Lễ Hội Và Các Sự Kiện Truyền Thống Địa Phương

Trong những năm 1925 – 1926, đình là trụ sở hoạt động bí mật của phong trào Hội Kín – Thiên địa hội. Nhiều nhân sĩ, trí thức và hương chủ yêu nước ở địa phương tham gia rất đông, gây được tiếng vang lớn. Năm 1943, chi bộ xã Mỹ Hòa Hưng được thành lập tại đình, lấy đình làm điểm hội họp. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Ủy ban hành chính xã được thành lập và đặt trụ sở làm việc tại vỏ ca đình. Ngày 6/1/1946, đình là một trong ba điểm của xã Mỹ Hòa Hưng đặt thùng phiếu bầu cử Quốc Hội đầu tiên trong cả nước. [41; tr.106-108]

2.2.3.2. Lễ hội và các sự kiện truyền thống địa phương

Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng 8, tỉnh An Giang lại tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người lãnh tụ suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, từ nhiều tháng trước, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sở Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, bài, hình ảnh, phóng sự về thân thế, sự nghiệp, những cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nêu bật những giá trị lịch sử, kh ng định công lao to lớn của Bác Tôn đối với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta và trên thế giới…

Ngay từ đầu tháng tám, tại tỉnh An Giang luôn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao sôi nổi lành mạnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường phối hợp với các ban ngành, huyện thị mở đầu các hoạt động bằng việc tổ chức các giải thi đấu thể thao như: giải đua xe đạp, giải bóng đá...Các hội thi văn nghệ, gia đình văn hóa tỉnh An Giang, hội thi văn nghệ nông dân An Giang cũng được tổ chức. Thư viện tỉnh tổ chức trưng bày sách về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn và phát hành các bộ ảnh về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Các cơ sở Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Bác Tôn với cách mạng Việt Nam và Quê hương An Giang”. Bên cạnh đó tại Khu Lưu niệm Bác Tôn còn tổ chức các cuộc triển lãm như: triển lãm tem có hình ảnh Bác Tôn, triển lãm ảnh “Mỹ Hòa Hưng - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.

Trong ngày 20 tháng 8, tại Khu Lưu niệm Bác Tôn, sau Lễ dâng hương tại Đền thờ và Nhà sàn trong khu lưu niệm, các hoạt động kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng diễn ra sôi nổi, với các hoạt động như cắm trại, trưng bày hoa kiểng, trái cây, thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian, thi nấu ăn, biểu diễn văn nghệ... Lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn là ngày hội lớn của người dân cù lao Ông Hổ, là dịp để những người dân nơi đây tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn Bác Tôn

– người con ưu tú của quê hương. Hoạt động này thực sự trở thành ngày hội thu hút khách du lịch đến với cù lao Ông Hổ trong mỗi dịp đầu thu.[64]

Lễ cúng Đình

Vào dịp tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân cù lao Ông Hổ cử hành đại lễ Kỳ Yên, dân gian còn gọi là Lễ cúng Đình. Lễ Kỳ Yên tại đình Mỹ Hòa Hưng được tổ chức theo trình tự sau:

(1) Lễ Thỉnh sắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày mùng 16 tháng 4 âm lịch tiến hành lễ thỉnh Sắc thần từ nhà lớn về đình. Lễ này rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, v.v... các vị trong Ban quản lý Đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau.

(2) Lễ Túc yết

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 6

Lễ Túc yết được diễn ra theo trình tự nghi thức dân gian truyền thống thường thấy ở các đình thần trong tỉnh An Giang. Đúng một giờ đêm ngày 17/4 âm lịch ban quản lý của đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông chánh tế, cũng là trưởng ban quản lý đình.

Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết, một ít lông heo gọi chung là mao huyết, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, đặt trên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.

Bắt đầu vào lễ, ông chánh tế đến dâng hương lễ trước bàn thờ, rồi lần lượt ban quản lý đình thay nhau vào lễ. Kế đến là phần "Khởi chinh cổ", sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng m . Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu.

Diễn tiến của buổi lễ đều theo sự điều khiển của người xướng lễ.

Sau khi dâng hương, dâng ba tuần rượu gọi là chuốc tửu và dâng trà gọi là tiệm trà, theo lời xướng của người xướng lễ, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Ban tế quỳ xuống đọc văn tế, trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc để phụ họa cho giọng đọc. Dứt bài văn tế, ông chánh tế nghỉ cúng, đốt văn bản này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.

(3) Lễ xây chầu và hát bội

Sau khi lễ túc yết xong, là đến lễ xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian v ca phía trước chính điện, những người tham dự cũng ăn mặc chỉnh tề xếp thành hai hàng nhưng từ cửa chính điện trở ra. Trên gian v ca, tất cả diễn viên đoàn hát bội hoá trang, trống m sẵn sàng. Ông chánh bái ca công chủ trì lễ xây chầu nhúng cành dương vào tô nước cầm trên tay vẩy ra xung quanh và đọc lời cầu nguyện:

"Nhất sái thiên thanh". (Trời thêm thanh bình) "Nhị sái địa linh" (Đất thêm tươi tốt)

"Tam sái nhơn trường" (Người được sống lâu) "Tứ sái quỷ diệt hình" (quỷ dữ bị tiêu diệt).

Đọc xong, ông chánh bái đánh ba hồi trống và nói: "ca công- tiếp hát", lập tức trống m của đoàn hát bội rộ lên và chương trình hát bội được bắt đầu. Đoàn hát rất nhiều xuất với các tích tuồng xưa như: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Trưng nữ Vương, Lưu kim Đính, Sơn hậu...

(4) Lễ Chánh tế

Vào 3 giờ sáng ngày 18/4 âm lịch bắt đầu lễ chánh tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết là sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Phần thưởng của thần ban cho vị chánh tế.

(5) Lễ Nối sắc

Tiến hành vào lúc 13 giờ ngày 18/4 âm lịch- ngày cuối cùng của lễ hội. Nghi thức cũng giống Lễ Thỉnh sắc. Lễ hội Kỳ yên tại đình thần Mỹ Hòa Hưng đến đây là kết thúc.

Lễ hội này thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no.

Như thế, lễ Kỳ Yên ở đình thần Mỹ Hòa Hưng mang hai lớp ý nghĩa, vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá mảnh đất cù lao miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.[22]

Lễ cúng Ông Hổ

Câu chuyện về ông Hổ đã có cách đây trên 400 năm, hình ảnh Thần Hổ đã in sâu vào tín ngưỡng của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Mỗi năm đến ngày 28 tháng 10 âm lịch, người dân cù lao Ông Hổ lại tập trung tại chùa Bửu Long, ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, nơi có mộ và miếu thờ Ông Hổ tổ chức cúng giỗ Ông Hổ một cách trang trọng, đông đảo người dân tự đóng góp nguyên liệu, cùng nhau làm bánh tét, bánh ú và nấu các món ăn dâng cúng trong ngày giỗ này. Mọi người đến thắp những nén nhang khẩn vái Ông Hổ ban cho sự bình an, sức khoẻ và thành đạt. Lễ cúng giỗ Ông Hổ cũng nhằm ôn lại ý chí vượt khó của ông cha, sự cần cù trong lao động, đề cao cái tình, cái nghĩa trong cách xử thế ở đời.[71]

2.2.3.3. Loại hình nghệ thuật biểu diễn địa phương

Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam ở vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, bắt nguồn từ nhạc Lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình diễn tấu có ban nhạc, gồm 4 loại nhạc cụ: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này cách tân thay thế “độc huyền cầm” bằng đàn ghi-ta phím l m. Tuyệt tác đỉnh cao của đờn ca tài tử là bản “Dạ cổ hoài lang” (ra đời năm 1919) của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Từ đây, phát triển thành vọng cổ và cải lương.

Đờn ca tài tử hiện là “đặc sản” Nam Bộ và không thể thiếu trong các làng du lịch sinh thái miệt vườn, trong những cuộc giao lưu, lễ hội, đám tiệc... Du khách khi đến vùng đất phương Nam đều thật sự bị cuốn hút bởi những ngón đờn điêu luyện hay một giọng ca ngọt ngào, bình dị nhưng mê đắm lòng người.

Những câu ca, điệu đờn không chỉ thuần túy là âm nhạc, mà còn là tình người, tình đất phương Nam, chính vì thế, nó không chỉ tồn tại và thăng hoa trong phạm vi Nam Bộ, mà còn lan tỏa trong và ngoài nước... Ngày 5-12-2013, tại phiên

họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại TP. Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan, đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Niềm hạnh phúc ấy trước hết là do công sức, trí tuệ, tâm huyết của các bậc tiền nhân, của bao thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân đã lao động sáng tạo, gìn giữ, trao truyền mà có. Đã là cư dân phương Nam thì hầu như ai cũng có thể ngân nga được vài nhịp hoặc vài câu trong một bản vọng cổ.

Phong trào đờn ca tài tử ở An Giang đã hình thành từ rất lâu đời phát triển mạnh, rộng khắp ở từng xã, phường, khóm, ấp trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hơn 230 câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử với trên 2.600 người tham gia. Tại cù lao Ông Hổ, ngoài 5 nhóm đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch và các đám tiệc hộ gia đình, còn rất nhiều điểm sinh hoạt đờn ca tài tử tự phát, không thường xuyên cũng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, ở mọi lứa tuổi tham gia như nông dân, sinh viên, học sinh, giáo viên, công nhân viên chức…. Tùy theo các thành viên trong câu lạc bộ, đội nhóm tổ chức hoạt động theo từng nhu cầu, sở thích, như tập trung đờn ca vào mỗi buổi sáng, buổi trưa, hàng đêm hay trong dịp lễ, tết hoặc trong các đám tiệc tại hộ gia đình.

Sinh hoạt đờn ca tài tử là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân cù lao Ông Hổ, cũng như người dân các tỉnh vùng Nam Bộ, nhất là hiện nay đờn ca tài tử đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới nên những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ còn tự hào phát triển rộng rãi ra cộng đồng cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị.[64]

2.2.3.4. Làng nghề sản xuất truyền thống

Làng nghề nuôi cá bè trên sông

Cù lao Ông Hổ là địa phương có truyền thống nuôi cá tra trong ao hầm và nuôi cá ba sa trong lồng bè nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, trên khúc sông Hậu mở rộng và chia thành hai nhánh, khi dòng chảy đã trở nên tĩnh lặng hơn so với phía thượng lưu và ít bị ô nhiễm hơn phía cuối nguồn. Vì vậy, địa phương luôn được tận hưởng nguồn cá thiên nhiên hết sức phong phú về sản lượng cũng như thành phần loài, đặc biệt là cá tra, basa.… Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu cá ba sa philê ngày càng sụt giảm do giá thành cao, và hiện cá ba sa thương phẩm chủ

yếu là tiêu thụ nội địa, do vậy nghề nuôi cá ba sa cũng dần thu hẹp. Đứng trước thực tế đó, nhiều hộ nuôi cá ba sa đã chuyển đổi sang nuôi một số loại cá khác như cá điêu hồng, rô phi... Hiện nay, làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Du khách đến với làng bè tham quan, khám phá nghề nuôi cá, trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, câu cá... Để phát triển du lịch tại làng nghề nuôi cá bè trên cù lao Ông Hổ đạt hiệu quả, xã Mỹ Hòa Hưng đã đề ra các giải pháp như tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân ở các điểm dự kiến phát triển du lịch tham gia vào các loại hình dịch vụ, tích cực giữ gìn môi trường, truyền thống hiếu khách của người dân miền sông nước.[70]

Làng nghề nhang Mỹ Long

Làng nghề truyền thống Nhang Mỹ Long thuộc ấp Mỹ Long, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang. Ở đây những người thợ làm việc rất sớm, chưa đến 8 giờ sáng mà ở hai bên đường những thiên nhang vàng chân đỏ được trải đầy để phơi nắng sớm và đã tạo nên bức tranh làng nghề sinh động bắt mắt.

Đa số các hộ dân nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm mướn, quá trình phát triển làng nghề, họ thấy được thế mạnh của nghề làm nhang nên tham gia ngày càng nhiều, đến nay đã có khoảng 20 hộ với trên 60 lao động làm nghề sản xuất nhang. Công đoạn làm nhang trải qua các giai đoạn: trộn keo, se nhang, lăn bột áo, nhúng màu, đem phơi, rồi sau đó đóng gói.

Do nhu cầu tiêu thụ và để làm được nhanh hơn, sản phẩm đẹp, chất lượng, một số cơ sở đã trang bị máy trộn keo, máy se nhang để thay thế cách làm thủ công. Được biết sử dụng máy se nhang, sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hạ, nhang se máy chỉ cần bột keo, bột hồ, không dùng mạt cưa, bột áo như nhang se bàn. Qua những cách làm và tiếp xúc với họ thì mới biết nghề làm nhang lắm công phu, nếu ai không kiên nhẫn với các công đoạn này thì khó làm được lâu dài với nghề và có dịp xem sự trau chuốt, cần mẫn của những người thợ chúng ta cũng mới biết hết giá trị của nén nhang.

Hình ảnh những người phụ nữ cần mẫn, khéo tay của làng nhang làm cho chúng ta không khỏi cảm động bởi ngoài việc mưu sinh, họ vẫn lặng lẽ làm công việc lưu giữ một nghề thủ công truyền thống mang nét văn hóa tâm linh của dân tộc, góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách bốn phương về làng nghề truyền thống trên cù lao Ông Hổ.

Làng nghề rèn nông cụ Mỹ Khánh

Làng nghề rèn Mỹ Khánh thuộc ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên. Vượt qua thăng trầm, những người có trách nhiệm và chính bản thân người thợ cùng quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Qua cây cầu Thiện Mỹ có thể cảm nhận được không khí sản xuất khẩn trương, những động tác đập, nện, giũa, mài... rôm rả cả một khu vực. Hình ảnh những người thợ lưng trần nhễ nhại mồ hôi hì hục nện những tấm thép được nung đỏ rực đã trở nên thân quen với người dân xứ sở cù lao này. Sản phẩm ở đây chủ yếu là các loại nông cụ: dao, lưỡi hái, ngoài ra còn có cưa, búa, đục, xà-beng...

Để duy trì và phát triển nghề, địa phương cũng đã vận động các chủ lò rèn thành lập tổ hợp tác, tạo điều kiện cho người dân có nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn sản xuất. Đồng thời, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, các chủ lò rèn còn chủ động đầu tư, trang bị nhiều máy móc tiên tiến, như: máy làm leng, máy làm răng cưa, máy cắt thép, mô-tơ đá mài… Đồng thời, cải tiến phương thức sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hỗ trợ tìm kiếm đầu ra và bình ổn giá cho sản phẩm, giúp người dân ổn định cuộc sống là điều địa phương luôn quan tâm. Điều này cho thấy quyết tâm giữ nghề đã phần nào mang lại kết quả. Bên cạnh đó, việc giữ nghề rèn tại địa phương còn góp phần làm phong phú tài nguyên du lịch địa phương. Các đòan khách đến với cù lao Ông Hổ rất thích thú khi được tham quan hoạt động lao động thủ công truyền thống tại các lò rèn của địa phương.[64]

2.2.3.5. Các món ăn, thức ăn đặc sản

Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên là món đặc sản dân dã nhưng rất hấp dẫn, mang đậm khẩu vị miền sông nước Cửu Long. Để có tô bún cá đúng vị bún cá Long Xuyên, người chế biến phải tiến hành nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải chọn cá lóc tự nhiên, không phải cá nuôi, đem nấu nước lèo, khi cá chín vớt ra, đầu cá để riêng còn thịt cá được tách ra từng miếng, lọc hết xương, xào sơ qua với nghệ để khử mùi tanh. Tô bún dọn ra trông rất bắt mắt với màu vàng ươm của miếng cá lóc đồng và màu xanh của rau muống, rau nhút. Bên cạnh tô bún là một đầu cá lóc nóng hổi và chén nước mắm me giúp cho món bún thêm phần hấp dẫn. Thưởng thức món bún cá Long

Xuyên ngon miệng nhất là lúc trời gần tối, trời mát bụng đói. Ở cù lao Ông Hổ, món bún cá Long Xuyên được bán tập trung chủ yếu ở chợ Trà Ôn và khu vực đầu cầu Rạch Rích. Ở đây, vào khoảng 12 giờ trưa hàng ngày là quán bún đã được dọn ra bán đến gần tối.

Bánh xèo Miền Tây

Bánh xèo miền tây xuất hiện trong những ngày đầu mở đất Phương Nam, là món ăn dân gian rất nổi tiếng. Cái tên bánh xèo có được là do khi đổ bột vào chảo, thì nó phát ra tiếng “xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, những ai đã một lần ăn loại bánh này chắc không thể nào quên được hương vị đậm chất dân dã của món ăn này, món đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.

Ở cù lao Ông Hổ, với bốn bề sông nước mênh mông, các loại rau củ phong phú đa dạng, nên cứ mùa nào thức nấy, mùa khô các bà nội trợ hay dùng giá hoặc củ sắn thái sợi cùng thịt ba chỉ, tép bạc làm nhân. Đến mùa mưa măng mọc, nấm mối rộ trong vườn, bánh xèo được thay nhân mới bằng măng tươi thái sợi, nấm mối xào ngon tuyệt, đến mùa nước lũ, điên điển đơm bông, nhân bánh lại rực một màu vàng. Với chiếc bánh xèo đầy màu sắc lẫn mùi vị đó khi ăn lại được cuốn trong các loại rau xanh và chấm với nước mắm chua ngọt, trong có để cà rốt và củ cải trắng ngâm giấm. Rau xanh làm bánh xèo có đủ loại, đủ thành phần từ trong vườn, dưới ruộng và cả ven sông: quế nước, đọt sọp, đọt lụa, lá cách, lá điều, đọt xoài, đọt cóc, đinh lăng, sao nhái, sà lách, cải bẹ xanh và các loại rau thơm.

Du khách khi đến cù lao Ông Hổ rất thích thưởng thức món bán xèo bởi vị ngon, sự phong phú trong nguồn nguyên liệu, đặc biệt bởi không gian thưởng thức và cách chế biến. Bên bếp lửa, người ngồi đổ bánh, người quây quần thưởng thức chiếc bánh xèo vừa đổ giòn tan trong một không khí ấm cúng, vui vẻ quả là những trải nghiệm tuyệt vời vùng cù lao, sông nước Miền Tây. Vì những lẽ đó mà hàng trăm năm qua món bánh xèo vẫn tồn tại, vẫn mang đến cho người ăn cảm giác thích thú mặc dù công đoạn làm nên chiếc bánh cầu kỳ, công phu vô cùng.

Chuột đồng khìa nước dừa

Chuột đồng khìa nước dừa là món ăn độc đáo so với nhiều món ăn đặc sản khác. Chuột đồng sinh sản và sống quanh năm trên những cánh đồng. Chúng làm hang trong những bờ ruộng. Khi mùa mưa đến, lúa trên đồng xanh phủ là chuột

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023