Phạm Vi, Đối Tượng Áp Dụng: Đối Tượng Cao Đẳng Dầu Khí

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


7.2 Phương pháp:


Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau:

7.2.1 Cách đánh giá

- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng dầu khí như sau:



Điểm đánh giá

Trọng số

Điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1)

40%

Điểm kiểm tra định kỳ (hệ số 2)

Điểm thi kết thúc môn

60%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 3

7.2.2 Phương pháp đánh giá


Phương pháp đánh giá

Phương pháp tổ chức

Hình thức kiểm tra

Chuẩn đầu ra đánh giá

Số cột

Thời điểm kiểm tra

Thường xuyên

Trắc nghiệm trên giấy

Trắc nghiệm

A1, A2, A3

1

Sau 15 giờ.

Định kỳ

Trắc nghiệm trên giấy

Trắc nghiệm

A1, A2, A3, A4, B1, B2, C1

1

Sau 15 giờ

và sau 30 giờ

Kết thúc môn học

Trắc nghiệm Máy tính

trắc nghiệm

A1, A2, A3, A4, B1, B2, C1

1

Sau 30 giờ

7.2.3 Cách tính điểm

- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.

8. Hướng dẫn thực hiện môn học

8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng dầu khí

8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học

8.2.1 Đối với người dạy


* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận….

* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.


* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.


* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.

8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:


- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...)

- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau.

- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội

dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.

- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.


- Tham dự thi kết thúc môn học.


- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.


9. Tài liệu tham khảo


[1]. Lương Văn Út. (2011). Giáo Trình Tâm Lý học Lao động. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Giới thiệu chương 1

Chương này giúp người học có cái nhìn tổng quan về tâm lý học lao động, phương pháp xác định tâm lý.

Mục tiêu của chương này là:

Trình bày các kiến thức cơ bản về tâm lý học lao động.

Soạn thảo được bảng câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học lao động.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm).

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

- Các điều kiện khác: Không có

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1

- Nội dung:

Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp


+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.


- Phương pháp:

Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG.

Từ khi Con người xuất hiện trên trái đất cũng là lúc xuất hiện tâm lý Con người. Ngay từ lúc đó Con người đã đặt ra cho mình biết bao câu hỏi về các hiện tượng xung quanh. Đăc biệt là, qua nhiêu thế hệ Con người đã quan sát và tìm cách mô tả chính bản thân mình, mô tả tâm lý của mình. Như vậy tâm lý là gì và phải nghiên cứu nó như thế nào là một trong những vấn đê khó khăn nhất đối với trí thức Con người. Tâm lý học là vật chất hay là linh hồn thuần tuý? giải quyết vấn đề này trong lịch sử đã có nhiều thế giới quan và quan điểm khác nhau.

Chủ nghĩa duy tâm thởi cổ đại cho rằng tâm lý là linh hồn mà tạo hoá đặt vào Con người ngay từ lúc ra đởi. Linh hồn là bất tử, khi Con người chết đi, linh hồn vẫn còn và lìa khỏi xác tiếp tục cuộc sống phiêu diêu của nó. Chủ nghĩa duy vật cổ đại có khuynh hướng coi Tâm lý học cũng là một thứ vật chất do các vật chất khác như nước, lửa, không khí, nguyên tử tạo nên. Một số nhà y học thởi cổ đại đã nêu ra giả thuyết về quan niệm giữa linh hồn với thân thể với bộ óc. Aristotle (384 - 322 trước công nguyên), đỉnh cao của Tâm lý học cổ đại, người đầu tiên viết tác phẩm Tâm lý học “Bàn về tâm hồn”, đã nhận thấy cảm giác là do tác động của sự vật vào giác quan gây ra, tinh thần chỉ là một chức năng của thân thể, giống như thị giác là chức năng của mắt. Nhưng thởi đó khoa học tự nhiên cũng như chủ nghĩa duy vật còn thô sơ, người ta chưa thể giải thích được những hoạt động tâm lý phức tạp như: tư duy, ý thức, tính cách Con người. Do đó, trong suốt thởi cổ đại và thởi trung cổ, quan niệm duy tâm về tâm lý vẫn thống trị.

Chủ nghĩa duy vật cận đại xuất hiện từ thế kỷ XVII trở đi đã có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của Tâm lý học. Do khoa học tự nhiên phát triển mạnh, rất nhiều quan sát khoa học cho thấy rằng một số hành động của Con người do tác động bên ngoài gây ra và nhiều hiện tượng tâm lý có quan hệ rõ ràng với môi trường bên ngoài. Thuyết “Linh hồn" bắt đầu lung lay. Người ta đặt ra câu hỏi: phải chăng chính ngay thân thể Con người chịu tác động từ bên ngoài có thể sinh ra tâm lý, ý thức? Nhà triết học pháp René Descartes (1596-1650) là người đầu tiên phát hiện và sử dụng khái niệm “phản xạ” để cắt nghĩa một cách duy vật những hành động đơn giản của động vật và của Con người. Sơ đồ phản xạ diễn ra như sau: Sự vật bên ngoài tác động vào giác quan gây ra luồng kích thích thần kinh, hệ thống thần kinh đáp lại bằng một cử động bắp thịt. Còn những hành động chủ định có ý thức của Con người, thi theo Descartes, vẫn do linh hồn mà ông cho là “lý tính tối cao" điều khiển. Nhà triết học

Anh John Locke (1632-1704), là người đưa ra thuyết “Tâm lý học kinh nghiệm", cho rằng mọi cái trong trí óc đều qua giác quan mà có. Tâm lí Con người chỉ là những "kinh nghiệm bên ngoài” do tác động bên ngoài vào giác quan gây ra, còn “kinh nghiệm bên trong" tự nó hoạt động, tự nó thúc đẩy và chỉ tự nó mới biết được nó. Cả R. Descartes và J. Locke, tuy đã có tiến bộ trong việc giải thích hiện tượng tâm lý, nhưng đều không triệt để, vì cả hai đều là những nhà nhị nguyên luận. Các nhà duy vật Pháp Đức đã kịch liệt chống quan điểm nhị nguyên đó, nhưng quan điểm duy vật của họ về tâm lý, ý thức, lại là quan điểm máy móc siêu hình. Thuyết duy vật máy móc coi hoạt động tâm lý cũng là một quá trình vật chất, óc người in hình sự vật bên ngoài giống như cái khuôn bằng sáp, tâm lý phản ánh thực tại khách quan như chiếc gương soi, thậm chí còn cho rằng óc sản sinh ra tâm lý cũng tựa như gan tiết mật. Chủ nghĩa duy vật máy móc cưởng điệu vai trò của tác động bên ngoài, nên cũng không giải thích được hiện tượng tâm lý là hiện tượng phản ánh tích cực, trong dó chủ thể luôn hoạt động và tâm lý mang rất nhiều sắc thái cá thể khác nhau. C. Vôn phơ nhà triết học Đức thế kỷ 18 là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Tâm lý học" trong cuốn “Tâm lý học sinh lý” của ông.

Đến thế kỳ thứ XIX, cùng với sinh vật học và các khoa học khác, sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não có những bước phát triển quan trọng. Sinh lý học và hình thái học hệ thần kinh đã tìm ra các hoạt động riêng biệt của dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động của thân thể, tốc độ của luồng xung động thần kinh, các nơron hướng tâm, liên lạc và ly tâm trong “cung phản xạ”, cấu tạo sinh lý của mắt, tai để phân biệt âm thanh và màu sắc. Vật lý học đã giải thích rõ ràng hiện tuợng tâm lý đơn giản là cảm giác bằng cách tìm ra quy luật kích thích của sự vật bên ngoài đối với giác quan. Tuy nhiên một câu hỏi vẫn được đặt ra là: “Hiện tượng tâm lý vốn là hiện tượng tinh thần, không mang một năng lượng vật lý nào, vì sao lại có khả năng gây ra một kết quả vật chất như một cử chỉ, một thái độ, một hành động, một biến đổi trạng thái cơ thể”?. Tâm lý học duy tâm tìm lối thoát bằng thuyết song hành tâm lý. Thuyết này cho rang giữa hiện tượng Lâm lý và hiện tượng sinh lý diễn ra trong Con người, mặc dù có sự ăn khớp với nhau, nhưng vẫn là hai loại hiện lượng song song tồn tại độc lập với nhau không cái nào ảnh hưởng tới cái nào. Những năm 70-80 của thế kỷ XIX, do nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, Tâm lý học đã tách ra khỏi triết học thành một khoa học riêng với tư cách là khoa học thực nghiệm, các phòng thí nghiệm là các trung tâm chính của nghiên cứu Tâm lý học ở Đức, Nga, Mỹ, Anh, Pháp... Người ta chủ trương dùng phương pháp thực nghiệm và mô tả của vật lý và sinh học để nghiên cứu những hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác, tri thức, chú ý, trí nhớ, thói quen, tốc độ phản ứng... Những khoa Tâm lý học độc lập được thành lập khắp trong các trường đại học. Mặc dù khoa Tâm lý học này đã thu được nhiều tài liệu mô tả về các quá trình tâm lý, nhưng nó vẫn bất lực không thể giải thích được hiện tượng ý thức vì nó vẫn dựa trên phương pháp luận duy tâm và siêu hình, mặt khác các nhà Tâm lý học tư sản bị hạn chế bởi ý thức hệ giai cấp của họ. Vì vậy bước vào thế kỷ XX. Tâm lý học truyền thông đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đưởng lối và phương pháp luận. Lẽ ra phải tìm hiểu mối liên hệ giữa ý thức với thế giới bên ngoài, thì khoa Tâm lý học đó lại hoàn toàn tách rởi ý thức với hiện thực. Cuộc khủng hoảng đã đẻ

ra nhiều trường phái, tiêu biểu là 3 trường phái: Tâm lý học hành vi ở Mỹ, Tâm lý học Ghestalt ở Dức, và phân tâm học Sigmund Phreud (1856-1939) ở Ao. Trường phái Tâm lý học hành vi dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý Con người. Trường phái này hiện đang được các xu hướng mới của trường phái Tâm lý học nhân văn ở các nước phương tây khai thác và phát triển. Trường phái tâm lý Ghestalt xuất pháp từ ý đồ nghiên cứu tâm lý dưới góc độ các cấu trúc chính thể của nhận thức. Họ cho vấn đề chủ yếu của hoạt động tư duy là nhằm cải tổ các cấu trúc nhận thức sao cho đạt được hiệu quả cao hơn của sự phản ánh. Trường phái phân tâm học của s. Phreud xuất phát điểm từ ý đồ nghiên cứu và giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa một bên là các thể lực tâm lý vô thức tiềm ẩn (mà chủ yếu là nhu cầu tình dục - Libido) và một bên là cấm ky và các ràng buộc của xã hội. Theo s. Phreud cấu trúc nhân cách gồm 3 thành phần: cái nó (cấp vô thức của ý thức) nơi tập trung các bản năng mù quáng (tình dục) của Con người luôn mong muốn được thoả mãn ngay lập tức không kể đến quan hệ giữa cá nhân đó với thực tế bên ngoài như thế nào; cái tôi (cấp hữu thức của ý thức) có nhiệm vụ thích nghi với hoàn cảnh thực tế bên ngoài, điều chỉnh các hành động của Con người theo nguyên lý tự bảo vệ; cái siêu tôi (cấp tiềm thức của ý thức) bao gồm các chuẩn mực ràng buộc của môi trường mà cá nhân lĩnh hội chủ yếu bằng con đưởng ý thức. Theo S. Phreud do sự không tương đồng giữa cái nó và thực tế bên ngoài mà tạo ra tình trạng tự mâu thuẫn của cá nhân. S. Phreud cho tình dục là động lực phổ biến và chủ yếu của cuộc sống Con người. Hiện nay trường phái S. Phreud mới đang được phát triển ở các nước công nghiệp phát triển.

Triết học Mác Lênin ra đởi đánh dấu bước chuyển biến, cách mạng trong Tâm lý học. Lý thuyết phản ánh của Mác lần đầu tiên đã vạch ra nguồn gốc bản chất của tâm lý, ý thức Con người, đồng thởi cũng vạch ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của Tâm lý học khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lê-Nin cho rằng tâm lý là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất. Mọi vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Khi vật chất phát triển đến trình độ có sự sống và có tổ chức cao là bộ não thì thuộc tính phản ánh đạt đến hình thức cảm giác, tri giác, lý luận, óc là khí quản của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc. Nhưng tâm lý, ý thức Con người không phải là một hoạt động thích nghi sinh vật học, không phải là kết quả tác động trực tiếp một chiều của thế giới khách quan vào óc người, mà là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa Con người với thế giới chung quanh. Chính hoạt động thực tiễn của Con người trong tự nhiên và xã hội đã làm nảy sinh ra tâm lý, ý thức tâm lý, ý thức Con người là sự phản ánh điều kiện tồn tại của Con người trong tự nhiên và xã hội, rõ ràng là phải nghiên cứu tâm lý Con người trên quan điểm xã hội - lịch sử chứ không phải trên quan điểm sinh vật học.

Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới quan của Con người, nhưng phải nghiên cứu nó bằng phương pháp khách quan khoa học. Hơn nữa, không thể chỉ mô tả hiện tượng tâm lý mà phải nghiên cứu cơ chế hoạt động theo quy luật của từng loại hiện tượng, mà muốn như vậy thì phải đi vào nghiên cứu bản thể vật chất của tâm lý, nghĩa là nghiên cứu những biểu hiện về mặt hoạt động sinh lý thần kinh bên trong của nó. V.L. Lê-Nin đã chỉ rõ rằng Tâm lý học

khoa học phải “nghiên cứu trực tiếp bản thể vật chất của những hiện tượng tâm lý, những quá trình thần kinh", do đó mà “phân tích và giải thích được quá trình tâm lý này hay quá trình tâm lý khác”. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng phải nghiên cứu tâm lý như một chức năng của não đã được các thành quả của khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của các nhà sinh lý học Nga nổi tiếng là I.M. Xêtrênôp (1829-1905) và I.P.Páplốp (1849-1939), khẳng định hoàn toàn. Xêtrênốp đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc sắc về sinh lý học hệ thần kinh. Năm l863, trong tác phẩm “Phản xạ não” lần đầu tiên trong khoa học sinh lý, Xêtrênốp đã bác bỏ quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc phi vật chất của tinh thần. Xêtrênốp đã nêu lên rằng mọi hoạt động của Con người kể cả hoạt động tinh thần đều là những phản xạ thần kinh, bắt nguồn từ các tác động của môi trường bên ngoài vào các giác quan và kết thúc thể hiện bằng các hình thức vận động khác nhau. Ông viết: “Tính nhiều về vô cùng tận của những biểu hiện bên ngoài của hoạt động của bộ óc cuối cùng đều dẫn đến một hiện tượng là cử động bắp thịt. Dù là nụ cưởi của một em bé khi nhìn thấy đồ chơi hay cái mỉm cưởi của Garibandi khi nghe bản án kết tội mình vì lòng yêu nước, dù là cái rung động của một cô gái khi lần đầu nghĩ đến tình yêu hay là cử chỉ của Niutơn khi viết lên mặt giấy quy luật vạn vật hấp dẫn mà ông vừa tìm ra, thì tất cả những cái đó rốt cuộc bao giở cũng đi đến một cử động bắp thịt”. Phát triển tư tưởng của I.M.Xêtrênổp, I.P.Páplốp đã bắt tay vào nghiên cứu những quá trình sinh lý phức tạp diễn ra trong bộ phận cao nhất của hệ thần kinh là vỏ các bán cầu đại não mà hoạt động là cơ sở của mọi hiện tượng hành vi và trạng thái tâm lý. Thuyết I.P.Páplốp mở ra con đuởng khoa học rộng rãi để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý bằng thực nghiệm.

Đến nay, Tâm lý học đã phát triển rất mạnh mẽ thành một ngành khoa học có vài trò to lớn trong xã hội. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học là các quy luật nảy sinh, phát triển, diễn biến của các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của cá nhân, nhóm và cộng đồng Con người trong xã hội. Quá trình tâm lý là sự phản ánh thực tại khách quan ở trong não nguởi, giúp cho Con người định hướng được hoạt động trong những điều kiện xung quanh và thích nghi được với những điều kiện đó, đồng thởi thông qua các hành động của mình để thay đổi, cải tạo những điều kiện đó cho phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra. Trạng thái tâm lý là đặc trưng của hoạt động tâm lý trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành cơ sở cho quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý diễn biến hoặc biểu hiện ra một cách nhất định. Thuộc tính tâm lý là những quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý lập đi lặp lại thường xuyên trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của Con người và trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của cá nhân đó. Tâm lý học là khoa học chủ yếu nghiên cứu các quy luật này sinh, phát triền, diễn biến của các hiện tượng tâm lý, nó là một trong những khoa học xã hội nghiên cứu về Con người.

Ngày đăng: 24/02/2024