lớn thứ hai là tuyến cao tốc nội tỉnh nối Móng Cái và Hạ Long, đi qua nhiều thành phố lớn của tỉnh. Tuyến quốc lộ chính thứ 3 là tuyến giữa thành phố Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Dự án nâng cấp đường cao tốc từ Hà Nội và Hải Phòng đi Hạ Long đã hoàn thành, đã giảm đáng kể thời gian di chuyển của khách du lịch đến Vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào GDP của tỉnh còn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài. Việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch còn chưa triệt để.
3.2.2. Thực trạng các loại hình lưu trú ở Quảng Ninh hiện nay
Thời gian gần đây, cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ninh đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch địa phương, đáp ứng được nhu cầu đa dạng đón khách du lịch ở các mức chi tiêu khác nhau.
So với các trung tâm du lịch trong cả nước, Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch vào loại khá.
Đặc biệt, những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách, sự ra đời của các khách sạn, resort cao cấp đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, góp phần tăng doanh thu cho ngành Du lịch...
Các loại hình dịch vụ lưu trú du lịch ở Quảng Ninh hiện nay:
- Khách sạn(hotel)
- Khách sạn thành phố (city hotel)
- Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort)
- Làng du lịch (holiday village)
- Biệt thự du lịch (tourist villa)
- Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house)
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay)
- Tàu thủy lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long
Điểm đáng chú ý ở đây là, tuy là loại hình dịch vụ du lịch không mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng tại Quảng Ninh, lưu trú dạng homestay vẫn còn khá mới mẻ. Thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện những homestay được đầu tư công phu và đang góp phần tạo nên trải nghiệm mới, thú vị cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài khi đến với thành phố bên bờ di sản.
Tuy số lượng các homestay ở Quảng Ninh không nhiều nhưng hầu hết những homestay này đều được đầu tư khá công phu, mang những nét độc đáo riêng. Khác với hình thức homestay truyền thống là khách ở và sinh hoạt cùng chủ nhà, một loại homestay khác cũng đang phát triển tại Quảng Ninh, đó là căn hộ cho thuê. Những căn hộ này có đầy đủ các tiện nghi cơ bản của một ngôi nhà với bếp, phòng khách, phòng ngủ... cho khách sử dụng.
Khác với một số loại hình lưu trú truyền thống như khách sạn, nhà nghỉ chưa chú trọng nhiều đến việc giao tiếp với khách du lịch, homestay lại khá quan tâm đến vấn đề này. Qua tìm hiểu được biết, đa số người quản lý các homestay thông thạo tiếng Anh, họ rất sẵn sàng trao đổi với du khách về mọi vấn đề liên quan đến du lịch bản địa.
Đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh có dịch vụ lưu trú bằng tàu thủy trên Vịnh Hạ Long. Loại hình tàu thủy có dịch vụ lưu trú là loại hình du lịch đặc biệt, vì vậy tỉnh Quảng Ninh cần có biện pháp quảng bá hiệu quả để loại hình này sớm trở thành một sản phẩm hấp dẫn, riêng có của Hạ Long, tạo được lợi thế so sánh với các điểm đến trong khu vực và trên thế giới.
3.2.3. Thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống dịch vụ lưu trú du lịch
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch năm 2017 (Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2017)
Khối cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch có khoảng 18 ngàn lao động, trong đó khối lưu trú du lịch 14 ngàn chiếm 78% (khách sạn hạng từ 1-5 sao chiếm 62%). Cơ sở đạt chuẩn 3 ngàn lao động, bãi tắm du lịch 1 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động nam chiếm 50,5%, nữ chiếm 49,5%.
Trong đó, 51% lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch từ trình độ sơ cấp đến thạc sĩ; Đội ngũ Giám đốc và quản lý khách sạn có 1.611 người, trong đó 25% được đào tạo chuyên ngành du lịch, 75% đào tạo chuyên ngành khác; Lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 15%; Lao động trình độ sơ cấp chiếm 23%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 11%; Lao động trình độ trung cấp chiếm 24%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 24%; Lao động Cao đẳng chiếm 17%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 52%; Lao động trình độ đại học chiếm 21%, trong đó đại học chuyên ngành du lịch chiếm 42%. Lao động trình độ thạc sĩ 0,16%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 33%. Hình thức đào tạo chủ yếu hiện nay của du lịch Quảng Ninh là tại chỗ, cầm tay chỉ việc thông qua đội ngũ đảo tạo viên Dự án EU và giảng viên trường Đại học Hạ Long.Điều này được thể hiện qua kết quả bảng khảo sát sau:
Tỉ lệ %
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý
13.3%
26.7%
60%
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến về chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng, 60% số phiếu được khảo sát đồng ý với chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của UBND và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.Có được sự đồng tình của nhân dân là do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực cố gắng ban hành các chính sách phù hợp nhất với điều kiện của từng địa phương nhằm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho nguồn lao động tại chỗ. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh mới chỉ dừng lại ở kết quả cầm tay chỉ việcthông qua đội ngũ đào tạo viên Dự án EU và giảng viên trường Đại học Hạ Long mà chưa có sự liên kết đào tạo ở quy mô rộng lớn hơn như hợp tác đào tạo với các trường có chuyên ngành Du lịch ở trong và ngoài nước, công tác đào tạo trình độ ngoại ngữ cho lao động du lịch chưa tốt, dẫn đến trình độ ngoại ngữ đội ngũ này còn hạn chế. Bởi vậy, kết quả khảo sát vẫn có 26,7% số phiếu không có ý kiến và 13,3% số phiếu không đồng ý. Đa phần khi được hỏi nguyên nhân không đồng ý ở đây là nhân dân mong muốn có các lớp đào tạo mang tính quy hoạch, trọng tâm, và có sự sàng lọc, bứt phá hơn. Do đó, trong thời gian gần nhất lãnh đạo QLNN về du lịch cần có những giải pháp phù hợp hơn để giải quyết tốt mặt hạn chế này.
3.2.4. Thực trạng công tácđào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Quảng Ninh vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm, đã tổ chức cho 780 cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ bảo tàng và
thuyết minh hướng dẫn, bồi dưỡng về quản lý và bảo tồn di sản văn hóa..., ngành du lịch cử 40 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo trong nước và ngoài nước tham dự các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; học tập về hội nhập kinh tế đẩu tư; tham gia bồi dưỡng về du lịch tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; tham gia lớp bồi dưỡng phát triển thương hiệu và tiếp thị du lịch trực tuyến; Lớp bồi dưỡng chuyên đề quản trị dịch vụ công; tham gia đào tạo về hội nhập kinh tế đầu tư; lớp bồi dưỡng về hiện đại hóa phát triển các ngành nghề tại Quảng Tây, Trung Quốc; Khóa bồi dưỡng về quản lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và phát triển du lịch biển đảo tại Đại học Auckland, New Zealand; Phối hợp với dự án EU tổ chức khóa tập huấn “Tăng cường kỹ năng quản lý khách sạn 4-5 sao của Việt Nam”; tổ chức 05 khóa tập huấn Nghiệp vụ Quản lý cơ sở lưu trú du lịch nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh cho 361 học viên tại 5 địa phương: Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Cô Tô; Tổ chức 03 khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch và kỹ năng giao tiếp cho nhân viên với 149 học viên là nhân viên tại các cơ sờ lưu trú và cơ sở đạt chuẩn trên địa bàn thành phố Hạ Long; tổ chức công tác tập huấn, đào tạo cho hướng dẫn viên, thuyền viên theo quy định, cụ thể: Đào tạo thuyền viên du lịch cho 500 học viên, đào tạo về thống kê du lịch: 03 lớp với hơn100 học viên, quản lý khai thác về lừ hành 03 lớp với trên 100 học viên, nghiệp vụ du lịch cho lái xe, nhân viên phục vụ xe ô tô du lịch 01 lớp với 70 học viên.
Tỉnh tập trung phát triển trường Đại học Hạ Long thành trung tâm đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao, cùng với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất năm 2016 đã tuyển dụng viên chức diện nguồn nhân lực chất lượng cao đối với 04 tiến sĩ (01 chuyên ngành Ngôn ngữ; 01 chuyên ngành ngôn ngữ và văn tự Trung Quôc; 01 chuyên ngành ngôn ngữ Nhật; 01 chuyên ngành Công nghệ sinh học và nuôi trồng thủy sản); mở thêm 06 chuyên ngành đào tạo, vượt chỉ tiêu 6 mã ngành so với đê án được thành lập, nâng tổng số mã ngành