Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ - 2


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BIDV : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

KH : Khách hàng

KHCN : Khách hàng cá nhân NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch

TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần VHĐ : Vốn huy động

VNĐ : Việt Nam đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 39

Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ - 2

Bảng 3.2: Hoạt động tín dụng BIDV Chi nhánh Phú Thọ năm 2014 - 2016 40

Bảng 3.3. Thực trạng lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 42

Bảng 3.4. Tiêu thức phân đoạn khách hàng tiền gửi tại BIDV 45

Bảng 3.5. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tiền gửi năm 2014-2016 48

Bảng 3.6. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền giai đoạn 2014-2016 49

Bảng 3.7. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo nhóm khách hàng giai đoạn 2014-2016 50

Bảng 3.8. Nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân theo nhóm sản phẩm gửi tiết kiệm của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 51

Bảng 3.9. Nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân từ tiền gửi thanh toán của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 56

Bảng 3.10. Nguồn vốn huy động khách hàng cá nhân nhóm sản phẩm công nợ của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 57

Bảng 3.11. Nguồn vốn huy động KHCN của BIDV Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 58

Bảng 3.13. Đặc điểm của đối tượng điều tra phân theo giới tính, tuổi và học vấn 60

Bảng 3.14. Đánh giá của khách hàng về mức độ tin cậy của ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ 60

Bảng 3.15. Đánh giá của khách hàng về mức độ đáp ứng của ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ 61

Bảng 3.16. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ của ngân hàng của Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ 62

Bảng 3.17. Về thái độ phục vụ của Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ 63

Bảng 3.18. Về cơ sở vật chất của Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN, chi nhánh Phú Thọ 63

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Mô Hình tổ chức BIDV Chi nhánh Phú Thọ 36


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hoạt động SXKD, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển được đều cần có một nguồn vốn đủ mạnh. Vốn là thước đo sức khỏe của cơ thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng hay thu hẹp thị phần, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải có nguồn tài chính vững vàng.Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu duy trì và gia tăng nguồn vốn. Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế và gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán hết sức khó khăn về nguồn vốn. Do đó, vốn đang trở thành một vấn đề cấp thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước ta. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn, chúng ta cần phát huy hơn nữa vai trò trong công tác huy động vốn của hệ thống NHTM (NHTM) bởi hệ thống NHTM là hệ thống dẫn mạch máu lưu thông các nguồn vốn.

Hoạt động tài chính - ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng được ví như hệ thống “huyết mạch” của “cơ thể” kinh tế - xã hội. Để hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM), một trong những kênh phân phối vốn lớn của nền kinh tế có thể tồn tại, phát triển, hoạt động thông suốt, điều hòa, cần phải nâng cao chất lượng huy động vốn nhằm tạo nguồn vốn dồi dào, đa dạng phục vụ đầu tư tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm cho toàn xã hội.

Những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong tổ chức quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ.


Tuy nhiên, trước đòi hỏi của nền kinh tế cũng như trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều yếu kém trên các lĩnh vực như huy động và quản trị vốn, hoạt động tín dụng.

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, có vai trò quyết định đến sự sinh tồn của NHTM. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang tồn tại khoảng 30 điểm giao dịch ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) đóng trụ sở tham gia vào hoạt động huy động vốn trên thị trường. Trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ đã huy động vốn từ khách hàng cá nhân đạt được kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn những vấn đề cần nghiên cứu, xem xét. Vậy thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ như thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Sự huy động vốn từ khách hàng cá nhân đó có bền vững và có hiệu quả không? Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt, cái gì mạnh, cái gì yếu, để từ đó có các giải pháp hữu hiệu phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ nhanh và vững chắc.

Công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi ngân hàng là phải chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn nhằm cải thiện kết quả kinh doanh.

Là một thành viên của hệ thống ngân hàng Việt nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (BIDV Phú Thọ) phải chung sức thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành, làm thế nào để huy


động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được ngân hàng rất quan tâm.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ khách hàng cá nhân của BIDV Phú Thọ.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến huy động vốn khách hàng cá nhân tại BIDV Phú Thọ.

3.2. Phạm vi

Phạm vi nghiên cứu là các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại BIDV Phú Thọ cụ thể như sau:


- Không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

- Nội dung: Huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ.

- Thời gian: Từ năm 2014 - 2016.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng

Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động vốn huy động khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Luận văn đã phân tích, đánh giá, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Thọ. Cuối cùng , luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Những giải pháp, kiến nghị đó giúp cho đơn vị nghiên cứu mà còn làm tài liệu tham khảo cho các NHTM khác có điều kiện tương tự.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, luận văn gồm có 04 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ.

Chương 4: Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN

TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1.Cơ sở lý luận huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại

Hiện nay, tuy khái niệm về ngân hàng thương mại (sau đây gọi là ngân hàng hoặc NHTM) ở mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau nhưng đều thống nhất coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian có nhiệm vụ dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.

Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành năm 2015 (Quốc hội, 2015) đã định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”[4].

Theo đó: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”[4].

1.1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại

Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng bao gồm ba chức năng chủ yếu: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay. Thông qua việc huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Qua đó, NHTM hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí