cách trực diện và tổng thể. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được ban hành một phần do yêu cầu khắc phục các bất cập đó trong pháp luật hiện hành.
Từ những lý do trên, có thể thấy việc đẩy nhanh tiến trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, pháp quy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sử dụng luật pháp để bảo vệ người tiêu dùng là một nhu cầu bức xúc và thực tế trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.1.2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
Các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi hơn, có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. Gần đây dư luận xã hội hết sức bất bình với hành vi bán hàng đa cấp bất chính của một số công ty. Các công ty này đã lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng và để kiếm lợi một cách bất hợp pháp. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói chung. Bởi lẽ những người tiêu dùng là nạn nhân của phương thức kinh doanh đa cấp bất chính này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, những hành vi hạn chế cạnh tranh như thoả thuận các-ten, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền cũng sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá, dịch vụ và do đó gây thiệt hại đối với quyền lợi người tiêu dùng.
Những hiện tượng cân đong, đo đếm không chính xác, gian dối về chất lượng, đánh lừa về giá cả, bán hàng kém phẩm chất với giá đắt, thông tin quảng cáo sai lệch, làm và buôn bán hàng giả, lừa đảo trong các mối quan hệ giao tiếp
… là những hiện tượng còn khá phổ biến ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, làm rối ren xã hội, làm suy đồi đạo đức và tha hoá con người, làm tổn hại trực tiếp đến lợi ích, có khi đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.
Nhiều hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh vẫn đang hàng ngày, hàng giờ tác động tới người tiêu dùng, gây nhiều tác hại về tiền của, thậm chí đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng. Nhìn lướt qua đường đi lối lại, các chợ và các cửa hàng ở các thành phố hoặc thị xã, thị trấn … ta thấy thị trường tràn ngập hàng hoá đủ chủng loại, kiểu dáng, màu sắc … không còn cảnh đơn điệu, khan hiếm hàng như trước đây, khiến người ta có cảm giác rằng người tiêu dùng ngày nay đã được thoả mãn về nhu cầu hàng hoá. Đúng là đã có một bước tiến lớn trong lĩnh vực này mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nước ta. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu vấn đề ta thấy mặt trái của thị trường cũng đã để lộ ra những sắc màu khác nhau với sự ẩn dấu bên trong vô số vấn đề tiêu cực đang tấn công vào người tiêu dùng. Đồng tiền và lợi nhuận tối đa đã làm loá mắt nhiều người, và họ tìm mọi mưu kế, thủ đoạn để kiếm được nhiều tiền càng tốt, bất kể việc làm đó gây phương hại đến ai, như tình hình thực trạng những hành động buôn bán không trung thực gây tổn thất cho người tiêu dùng.
3.1.3. Nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về các quyền và trách nhiệm của mình
Cho đến nay nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình, chưa tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh để tự bảo vệ mình, cũng như chưa phát huy được vai trò của mình trên thị trường, trong cuộc sống tiêu dùng, trong xã hội. Người tiêu dùng còn thiếu nhiều kiến thức, hiểu biết về đặc tính các loại hàng hoá, về cách lựa chọn, sử dụng, bảo quản, vận hành những sản phẩm kỹ thuật phức tạp, về các hình thức dịch vụ mới, về những điều cần thiết để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong ăn, ở, mặc, đi lại, phòng chữa bệnh … về thưởng thức nghệ thuật và các nhu cầu làm phong phú cuộc sống tinh thần, về những quy định pháp lý có liên quan … Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều thông tin đúng đắn về tiêu dùng cần biết cho mình. Thiếu sự hướng dẫn cần thiết, bản lĩnh lại chưa vững vàng, người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng của các tư tưởng, các hành động, các lối sống tiêu dùng không lành mạnh lôi cuốn theo, góp phần vào việc
dung túng những kẻ làm ăn phi pháp, tăng thêm các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, chưa tạo được sức ép cần thiết để làm cho thị trường được lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 9
- Những Vấn Đề Tồn Tại Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng
- Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Nhằm Xử Lý Các Vi Phạm Của Doanh Nghiệp
- Quy Định Về Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Xâm Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm, Uy Tín Của Người Tiêu Dùng
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
3.1.4. Vấn đề khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trong quá trình mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ nếu người tiêu dùng phát hiện ra hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng được đo lường không chính xác … thì người tiêu dùng có 3 kênh để có thể khiếu nại. Đó là khiếu nại trực tiếp tới nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ; khiếu nại tới Ban Bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương) hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương và khiếu nại tới cấp Toà án, nếu như không thoả mãn cách giải quyết của những cơ quan đơn vị nói trên. Như vậy, theo luật định có 4 chủ thể lớn bảo vệ quyền lợi và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của người tiêu dùng bao gồm: nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối; cơ quan quản lý Nhà nước; Toà án và các cơ quan liên quan; Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các Hiệp hội ngành hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chính là một chủ thể để bảo vệ quyền lợi và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của chính mình thông qua việc hiểu và nắm vững quyền của người tiêu dùng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người tiêu dùng và có kiến thức, hiểu biết về tiêu dùng.
Quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước về người tiêu dùng cho thấy, nếu quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm phạm thì việc khiếu nại của người tiêu dùng là hoàn toàn chính đáng và được khuyến khích. Bởi vì chính việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người tiêu dùng sẽ là một động lực để phát triển kinh tế – xã hội, đạo đức xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng ở nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía người tiêu dùng. Trong thực tế
khi nhận đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý và bồi thường thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Trong nhiều trường hợp, do chưa ý thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm xã hội của mình, do tâm lý ngại đấu tranh, ngại tranh chấp, ngại phiền hà nên nhiều người tiêu dùng còn bỏ qua quyền được khiếu nại. Một số người tiêu dùng chỉ lên tiếng khi bị thiệt thòi với giá trị kinh tế lớn hoặc khi một nhóm lớn các người tiêu dùng cùng chịu thiệt thòi. Người tiêu dùng, khi có các vấn đề cần khiếu nại, còn rất lúng túng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình và thủ tục giải quyết như thế nào. Hơn nữa, người tiêu dùng còn có tâm lý e ngại các thủ tục pháp lý và các chi phí khởi kiện ra toà dân sự. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phân định rõ hơn nữa và triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương.
3.1.5. Vấn đề cung cấp thông tin, kiến thức về tiêu dùng
Các thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ còn thiếu. Một số nhà sản xuất, kinh doanh không cung cấp đầy đủ các hướng dẫn rõ ràng, trung thực các thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hoá, dịch vụ đúng với yêu cầu của mình. Hiện tượng thông tin, ghi nhãn không đúng với thực tế nhằm làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn ở nhiều nơi, nhiều lúc không còn là hiện tượng cá biệt.
Việc giáo dục thường xuyên và có tổ chức cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết về tiêu dùng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là vấn đề tiêu dùng hợp lý nhằm tránh lãng phí. Việc giáo dục bồi dưỡng về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng không gây ảnh hưởng tới môi trường càng có ý nghĩa trong bối cảnh môi trường sống của chúng ta đang bị đe doạ nghiêm trọng.
3.1.6. Hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
Theo Điều 19 Chương V, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng được phép đăng ký tại Uỷ ban nhân dân địa phương và có quyền tiếp nhận các khiếu nại của người
tiêu dùng và tổ chức hòa giải giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng hoặc đại diện người tiêu dùng đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Do đó, văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, nếu được triển khai tốt, sẽ là chiếc cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp và giữa người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, tại các tỉnh đã có hội bảo vệ người tiêu dùng thì hoạt động của hội cũng vẫn chủ yếu là ở khu vực thị xã, tỉnh lỵ, ít hội triển khai được hoạt động đến các huyện, chưa nói đến các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà người tiêu dùng còn ở trình độ thấp, là đối tượng cho các hành vi gian lận. Đó là những nơi người tiêu dùng cần sự bảo vệ nhiều nhất. Hơn nữa, các văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng ở nước ta thường được đặt ở các địa điểm không thuận tiện và điều kiện hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, không những cần phải mở rộng phạm vi hoạt động của các hội và văn phòng khiếu nại đã được thành lập mà còn phải thành lập và phát triển các hội ở các khu vực mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Để làm được điều này, trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương và địa phương cần có biện pháp hỗ trợ việc xây dựng và phát triển các hội bảo vệ người tiêu dùng và văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng. Hoạt động và sự phối hợp của cơ quan nhà nước và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng là hai bộ phận hữu cơ, giúp bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.
Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức quần chúng, tuy giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta, nhưng có rất nhiều việc chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể giải quyết được. Hội chỉ có thể phát huy tốt hơn vai trò của mình trong sự cộng tác với cơ quan nhà nước để mở rộng hơn nữa hoạt động này ở nước ta.
Nhiều cơ quan nhà nước hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ người tiêu dùng xét theo góc độ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan ở những việc mà đáng lẽ họ phải làm nhưng đã không làm hoặc làm chưa đầy đủ. Hội đã chủ động hợp tác với các cơ quan, nhưng tiếc là còn không ít các cơ quan nhà nước chưa có được sự chủ động đó. Hầu như Bộ nào, không nhiều thì ít, cũng đều có những nội dung hoạt động liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng trong phạm vi những mạng công việc mà Bộ đó quản lý. Nếu như thời gian qua các Bộ và các địa phương có sự quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này, chắc chắn chúng ta đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta. Trong thời gian tới, nếu nhược điểm này được khắc phục, ít nhất là bằng việc tăng cường phối hợp hành động giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa Hội với các cơ quan nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của từng bên, chúng ta có thể mở rộng quy mô và tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ người tiêu dùng lên cao hơn.
Vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo chưa được phát huy trong hoạt động này. Nhiều phong trào quần chúng, nhiều chương trình hành động của các đoàn thể, nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học của các cơ quan, tổ chức, nhiều lớp đào tạo, chương trình giáo dục mà thực ra nội dung có liên quan đến tiêu dùng, đến lối sống tiêu dùng đều vắng bóng vấn đề này. Tình trạng này có phần do đây còn là vấn đề mới đối với ta nên nhiều người, nhiều cơ quan tổ chức chưa thấy rõ sự cần thiết của hoạt động này nên không làm, có phần do khả năng tài chính hạn chế, có phần do tuyên truyền vận động, tác động của Hội còn yếu. Khó khăn về tài chính là khó khăn chung của các Hội quần chúng – những tổ chức phải tự lo kinh phí để hoạt động, không được ngân sách cấp. Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng mang lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội chứ không chỉ cho hội viên của từng Hội, do đó, tuy thấy đây là việc cần làm, nhưng nhiều Hội hiện nay do kinh phí rất hạn hẹp chỉ có thể triển khai được những hoạt động liên quan trực tiếp đến chức năng của hội mình.
3.2. Các đề xuất hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Nhiều nước trên thế giới đều coi luật pháp là một trong những phương tiện chủ yếu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, là một công trình hệ thống, đề cập đến việc lập pháp nhiều mặt như: quan hệ xã hội, dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự, trình tự tố tụng có liên quan đến đời sống tiêu dùng cá nhân. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 2 năm 1986) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, nhưng nói chung chưa có được hệ thống pháp luật đầy đủ, nhiều quy định chưa có đủ quyền uy, nhiều quy định chỉ dừng lại hình thức. Vì vậy, rất cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một công việc thường xuyên, nghiêm túc, có hệ thống và hết sức cần thiết ở mọi quốc gia. Hệ thống pháp luật nói chung và chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng cũng cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực này. Vì vậy, để bảo đảm sự công bằng tương đối khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bảo đảm khôi phục quyền lợi hợp pháp của người chịu thiệt hại, công việc trước hết cần phải làm là hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong pháp luật dân sự Việt Nam.
3.2.1. Ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thông qua được một hoặc nhiều văn bản pháp luật về người tiêu dùng. Ở Ấn Độ đạo luật bảo vệ người tiêu dùng đã đuợc thông qua từ năm 1986, Trung Quốc cũng thông qua Luật Bảo vệ các quyền của người tiêu dùng năm 1993. Các nước cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thúc đẩy, tuyên truyền nâng cao nhận thức và bảo vệ người tiêu dùng.
Điển hình là Mỹ với rất nhiều luật, bao gồm luật của liên bang và các bang khác nhau để bảo vệ người tiêu dùng. Những luật này được áp dụng cho
hầu như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường. Mỗi đạo luật bảo vệ người tiêu dùng được thực thi và giám sát bởi một cơ quan chính phủ liên bang. Đơn cử như Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là một cơ quan liên bang độc lập được thành lập nhằm bảo vệ người dân trước nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng. Những vụ mà CPSC từng thụ lý như thu hồi 150.000 lò sưởi điện của một nhà máy ở Chicago hồi năm 2004, do các mối nối điện bên trong lò sưởi có thể bị lỏng dẫn đến các bộ phận kim loại của lò sưởi có thể bị nhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng. Phạt công ty sản xuất đồ chơi ở Los Angeles 1,1 triệu USD do lỗi không báo cáo về khuyết tật của loại xe đồ chơi có bánh chạy bằng ăcquy hồi năm 2001 … Thông điệp từ các vụ việc này không gì khác hơn là “quyền lợi của người tiêu dùng phải là số một”. Bên cạnh đó, việc xử lý mạnh tay đối với những sản phẩm vi phạm an toàn sẽ giúp người tiêu dùng nhận thức được rằng họ luôn được bảo vệ.
Các nguồn luật bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các luật của liên bang và các bang. Hoa Kỳ theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law system - hệ thống thông luật) nên các phán quyết của toà án diễn giải các luật bảo vệ người tiêu dùng cũng trở thành luật.
Chẳng hạn, theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumenr Protection), còn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối. Theo nguyên tắc “trách nhiệm tuyệt đối”, nhà sản xuất, phân phối hay bán lẻ có thể phải chịu trách nhiệm đối với những thương tật do khuyết tật của sản phẩm gây ra, bất kể đã áp dụng các biện pháp đề phòng. Nói chung, khi nói đến trách nhiệm sản phẩm, người ta phân thành 03 loại khuyết tật: khuyết tật sản xuất (khi sản phẩm sai