- Phòng kế toán tài chính của Công ty gồm 21 người: kế toán trưởng, phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 18 nhân viên kế toán, 1 thủ quỹ, nhiệm vụ được phân công như sau:
+ Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính Công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và giám đốc Công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính, công tác kế toán của Công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành thựchiện kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn, chỉ đạo công tác quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn Công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.
+ Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp) có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán nguyên vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp CT và tính giá thành chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối thu chi và các khoản, lập bảng cân đối sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước. Phó phòng kế toán tài chính có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng quyết toán cũng như thanh tra kiểm tra công tác kế toán của Công ty.
- Kế toán nguyên vật liệu: hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3, bảng tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán lên nhật ký chứng từ số 5.
- Kế toán TSCĐ và XDCB: tổ chức ghi chép phản ánh số liệu chất
lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do các tổ nghiệp vụ các nhà máy các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ và các khoản bảo hiểm
Tổ chức công tác kế toán theo lĩnh vực này, mọi công việc của hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán đều được thực hiện tại
phòng kế toán doanh nghiệp. Do đó giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm
được kịp thời toàn bộ thông tin.
- Kế toán chi phí và tính giá thành căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu CC-DC bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ thực hiện tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thu, theo dõi công nợ của khách hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm sau đó theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng của Công ty, mở sổ theo dõi chi tiết tiền mặt mặt hàng ngày đối chiếu số chi trên tài khoản của Công ty ở ngân hàng coi số ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của Công ty với các đối tượng như: khách hành, nhà cung cấp, nội bộ Công ty.
- Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ xuất tiền mặt hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, phần chi cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt nhằm phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ cùng các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt hiện có chịu trách nhiệm về mọi trường hợp thừa thiễu quỹ tiền mặt của công ty.
- Các nhân viên kinh tế nhà máy: Chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán tài chính của Công ty.
Qua mô hình trên ta thấy: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập chung phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận chứng tù, luân chuyển sổ ghi kế toán chi tiết tổng hợp và lập các báo cáo kế toán phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn đơn vị, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho các đơn vị trực thuộc. Các nhân viên kinh tế ở các nhà máy thành viên có nhiệm vụ thu thập chứng từ kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ lập báo cáo thống kê, tài chính theo sự phân công, dưới sự chỉ đạo
giám sát của kế toán trưởng. Với đặc điểm đó Công ty đã thực hiện hình thức kế toán nhật ký chứng từ và hạch toán tình hình biến động của tài sản theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hình thức này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng ghi sổi, đối chiếu số liệu tiến hành thường xuyên kịp thời, cung cấp các số liệu cho việc tập hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập bảng báo cáo kế toán. Về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Sự chỉ đạo công tác kế toán được thống nhất, chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kinh tế kịp thời tạo điều kiện trong phân công lao động nâng cao trình độ chuyên môn hoá lao động hạch toán
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội
Công ty Dệt may Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán
độc lập trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Hà Nội
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 30/6. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng .Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chứng từ.Đây là hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty . Hình thức này dựa theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, đẩm bảo cho các phần hành kế roán được tiến hành song song và phối hợp nhịp nhàng .
Theo hình thức này,quy trình hạch toán vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội sử dụng các chứng từ sổ sách sau:
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu như : phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hoá,phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán tiến hành vào sổ tiết vật liêu, sổ chi tiết thanh toán với người bán.... và các bảng kê nhập và bảng kê xuất.
Dựa vào các bảng tổng hợp nhập vật liệu để vào cột hạch toán và căn cứ vào giá ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí khác thực tế phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ để vào cột thực tế, kế toán tiến hành lập bản kế số 3.
Trên cơ sở bảng tổng hợp xuất vật liệu và bảng kê số 3, cuối tháng kế toán tổng hợp và đưa ra bảng phân bổ vật liệu. Bảng này phản ánh giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Bảng phân bổ số 2 là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời lấy số liệu để ghi vào các sổ kế toán liên quan như bảng kê số 4, 5, 6
6-
NK – CT
liên quan 1,2,4,10
Bảng kê chi tiết nhập vật tư
Số chi tiết số 2
(TK 331)
Bảng kê xuất vật tư
Bảng tổng hợp nhập vật tư
NK-CT
số 5
Bảng tổng hợp xuất vật tư
Bảng kê số 3
Bảng phân bổ số 2
Ghi đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Bảng kê số 4,5,6
Số cái TK 152,
NK - CT số 7
Cuối mỗi niên độ, kế toán tập hợp số liệu vào nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 4, số 5, số 7, số 10 và vào sổ cái TK152
Chứng từ nhập - xuất
Báo cáo | |
-3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội - 2
- Thủ Tục Chứng Từ Cần Thiết Trong Nghiệp Vụ Thu Mua Và Nhập Kho Vật Liệu.
- Những Đặc Điểm Về Sản Xuất Ảnh Hưởng Tới Công Tác Kế Toán
- Hạch Toán Tổng Hợp Vật Liệu Tại Công Ty Dệt May Hà Nội
- Hạch Toán Tổng Hợp Nhập Vật Liệu
- Nhận Xét Chung Về Tổ Chức Hạch Toán Vật Liệu Ở
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
III. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1. Tình hình chung về vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội
1.1. Đặc điểm của vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội
Công ty Dệt - May Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm của công ty nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại như: sợi, sản phẩm dệt kim, sản phẩm dệt thoi.... do đó vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm cũng rất đa dạng về chủng loại với tính năng lý hoá học cũng hết sức khác nhau. Thực tế đó đặt ra cho công ty những yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý, hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu.
Do nhu cầu kế hoạch sản xuất là rất linh động nên sự biến động của vật liệu là thường xuyên liên tục. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu sử dụng tại công ty được chia thành các loại sau:
- Vật liệu chính: gồm các loại bông xơ, chủ yếu nhập từ nước ngoài như xơ PE (Eslon), xơ PE (Sunkyong), bông Nga cấp I,II, bông Uc cấp I, bông Việt Nam.
- Vật liệu phụ: các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun,
phecmơtuya, phấn may, băng dính, hoá chất, thuốc nhuộm...
- Nhiên liệu: Điện, xăng, dầu công nghiệp...
- Phụ tùng thay thế: Máy may, máy kéo sợi, vòng bi, ốc vít, thoi suốt, dây củaoa.
- Văn phòng phẩm: Giấy, mực in, bút bi, máy tính... các đồ dùng phục vụ cho công tác văn phòng
- Bao bì đóng gói: Bao tải dứa, dây buộc, dây đai nylon, hòm carton...
- Phế liệu: phế liệu được nhập từ sản xuất là loại hư hỏng, kém phẩm chất không sử dụng được, bông phế F1, F3, xơ hôi, vón cục sợi tụt lõi, sợi rối các loại, sắt vụn.
1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu
Do đặc điểm khác biệt của từng loại nguyên vật liệu như đã nói ở trên, công ty có kế hoạch thu mua một cách hợp lý để dự trữ đủ sản xuất và vừa đủ để hạn chế, ứ đọng vốn, giảm tiền vay ngân hàng. Công tác quản lý nguyên vật liệu được đặt ra là phải bảo quản sử dụng tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa, đặc biệt là nguyên vật liệu chính, hiểu ra điều này công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng trữ nguyên vật liệu chính hợp lý và gần phân xưởng sản xuất.
Hệ thống kho đều được trang bị khá đầy đủ phương tiện cân, đo, đong đếm để tạo điều kiện tiến hành chính xác các nghiệp vụ quản lý bảo quản chặt chẽ vật liệu. Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc sản xuất, Công ty tổ chức quy hoạch thành 9 kho.
- Kho bông xơ
- Kho hoá chất.
- Kho xăng dầu
- Kho vật liệu phụ
- Kho vật tư bao gói
- Kho phụ liệu dệt kim
- Kho thiết bị
- Kho vật liệu xây dựng
- Kho phế liệu
Để công tác quản lý vật liệu có hiệu quả và chặt chẽ hơn, cứ sáu tháng một lần công ty thực hiện kiểm kê vật liệu nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng giá trị của từng thứ vật liệu
Việc kiểm kê được tiến hành ở tất cả các kho, ở mỗi kho sẽ thành lập một ban kiểm kê gồm 3 người
. Thủ kho
. Thống kế kho
. Kế toán vật liệu
Sau khi kết thức kiểm kê, thủ kho lập biên bản kiểm kê, trên đó ghi
kết quả kiểm kê do phòng sản xuất kinh doanh lập.
Thực tế cho thấy có sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán và thủ kho nên ở công ty Dệt may Hà Nội hầu như không có sự chênh lệch giữa tồn kho thực tế và sổ sách.
2. Quá trình tổ chức hạch toán nhập xuất kho nguyên vật liệu.
Với đặc điểm vật tư, vật liệu của mình là mật độ nhập xuất lớn có sự giám sát bảo quản thường xuyên và hệ thống kho tàng được bố trí tập trung, kế toán nguyên vật liệu có thể kiểm tra đối chiếu hàng này nên Công ty Dệt may Hà Nội đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này đã đáp ứng được yêu cầu quản lý vật tư là phải cung cấp thường xuyên về hiện vật về tiền của từng loại vật liệu.
2.1. Hạch toán nhập kho nguyên vật liệu.
2.1.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị nguyên vật
liệu.
Muốn tính giá được chính xác thì mỗi doanh nghiệp làm cho mình
một cách tính toán hợp lý nhất. Về nguyên tắc đánh giá vật liệu nhập kho là phải theo đúng giá mua thực tế của vật liệu tức là kế toán phải phản ánh đầy đủ chi phí thực tế Công ty đã bỏ ra để có được vật liệu đó. Khi tổ chức kế toán vật tư Công ty Dệt may Hà Nội, do yêu cầu phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu nên khâu nhập kho Công ty đã sử dụng giá thực tế. Giá này được xác định theo từng nguồn nhập.
- Nguyên vật liệu chính của Công ty là bông xơ được thu mua trên thị trường trong nước và chủ yếu là ngoại nhập.
+ Giá thực tế vật liệu mua trong nước bằng giá mua ghi trên hoá đơn
với chi phí thu mua phát sinh (nếu có).
+ Giá thực tế vật liệu nhập ngoại bằng giá ghi trên cộng với thuế nhập khẩu và cộng chi phí mua phát sinh.
Thường thì nguyên vật liệu được vận chuyển tới tận kho Công ty nên hay phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ.
- Đối với nguyên vật liệu do Công ty sản xuất gia công chế biến thì giá thực tế vật liệu khập kho là giá trị thực tế vật liệu xuất kho cộng với các chi phí chế biến phát sinh.
- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho là các sản phẩm hỏng giá thực tế nhập kho là giá trị thực tế có thể sử dụng được, giá có thể bán hoặc ước tính.
- Vật liệu do Công ty thuê ngoài gia công chế biến thì giá thực tế vật liệu bằng giá vật liệu xuất gia công chế biến cộng với chi phí liên quan.
2.1.2 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.
Phòng kế hoạch thị trường là bộ phận đảm nhiệm cung ứng vật tư, có
nhiệm vụ mở sổ theo dõi tình hình thực hiện cung ứng, thực hiện hoạt động.
Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và trực tiếp với bên bán vật tư khi nhận được hoá đơn kiểm phiếu xuất kho của bên bán hoặc giấy báo nhập hàng của bên bán gửi lên phòng kế hoạch thị trường sẽ kiểm tra đối chiếu với các bản hợp đồng. Khi hàng được chuyển đến Công ty, cán bộ tiếp liệu phòng kế hoạch thị trường sẽ kết hợp với thủ kho tiến hành đánh giá kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng quy cách vật tư rồi lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Nếu vật tư đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho theo số thực nhập. Trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm phòng kế hoạch thị trường lập phiếu nhập kho. Đối với vật liệu nhập khẩu phòng cũng lập biên bản kiểm nghiệm. Trong trường hợp kiểm nhận phát hiện vật liệu thiếu hoặc thừa, không đúng quy cách mẫu mã như ghi trên phiếu nhập kho thủ kho phải cùng người giao hàng lập biên bản và báo ngay cho phòng kinh doanh biết.
Phiếu nhập kho vật tư được lập thành 3 liên:
1 liên dùng làm căn cứ ghi thẻ kho theo số thực nhập va chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi số kế toán
1 liên giao cho người nhập hàng để làm thủ tục thanh toán. 1 liên giao còn lại gủi về phòng kinh doanh