Cơ Cấu Hàng Của Việt Nam Phù Hợp Với Thị Trường

- Nhập siêu năm 2008 dự kiến khoảng 10.8- 10.9 tỷ USD, bằng

18.6 – 18.7% tổng kim ngạch XK. Trong chỉ đạo điều hành phấn đấu theo hướng giảm tỷ lệ nhập siêu xuống thấp hơn.

2.4.2. Cơ hội


2.4.2.1. Xu hướng giá tăng cao của các mặt hàng XK


Tình hình thị trường quốc tế trong thời gian vừa qua biến đổi không ngừng. Giá cả các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng nông thuỷ sản như : gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, tiêu, điều… đều tăng đã đóng góp một phần không nhỏ làm kim ngạch XK của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó hàng hoá của Việt Nam cũng không ngừng nâng cao chất lượng, vì thế ngày càng chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Các mặt hàng có giá đang tăng mạnh cụ thể đó là:

+) Gạo: Trong hai vụ thu hoạch lúa vừa qua bà con nông dân trên cả nước đã trúng mùa lớn, năng suất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long lên tới

6.5 tấn/ ha. Cá biệt, tại một số địa phương như huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có năng suất lúa bình quan cao kỉ lục.: gần 7 tấn/ha. Không chỉ trúng mùa, các doanh nghịêp XK xuất khẩu cũng vui mừng khi giá gạo tăng cao. Đầu năm 2008, giá gạo 5% tấm xuất khẩu được chào bán theo giá FOB là 355 USD/ tấn; đến khoảng giữa tháng 1 năm 2008 giá tiếp tục tăng lên 40USD/ tấn. Không dừng lại ở đó, giữa tháng 2, giá gạo XK của Việt Nam lên tới 460 USD/tấn, là mức cao nhất trong vòng 34 năm qua. Không chỉ tăng mạnh, mà lần thứ hai kể từ quí 3 năm 2008, giá gạo Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, cùng kì năm ngoái giá gạo Thái Lan tăng 71- 73% thì năm nay giá gạo Việt Nam cũng đã tăng lên 78 – 82%. Trong thời gian tới theo dự kiến một số quốc gia như Thái Lan, Pakistan sẽ cắt giảm cung do lo ngại tình hình thiếu lương thực. Vì thế giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng [29].

+) Cà phê: Giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng trở lại ở hầu hết các thị trường giao dịch chủ chốt. Tại Newyork, nhu cầu mua vào của giới kinh doanh tăng lên, các nhà kinh doanh địa phương và các quỹ cũng đẩy mạnh hoạt động mua bù thiếu là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê arabica giao kì hạn tăng mạnh và chạm mức cao trong vòng 10 tháng trở lại đây. Giá cà phê arabica giao tháng 12/2006 đã tăng lên mức 1.2340 USD/pound, giá vào tháng 3/2007 là 1,2725 USD/pound. Tại London giá cà phê robusta cũng được hỗ trợ từ sự tăng giá của thị trường Newyork và nhu cầu tăng cao. Giá cà phê robusta tháng 1/2007 đã đạt mức 1458 USD/tấn [29].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.4.2.2. Cơ cấu hàng của Việt Nam phù hợp với thị trường


Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 9

Cơ cấu hàng XK của Việt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước khác trong ASEAN như Thái Lan, Philippin…với thế mạnh là hàng nông sản do vậy việc gia nhập WTO sẽ ít ảnh hưởng đến việc gia tăng XK những mặt hàng này. Gia nhập vào WTO, chúng ta sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi từ các nước ngoài khu vực AFTA. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã không ngừng đưa ra những chính sách phát triển cơ cấu hàng XK, cố gắng tăng hàm lượng giá trị gia tăng của hàng XK, chỉ nhập khẩu những mặt hàng phục vụ đắc lực cho sản xuất và xuất khẩu trong nước, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, mặt hàng trong nước có thể tự sản xuất được. Nhìn vào thực trạng hoạt động XNK trong năm vừa qua, có thể nhận thấy cơ cấu hàng hoá XNK của Việt Nam đang chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ giúp tăng kim ngạch XNK của cả nước.

2.4.2.3. Nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ


Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá thành hợp lí ( do cắt giảm thuế quan nhập khẩu chẳng hạn như sợi 5%, vải 12%, mức cắt giảm chung từ 17.4% xuống còn 13.4%) [4] để sản xuất hàng XK, nâng cao năng lực cạnh

tranh của hàng Việt Nam với hàng hoá của các nước ASEAN khác. Việc mua nguyên liệu đầu vào với mức giá rẻ sẽ giúp hàng hoá của chúng ta có thể hạ giá thành sản xuất, thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhóm các mặt hàng tận dụng công nghệ, đầu tư của các nước phát triển có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu sang các nước ASEAN như: điện tử và linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện, dây điện và cáp điện, dệt may và hải sản chế biến. Hiện nay khi nước ta vẫn đang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nhập khẩu máy móc kĩ thuật nâng cao năng lực sản xuất trong nước là vô cùng cần thiết. WTO sẽ mở ra cho nước ta một cơ hội lớn được tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá cả phải chăng.

2.4.2.4. Thị trường không ngừng được mở rộng


Năm thứ hai gia nhập WTO, thị trường XNK của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng trên toàn thế giới. Đặc biệt các thị trường Mĩ, EU, Nhật Bản sẽ tiếp tục được khai thác mạnh mẽ trong thời gian tới, tạo điều kiện cho kim ngạch XK của Việt Nam tăng cao. Khi chưa gia nhập WTO, với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm XK. Nhưng trong những mối quan hệ thương mại quốc tế thì vẫn là nước chịu nhiều thiệt thòi do chưa thiết lập được hiệp định thương mại song phương và đa phương với những đối tác của mình, đặc biệt là những thị trường lớn như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mĩ, thị trường mậu dịch tự do EU. Một minh chứng điển hình là việc XK cá da trơn (cá tra, cá basa), tôm vào thị trường Mĩ, giầy dép vào thị trường EU. Với giá XK rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam bị các nước này áp đặt là bán phá giá. Các quốc gia này đã “ bảo vệ sản xuất trong nước”, bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thông qua đánh thuế nhập khẩu rất cao

gây rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 149 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hoá có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những qui chế và cam kết đã kí, đủ sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại và hàng hoá thay thế.

2.4.3. Thách thức


2.4.3.1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ bị kiện bán phá giá tăng lên


Tham gia vào WTO là gia nhập vào một sân chơi rộng lớn, bao gồm cả những nước phát triển, đang phát triển, kém phát triển. Do phải áp dụng những qui định của WTO, các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức cạnh tranh khốc liệt của các nước thành viên khác. Xét trên bình diện chung, khi mà doanh nghiệp nước ta vẫn còn chưa đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ thì việc cạnh tranh với các tập đoàn lớn mạnh sẽ là một thách thức to lớn. Tuy nhiên bù lại, doanh nghiệp của chúng ta có một nguồn hàng dồi dào, giá rẻ do chi phí nhân công nguyên vật liệu thấp nên vẫn được các thị trường trên toàn thề giới ưa chuộng.

Ngoài sức cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ bị kiện bán phá giá cũng là một thách thức không nhỏ. Chắc chắn sau khi gia nhập WTO, nguy cơ này sẽ gia tăng. Cho đến nay Việt Nam đã là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong hàng chục vụ việc khác nhau. Đặc biệt, những mặt hàng nhạy cảm dễ bị kiện bán phá giá như dệt may, kim khí, hoá chất, thiết bị và dụng cụ điện…lại là những mặt hàng XK chủ lực của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện tại và trong tương lai. Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam gồm những điều khoản đặc biệt về chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ mà các nước đối tác thương mại có thể sử dụng chống lại hàng XK của Việt Nam. Đáng chú ý nhất là việc các đối

tác lợi dụng tư cách “nền kinh tế thị trường” của Việt Nam trong vòng 12 năm quá độ sau khi gia nhập WTO để tiến hành về điều tra bán phá gía, chưa kể họ cũng sử dụng biện pháp “tự vệ với từng sản phẩm” trong thời kì quá độ. Tất nhiên với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam có thể sử dụng cơ chế giải quyết các tranh chấp của WTO để chống lại sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá của các nước đối tác thương mại. Nhưng cơ chế này chỉ có tác dụng hạn chế trong ngắn hạn, vì nhiều lí do, trong đó có năng lực pháp lí và tài chính để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá của các chủ thể có liên quan ở Việt Nam là còn hạn chế.

2.4.3.2. Các rào cản thương mại phi thuế ngày càng tinh vi hơn


Gia nhập WTO chúng ta được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan của các nước thành viên, đặc biệt là ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên không phải ưu đãi hoàn toàn, các nước không ngừng đưa ra những rào cản phi thuế như rào cản về kĩ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sản xuất trong nước. Hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn này, nếu muốn gia tăng kim ngạch XK sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật… Theo công bố của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC), hàng dệt may của Việt Nam vào thị trưòng này sẽ bị giám sát kể từ đầu năm 2007. Tuy nhiên DOC cũng không có dấu hiệu gì chứng minh hàng xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ.Đối với thị trường EU, một thị trường tương đối khó tính trong việc tiêu thụ các sản phẩm thì vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường là hai yếu tố quan trọng hàng đầu . Hiện nay có 2 tiêu chuẩn quan trọng về môi trường mà hàng XK của Việt Nam phải vượt qua khi xuất sang thị trường Châu âu đó là: ISO: 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lí chất lượng ISO: 9000. EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EU và chỉ được áp dụng rộng rãi ở Đức. Hệ

thống EMAS tương đối khó với doanh nghịêp Việt Nam và tốn nhiều chi phí. Do vậy, các công ty nên sử dụng ISO:14001.

Gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đảm bảo tuân theo hiệp định “ về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật” ( Hiệp định SPS). Việc áp dụng SPS là một thách thức lớn đối với các doanh nghịêp có qui mô nhỏ, gắn với thị trường bằng chuỗi thị trường có qui mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên nếu đáp ứng được những qui định trong hiệp định này sẽ chứng tỏ năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2.4.3.3. Nhập siêu vẫn tiếp tục gia tăng


Trong thực tế 3 tháng đầu năm 2008, nhập siêu đã là 1 tỷ USD, tăng 75,4% so với cùng kì năm ngoái. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK cũng đang ở mức 22.2%, cao gấp rỡi tỉ lệ nhập siêu 15.2% của tháng 1 năm 2007. Tháng 2, mức nhập siêu tăng phi mã lên mức 3,3 tỷ USD cộng dồn 2 tháng đầu năm, nhập siêu đạt 4,3 tỷ USD bằng 49.2% tổng giá trị XK hàng hoá và cao hơn nhiều so với tỷ lệ 15.9% của 2 tháng đầu năm 2007. Và hết quí 1 năm nay, nhập siêu lại thiết lập một kỉ lục mới với 7,4 tỷ USD, bằng 56.6% giá trị XK hàng hoá và tăng gấp 3,5 lần so với quí 1 năm 2007. Theo đà này, nhập siêu cả năm 2008 có thể lên đến 28 tỷ USD (cao hơn mức dự báo 20 tỷ USD cách đây 1 tháng và vượt xa con số nhập siêu như kế hoạch năm 2008 của Bộ Công Thương ước tính đạt 17 tỷ USD [17, tr.23]. Đây là tín hiệu không mấy khả quan, cảnh báo mức nhập siêu trong cả năm 2008 có thể sẽ đạt đến kỉ lục mới. Lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, TP. HCM một trung tâm xuất khẩu và dịch vụ XK lớn nhất của cả nước, đã nhập siêu. Theo báo cáo của sở Thương mại Tp. HCM tại hội nghị thường kì kinh tế xã hội quí 1, các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM đã xuất khẩu kể cả dầu thô là 5,2 tỷ USD, tăng 32,4% so với cùng kì năm ngoái. Tuy xuất khẩu tăng mạnh như vậy nhưng vẫn không thể cứu vãn nổi nhập siêu. Theo thống kê tại hội nghị này, toàn

thành phố nhập khẩu đạt khoảng 5.78 tỷ USD, tăng tới 53,3% so với cùng kì năm 2007 và nhập siêu khoảng 580 triệu đôla. Trong khi đó Thành phố Hà Nội cũng công bố con số nhập siêu rất lớn trong quí 1 là 3,142 tỷ USD (trong khi tổng nhập siêu cả nước là 7,4 USD) [17, tr.24]. Điều nghịch lí trong năm đầu tiên gia nhặp WTO chính là thị trường xuất nhập khẩu. Đó là, trong khi chúng ta xuất siêu vào các nước tiên tiến thì lại nhập siêu mạnh từ các nước Châu á, đặc biệt là các nước trong khu vực. Chỉ tính riêng quí I/2008 nhập siêu từ CHND Trung Hoa đã lên đến 1134.6 triệu USD, từ Singapore là 826.3 triệu USD, từ Đài Loan là 749.7 triệu đola, từ Hàn Quốc là 653.8 triệu đôla, từ Thái Lan là 400.2 triệu đôla [17, tr.24]. Điều này càng khẳng định một nghịch lí buồn, đáng lẽ đối với thị trường các nước phát triển tiên tiến, nước ta phải nhập siêu để tiếp tục thu những sản phẩm hiện đại nhất là nguồn tri thức và công nghệ thì ta lại xuất siêu. Ngược lại đối với các nước Châu Á, Việt Nam lại luôn trong tình trạng nhập siêu. Việc nhập siêu này quả thực không hề có lợi, bởi những sản phẩm từ thị trường này không mang tính chiến lược lâu dài. Do có sự tương đồng về trình độ nên không tiếp thu được khoa học hiện đại của họ.

Không chỉ vậy, thực tế đang bộc lộ rõ sự phân chia đẳng cấp và thực lực giữa 2 khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài.

Tính hết quí I/2008, khu vực kinh tế trong nước đã nhập siêu tới 8910 triệu USD (khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nhập khẩu 6111 triệu USD, còn khu vực trong nước con số này là 14281 triệu đôla). Cũng trong 3 tháng đầu năm nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 1544 triệu USD (trong khi khu vực kinh tế trong nước mới XK được 5371 triệu USD còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu được 7655 triệu đôla Mĩ) [20, tr.8]. Vậy là, thị trường đã xuất hiện sự trái chiều về XNK trong cùng một sân chơi chung : Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì liên tục xuất siêu, trong khi khu vực kinh tế trong nước thì ngược lại. Từ năm

2000 trở lại đây, nếu không có sự hỗ trợ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì có lẽ tình trạng nhập siêu của Việt Nam còn vượt xa hiện tại. Trong thời gian tới làm sao để ổn định cán cân thương mại là một trong những thách thức lớn đối với nước ta. Cân đối cán cân XNK nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

2.4.3.4. Nguy cơ dẫm chân tại chỗ


Theo kế hoạch của Bộ Công Thương mục tiêu kim ngạch XK năm 2008 phải đạt là 58.6 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007 [30]. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu này, nước ta sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn, mà một trong những thách thức to lớn nhất sẽ là “nguy cơ dẫm chân tại chỗ” Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong năm 2008, có rất nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản. Vì vậy, các mặt hàng này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Do hạn chế về diện tích, thời tiết nguồn nước và năng suất và cả về thị trường, nên kim ngạch của một số mặt hàng nông lâm thuỷ sản không có khă năng tăng trưởng cao trong năm 2008. Thậm chí một số mặt hàng đã đến ngưỡng, khó có thể gia tăng khối lượng và giá trị XK. Một số mặt hàng có khă năng tăng trưởng thấp hoặc hoặc giảm như chè, cà phê, nhân điều và cao su. Còn về thị trường mặc dù thừa nhận kim ngạch XK hàng Việt Nam tăng mạnh trong những năm vừa qua, song các mặt hàng còn quá hạn hẹp, chủng loại chưa phong phú. Nếu chỉ bó hẹp trong những mặt hàng nông sản, thuỷ hải sản, đồ gỗ, may mặc và giày dép như lâu nay thì khó có thể tăng được kim ngạch XK trong thời gian tới. Trong khi đó các doanh nghiệp làm ăn với các thị trường EU, Hoa Kỳ, vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ bị kiện phá giá. Cơ chế giám sát hàng dệt may tại Hoa Kỳ vẫn chưa được dỡ bỏ. Đây là hai rào cản lớn đối với XK của Việt Nam. Với hai vụ kiện chống bán phá giá cá tra và tôm trước đây của Hoa Kỳ, do bị xử thua và phải chịu mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022