Đánh Giá Chung Huy Động Vốn Từ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, Chi Nhánh Phú Thọ


năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%. Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của NHNN, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động.

Việc thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay phải đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa các chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

d.Môi trường cạnh tranh

Cuối cùng, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng khắc nghiệt hơn. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và BIDV Phú Thọ nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố 'sân nhà" cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn.

Việc thâm nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho hoạt động huy động vốn của BIDV Việt Nam gặp khó


khăn hơn trước. Không những thế, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của BIDV Phú Thọ giảm đi đáng kể. Đồng thời chi phí huy động cao làm hiệu quả huy động vốn của BIDV

3.4. Đánh giá chung huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

3.4.1. Những mặt đạt được

Với trên 60 năm hoạt động, BIDV Phú Thọ là một trong những chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Công thương có kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể như sau:

Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ - 11

- Về nguồn vốn huy động nói chung:

+ BIDV Phú Thọ đã hoàn thành tương đối khá các chỉ tiêu về huy động vốn nhất là huy động vốn KHCN, tổng lượng vốn huy động hằng năm đều gần đạt kế hoạch đề ra.

+ Hoạt động huy động vốn luôn có lãi, thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập sử dụng vốn và chi phí huy động vốn luôn dương.

- Về nguồn vốn huy động KHCN:

+ Nguồn vốn huy động KHCN trong giai đoạn 201 - 201 tăng trưởng qua các năm: tốc độ tăng đạt trên 19%. Cùng với các nguồn vốn khác, vốn huy động dân cư đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản cả về quy mô, kết cấu. Chi nhánh đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho tỉnh Phú Thọ bằng việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tín dụng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Đây là thành công của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động. Vốn huy động dân cư của chi nhánh luôn giữ vị thế quan trọng trong khối các NHTM trên địa bàn và là ngân hàng đi đầu trong việc định hướng lãi suất thị trường.

+ Tổng số vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, trên 60%.


+ Cơ cấu vốn huy động dân cư được phân chia khá hợp lý, ngân hàng đã có những chính sách huy động cho từng loại hình cụ thể nhằm huy động tối đa nguồn lực từ dân cư, tránh lãng phí tài nguyên. Nguồn vốn trung dài hạn tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.

- Các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, kịp thời và mang lại nhiều hiệu quả tốt.

- Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, đa dạng hình thức ưu đãi, quy mô giải thưởng lớn, tỷ lệ trúng giải cao, có tính cạnh tranh so với thị trường chung.

- Danh mục sản phẩm tương đối đầy đủ các sản phẩm tiền gửi như các NHTM khác. Trong đó nhóm sản phẩm tiết kiệm có tính linh hoạt về kỳ hạn, thời gian rút vốn được triển khai thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.

- Nhờ có sự mở rộng thêm các phòng giao dịch, thị phần của ngân hàng đã được tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho việc tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều địa điểm khác nhau.

- Chi nhánh luôn tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định, chế độ, chính sách của BIDV và của NHNN về việc huy động, sự dụng vốn hiệu quả.

3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đã đạt được, công tác huy động vốn KHCN của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Về sản phẩm huy động vốn:

+ Vốn huy động từ dân cư chưa xứng với tiềm năng của BIDV Phú Thọ. Cụ thể, mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm thường chưa đạt được, trong khi quy mô thị trường lớn.

+ Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và loại tiền vẫn chưa phù hợp. Nguồn vốn bằng ngoại tệ vẫn còn thấp. Nguồn tiền có kỳ hạn trung - dài hạn


(trên 12 tháng) cũng nên được điều chỉnh để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc mở rộng hoạt động cho vay trung - dài hạn với các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Tuy sản phẩm huy động đã có những cải tiến song vẫn còn tập trung nhiều vào các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng… chủng loại chưa thật sự đa dạng và tiện ích đi kèm còn thiếu. Danh mục sản phẩm huy động dân cư chưa có các sản phẩm tài chính cao cấp như tiền gửi bảo hiểm tỷ giá, huy động vàng...Danh mục sản phẩm chưa có sự liên kết với sản phẩm khác tạo thành gói sản phẩm để thu hút khách hàng.

- Về chính sách lãi suất: phụ thuộc vào ngân hàng BIDV Việt Nam, vì vậy nhiều thời điểm lãi suất huy động không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với xu hướng chung của thị trường, đôi khi kém cạch tranh với các NHTM khác, nhất là các ngân hàng mới đi vào hoạt động như NH TMCP An Bình, NH TMCP Á Châu...

- Về công tác marketing, bán hàng:

+ Phương thức quảng bá hình ảnh về sản phẩm huy động vốn dân cư còn thiếu, chủ yếu là hình thức tờ rơi, thư ngỏ, áp phích quảng cáo nên chưa tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

+ Phương thức giao dịch và cung cấp sản phẩm cơ bản vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như nhắn tin tự động, ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán hóa đơn...còn chưa đẩy mạnh phát triển, khách hàng chưa biết nhiều đến dịch vụ này.

- Về công nghệ ngân hàng:

+ Hệ thống quản trị mạng còn gặp nhiều sự cố không chỉ ở các phòng giao dịch mà ngay tại nhiều phòng nghiệp vụ của ngân hàng, lỗi đường truyền và máy tính thỉnh thoảng gây ra sự chậm trễ trong xử lý giao dịch, cản trở phần nào đến hoạt động huy động vốn và sử dụng các dịch vụ online của khách hàng.


3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do tâm lý, thói quen của người dân: thói quen dùng tiền mặt của người dân làm cho việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế gặp khó khăn, phần lớn người dân không mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng hoặc có mở nhưng không sử dụng hay chuyển tiền. Những hiểu biết của người dân về các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế nên

nhiều người còn dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Điều này phần nào đã làm hạn chế khả năng huy động vốn của Chi nhánh, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong đại đa số dân cư đã góp phần dẫn đến những hạn chế trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng…

- Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM đều tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất, tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại, cải tạo cơ sở vật chất, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại,… cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là khi huy động vốn.

- Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh, là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu, đồng thời vừa là trở ngại đối với ngân hàng.

- Nền kinh tế thường xuyên biến động phức tạp gây tâm lý lo ngại cho người dân có tiền nhàn rỗi lựa chọn loại hình đầu tư, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn của ngân hàng.

- Xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới đã tạo nhiều cơ hội cho các NHTM Việt Nam. Song bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối phó với không ít các thách thức. Sự gia nhập của các tổ chức tài chính - ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, sự ra đời và nhập cuộc của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quá trình mở rộng của các ngân hàng trong nước, một phần tạo sự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam,


nhưng mặt khác tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, làm cho nguồn vốn trong xã hội bị chia sẻ, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào những ngân hàng có uy tín, có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, có công nghệ hiện đại… Tình hình đó tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng có ngân hàng phát triển đi lên, và tất nhiên cũng có những ngân hàng bị buộc phải phá sản.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Về chính sách KH: Chi nhánh chưa xây dựng chính sách KH chi tiết tùy theo nhu cầu của từng đối tượng KH, đặc biệt là những KH lớn.

- Chi nhánh chưa tuyên truyền rộng rãi về phí dịch vụ thanh toán đối với KH có số dư tiền gửi cao, ổn định, chưa chủ động tìm đến KH.

- Trình độ cán bộ chưa thực sự toàn diện gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

- Các dịch vụ ngân hàng chưa thực sự tạo thuận lợi cho KH khi chuyển tiền, thanh toán thuận lợi như khi dùng tiền mặt nên vẫn chưa làm thay đổi thói quen của dân cư, chẳng hạn nhiều máy rút tiền tự động vẫn thường xuyên bị lỗi, gây khó chịu cho KH và gây ra tâm lý không thích sử dụng thẻ hoặc dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng còn hạn chế, do thu nhập bình quân của đại đa số dân cư còn ở mức trung bình và chỉ có một số ít có thu nhập rất cao mới thường xuyên sử dụng thẻ thanh toán.

- Thủ tục còn nhiều phức tạp, nhất là trong quy trình gửi và lĩnh tiền của KH, ví dụ chỉ cần một lỗi chính tả nhỏ cũng phải làm lại từ đầu, gây khó chịu cho KH.

- Lãi suất chưa thực sự hấp dẫn KH khi mà rất nhiều NHTM khác đưa ra các mức lãi suất cao rất hấp dẫn KH.

- Các hình thức huy động vốn, sản phẩm huy động của BIDV Phú Thọ chưa được phong phú so với các ngân hàng khác, còn chậm trong việc triển khai các sản phẩm huy động mới, sản phẩm có tính chất độc quyền của ngân hàng, và cũng chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm KH trên thị trường.


- Các dịch vụ chưa được đa dạng hoá, đổi mới theo chiều sâu, một số mảng dịch vụ còn thiếu tính liên kết, gây khó khăn cho KH, phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. Công tác Marketing còn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng chưa hoàn thiện, chưa thành lập được phòng Marketing, chưa xây dựng được trang web của Chi nhánh. Một số mảng còn bỏ trống, hoạt động khập khiễng. Hình ảnh của BIDV Phú Thọ trên thị trường chưa tương xứng với tiềm năng và thương hiệu của ngân hàng.

- Công nghệ ngân hàng chưa được đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư mới chỉ diễn ra ở một số Chi nhánh lớn, chưa mở rộng đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho cán bộ nhân viên ngân hàng và làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của KH.

- Mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn còn mỏng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, thị trường bất động sản sôi động đã khiến cho nhà đầu tư hứng thú hơn với khoản lợi nhuận thu được, lớn hơn gấp nhiều lần so với hình thức tiết kiệm truyền thống. Do đó, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng lâm vào tình trạng khó khăn hơn.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH PHÚ THỌ‌


4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

4.1.1. Quan điểm tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

Căn cứ vào thực lực của mình, những đặc thù trong điều kiện kinh tế xã hội và xu thế phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ, sau đây là quan điểm huy động vốn của chi nhánh:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, cải tiến, hiện đại hóa trong hệ thống thanh toán theo hướng giảm bớt sự ràng buộc vào các giấy tờ, tăng độ an toàn trong hoạt động thanh toán góp phần củng cố lòng tin khách hàng.

Thứ ba: Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian, phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung, dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn, thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024