Một Số Thành Tựu Chủ Yếu Của Ngành Du Lịch Việt Nam

của thành phố là thị trường khách du lịch hội thảo, hội nghị (MICE). Số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm, từ 90 khách sạn vào năm 2001, đến nay đã có 171 khách sạn với 11.028 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế được xếp hạng từ 1- 5 sao. Trong đó có 10 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 21 khách sạn 3 sao với tổng số 6447 phòng. Đã có 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Trong năm 2007, thành phố mở rộng và nâng cấp 4 khách sạn 4 sao lên 5 sao và 2 khách sạn 3 sao lên 4 sao nhằm đáp ứng sự gia tăng về lượng khách quốc tế nhất là vào mùa cao điểm.

Bên cạnh những khách sạn có chất lượng thực thụ vẫn còn một số khách sạn kém chất lượng dẫn đến việc khách du lịch thường xuyên than phiền. Trong năm qua, Việt Nam đã có thêm một số khu resort mới, chất lượng cao như : La Veranda resort - Phú Quốc Island, Ana Mandara Village resort - Đà Lạt. Đó là những khu lưu trú có chất lượng cao đã đưa vào hoạt động.

Sau khi đất nước ta chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với tốc độ tăng của khách du lịch tới Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ thời cơ vào đầu tư xây dựng các resort, khách sạn tại các khu du lịch trọng điểm của Việt Nam như khu du lịch Phú Quốc, Vũng Tàu, dự án EDEN Thanh Bình resort. Quy mô diện tích của dự án Khu biệt thự – du lịch cao cấp Thanh Bình rộng hơn 25 ha, được chia thành nhiều khu chức năng gồm: Công viên Cửa Lấp, Biệt thự sinh thái hỗn hợp, biệt thự đặc biệt, khu thể dục thể thao, khu spa dịch vụ nghỉ dưỡng, khu resort, khu khách sạn cao cấp, khu thương mại và các công trình thể thao.

* Dịch vụ vận tải

Di chuyển và lưu trú là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Quá trình di chuyển của du khách liên quan tới việc sử dụng các phương tiện giao thông nhằm thoả mãn nhu cầu đi lại, thay đổi địa điểm cần đến và nghỉ ngơi của khách.

Tốc độ tăng trưởng của hoạt động du lịch trong những năm vừa qua có sự đóng góp của những thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc ngành giao thông. Quá trình xã hội hoá du lịch cũng góp phần thúc đẩy những thay đổi trong hoạt động giao thông.


Vận tải hàng không

Số khách du lịch sử dụng đường hàng không trong lộ trình dài và ngắn đều đạt mức cao nhất so với loại vận tải đường bộ, đường thuỷ. Năm 2006, khách du lịch vào Việt Nam theo đường hàng không đạt 2.702.430 lượt người, trong khi đó đường biển chỉ là 224.081 và đường bộ là 656.957 lượt người. Tính đến hết tháng 9/2007, số khách du lịch theo đường hàng không vào Việt Nam đã đạt 2.475.540 lượt, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm gần 80% tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch). Hiện nay 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài với các trang thiết bị hiện đại nhất so với các các hãng hàng không khác trong cả nước là hai sân bay chính đưa và đón khách du lịch cũng như khách thương vụ.

Tuy nhiên vận tải hàng không vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách, cơ sở lưu trú tại sân bay còn kém chất lượng, giá đồ ăn quá đắt so với giá trị của nó, gần khu vực sân bay chưa có các khu vui chơi giải trí để phục vụ khách trong khi đợi chuyến bay. Chỉ nói riêng Hãng hàng không Việt Nam Airlines, trong năm 2006, tổng lượng khách quốc tế và nội địa sử dụng các sản phẩm của Vietnam Airlines thông qua hoạt động bán của Văn phòng khu vực miền Bắc đã đạt gần 1.000.000 khách, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2005. Như vậy doanh thu bán hàng vượt kế hoạch 4% và tăng 17% so với 2005. Để đáp ứng nhu cầu của lượng khách ngày càng tăng nhanh, hãng hàng không Vietnam Airlines đã tăng cường mua thêm máy bay để phục vụ khách, nâng tổng số máy bay của hãng lên 43 chiếc. Tuy nhiên lượng máy

bay trên cũng chưa đủ để đáp ứng cho khách du lịch, đặc biệt là các tuyến Sài Gòn -Phú Quốc (4chuyến/ngày), Đà Nẵng - Nha Trang (1tuyến/ngày) hay Hà Nội - Nha Trang (1 chuyến/ngày).

Vận tải đường bộ

Hệ thống đường bộ: Có thế nói hệ thống đường bộ Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú trọng mở rộng và nâng cấp. Việc xây dựng những con đường cao tốc đạt chất lượng quốc tế cũng như xây dựng những cây cầu hiện đại đã góp phần rất lớn cho việc giao thông, giao thương giữa các vùng trong cả nước, đồng thời cũng thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Ví dụ như ở thành phố Hà Nội, chúng ta đã hoàn thiện cây cầu lớn (Cầu Thanh Trì), các cây cầu vượt trong thành phố (cầu ngã tư Sở, ngã tư Vọng) điều đó góp phần hạn chế ách tắc giao thông. Đối với các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt một số tuyến đường cũng được mở rộng và thông thoáng, giúp cho việc vận chuyển khách du lịch đường bộ nhanh và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông của Việt Nam vẫn còn nhỏ, phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy nên hay bị ùn tắc, nhất là trong các tuyến phố của 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà nội. Tình trạng ùn nghẽn, ách tắc giao thông ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch phàn nàn về điểm đến Việt Nam.

Trong thời gian hiện nay, các phương tiện giao thông của Việt Nam ngày càng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phục vụ. Các phương tiện: ôtô bus, ôtô du lịch, taxi ngày càng phong phú về chủng loại và số lượng nhiều. Trong đó ôtô là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất.

Ngoài ra, tại các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Huế du khách rất ưa thích sử dụng phương tiện giao thông là xích lô để dạo đường phố.

Vận tải đường sắt

Hiện nay, khi số du khách vào Việt Nam ngày càng tăng cao, vận tải đường sắt cũng là một trong những phương tiện được khách du lịch sử dụng nhiều. Sử dụng phương tiện vận tải đường sắt có những điều thú vị hấp dẫn khách du lịch là: khách du lịch có thể ngắm nhìn cảnh vật trong suốt chặng đường đi, nhất là những cánh đồng, những con đèo, bãi biển... Ngoài ra, vận tải đường sắt có các ưu điểm khác là giá rẻ, tính an toàn cao... Tuy nhiên thực trạng của vận tải đường sắt Việt Nam là thời gian di chuyển rất lâu và dịch vụ trên phương tiện thì rất kém, nhất là các dịch vụ về vệ sinh, ăn uống.

Nắm bắt được thị hiếu của khách, ngành vận tải đường sắt đã tăng cường thêm những chuyến tàu cao tốc đường dài chất lượng cao nhằm phục vụ du khách như tuyến Bắc - Nam, tháng 9 năm 2006 đã có thêm chuyến SE3 thành phần tàu SE3/4 (có thứ tự ưu tiên cao nhất) chỉ có 12 toa xe (bớt 1 toa xe) để tài xế lái tàu có thể xử lý hãm, gia - giảm tốc độ được dễ dàng hơn, đảm bảo tỉ lệ tàu đến ga đúng giờ cao hơn.

Rồi tàu cao tốc 5 sao chạy từ Sài Gòn đi Nha Trang mới được vận hành vào tháng 12/2006, đây là loại tàu hạng sang dành cho du khách thích sử dụng tàu hoả trong chuyến du lịch của mình.

Vận tải đường thuỷ

Việt Nam có nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Biển Nha Trang... là những điểm du lịch cần nhiều tầu thuyền nhất để phục vụ chuyến thăm của khách, hệ thống tầu thuyền của chúng ta cũng rất phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách.

Đặc biệt trong những năm gần đây, các chương trình tour ngủ trên tầu ngoài vịnh rất được khách ưa chuộng. Chính vì vậy mà dịnh vụ vận chuyển tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long rất phát triển. Một số loại tàu tiện nghi sang trọng được đưa vào phục vụ khách, như tàu Emerraude Cruise, với sức chứa khoảng 40-50 người, tàu Ginger Cruise - gồm 10 Cabin với sức chứa khoảng 20 -25 hành khách. Đây là những loại tầu với trang thiết bị tiện nghi như

những khách sạn 5 sao nổi trên nước, các dịnh vụ trên tầu đáp ứng tốt những nhu cầu của khách và luôn được khách đánh giá. Tuy nhiên giá tiền cũng tương đối cao. Chính vì vậy mà có những loại tàu chất lượng đủ đảm bảo nhu cầu của khách hoạt động khá nhiều trên Vịnh, giúp khách có thể yên tâm khi ngủ lại trên tầu, loại tầu này cũng được chia thành nhiều cabin hoặc một vài cabin để đáp ứng theo mỗi nhóm khách khác nhau.

Tính đến tháng 10/2007, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển đạt 188.712 lượt người, chiếm gần 6% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Tuy nhiên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển có xu hướng giảm khi tỷ lệ này vào năm 2006 chiếm khoảng gần 7%.

* Công nghệ thông tin:

Mạng Internet có lợi thế là nó cho phép tiếp cận các sản phẩm du lịch trên toàn cầu với mức chi phí thấp nhất. Đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ, công tác marketing du lịch đang ngày càng tập trung vào những người sử dụng internet.

Dịch vụ du lịch trực tuyến với các hoạt động như đặt vé, tour, phòng qua mạng đã trở lên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam , việc khai thác phát triển du lịch qua mạng cũng không phải là quá mới mẻ. Các doanh nghiệp khách sạn hàng đầu của Việt Nam đều xây dựng website riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả rõ nét, các hình thức đặt phòng, đặt tour qua mạng ngày càng tăng, bước đầu hình thành các cơ sở giao dịnh thương mại điện tử. Các website du lịch Việt Nam có thể kể đến:

www.vietnamtourism.gov.vnwww.saigontourism.com www.vietnamstay.com

Trong đó, website của Tổng cục du lịch www.vietnamtuorism.gov.vn xây dựng gần như đầy đủ mọi thông tin liên quan đến hoạt động du lịch và các thông tin giới thiệu về lịch sử, văn hoá, đất nước, con người Việt Nam;

đặc biệt nhấn mạnh về tiềm năng du lịch của 64 tỉnh thành, có phần giới thiệu các công ty du lịch, các khách sạn quốc tế trên toàn quốc.‌

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1. Một số thành tựu chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam

1.1. Hiệu quả kinh tế – xã hội ngày càng lớn và toàn diện

Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Nếu như năm 1990, thu nhập từ du lịch mới chỉ đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2006, con số này đã là 36.000 tỷ đồng, tức là gấp gần 27 lần so với năm 1990. Với triển vọng phát triển như hiện nay, ngành du lịch hứa hẹn sẽ mang lại cho Việt Nam thu nhập ngày càng tăng.

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối dịch vụ và tổng thu nhập quốc dân. Những địa điểm có du lịch phát triển thì diện mạo đô thị được chỉnh tranh, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Một số địa điểm nổi bật như Sapa, Hạ Long, Sầm Sơn, Huế, Hội An, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu là những nơi có ngành du lịch phát triển nhất nước ta. Ngành du lịch ở những địa điểm này phát triển đã kéo theo sự phát triển các ngành nghề khác, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ngành du lịch có đặc thù là ngành tạo ra rất nhiều việc làm cả trực tiếp lần gián tiếp. Hiện nay, ước tính ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 850.000 lao động trên cả nước, trong đó số lao động trực tiếp là khoảng 234.000 người và số lao động gián tiếp là khoảng 510.000 người. Mỗi năm ngành du lịch góp phần tạo thêm hàng ngàn chỗ làm việc mới và hàng vạn việc làm gián tiếp.

Ngành du lịch đã từng bước được xã hội hoá, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngành du lịch Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các địa phương thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư trực tiếp vàp nước ngoài nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà.

Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 1995 - 2006 vào hoạt động du lịch

Năm

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số dự ¸n

24

02

04

25

13

15

17

19

Vốn

(triệuUSD)

1.381,2(*)

22,8

10,3

174,2

239

111,17

386

498

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 9

Nguồn: Tổng cục du lịch (*) Tính đến năm 1995

Ngành du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch như về các lĩnh vực quy hoạch phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật du lịch. Cho đến nay, Việt Nam đã có tổng số 239 dự án đầu tư với tổng số vốn là 6,112 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực du lịch Việt Nam đạt gần 800 triệu USD, với tổng số 17 dự án.

1.2 Nâng cao nhận thức về du lịch

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được duy trì thường xuyên, có chiều sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động đa dạng khác đã góp phần chuyển biến tích cực nhận thức về du lịch của cấp, các ngành và của toàn xã hội đối với vị trí, vai trò và lợi ích nhiều mặt của du lịch. Từ đó đã tạo ra sự phát triển du lịch sâu rộng trên phạm vi cả nước. Hiện hơn 20 tỉnh và thành phố đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đó là những tiền đề quan trọng giúp du lịch Việt Nam vượt qua được

những thách thức đang cản trở du lịch hiện nay: nạn khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, các thảm hoạ thiên tai.

1.3. Quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Các website về du lịch Việt Nam tiếp tục được nâng cấp và cải tiến, thu hút được hàng triệu lượt người truy cập, thao khảo tìm thông tin về du lịch Việt Nam. Thông qua hoạt động du lịch, du khách biết đến Việt Nam như là một điểm đến hấp dẫn, hoà bình, ổn định và mến khách. Vừa qua, Việt Nam đã được hội đồng du lịch thế giới xếp vị trí thứ 7 về tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, và là 1 trong 10 điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới.

1.4. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch luôn được cải tiến và nâng cao.

Sản phẩm du lịch đã được cải thiện rõ rệt cả về chất và lượng. Việc hỗ trợ khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá du lịch đã tạo điều kiện hình thành các tour chuyên để tìm hiểu văn hoá- lịch sử truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Festival Huế 2 năm được tổ chức 1 lần, đêm rằm phố cổ Hội An, hội đua nghe ngo – lễ cúng trăng ở Sóc Trăng đã trở thành những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã xây dựng các chương trình đa dạng, phù hợp với thị hiếu khách, tổ chức xúc tiến, quảng cáo rộng rãi trên thị trường ngoài nước và đi vào khai thác.

Trên 200 lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ cho hàng chục nghìn lượt lao động được Chương trình hỗ trợ tổ chức đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ. Các hội thi Hướng dẫn viên du lịch, Lễ tân và ẩm thực toàn quốc cũng phần nào nâng cao chất lượng chuyên môn của lao động ngành du lịch.

Ngoài 6 nước ASEAN, Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và công dân 4 nước Bắc Âu đến Việt Nam du lịch. Việt Nam cũng giảm phí Visa cho khách đi tầu biển từ 25 USD xuống còn 10 USD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022