Đối Tượng, Nội Dung Nghiên Cứu Tâm Lý Học Lao Động

ngôn ngữ đóng vai trò là tín hiệu thứ hai, biểu thị các sự vật và hiện tượng khách quan trong óc người. Thực chất ngôn ngữ là tổ hợp âm thanh (âm ngữ) hoặc ký tự (chữ viết), mà Con người thống nhất với nhau để giao tiếp. Nhở có ngôn ngữ, Con người phản ánh được hiện thực khách quan, giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, tri thức đã tích luỹ được. Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy có ba hình thức biểu hiện cơ bản sau đây:

- Khái niệm là sự phản ánh những dấu hiệu cơ bản chung nhất của sự vật và hiện tượng thông qua ngôn ngữ.

- Phán đoán là sự thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng nhằm khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối quan hệ nào đó của sự vật và hiện tượng mà Con người đang nghiên cứu.

- Suy lý là một hình thức trừu tượng của tư duy để từ một hoặc nhiều phán đoán đã có sẵn mà rút ra một hoặc một số phán đoán mới về sự vật và hiện tượng.

- Để tư duy có hiệu quả, chúng ta cần phải thấu hiểu và vận dụng thành thạo các thao tác tư duy sau đây:

- Phân tích và tổng hợp: Phân tích là dùng trí óc để phân chia một sự vật, hiện tượng ra nhiều mặt, khía cạnh, thuộc tính để nghiên cứu. Tổng hợp là dùng trí óc hợp nhất các bộ phận, mặt, thuộc tính riêng lẻ thành một bộ phận thống nhất.

- So sánh là dùng trí óc để xác định sự khác nhau, giống nhau, bằng nhau, không bằng nhau, đồng nhất và không đồng nhất giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau.

- Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt bỏ khỏi đối tượng những bộ phận, thuộc tính, những yếu tố không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất, bản chất nhất, bền vững nhất.

- Cụ thể hoá là sự minh hoạ những khái nhiệm trừu tượng trong tư duy bằng những dẫn chứng sinh động, chuyển những cái chung, cái khái quát vào từng trường hợp cụ thể.

- Khái quát hoá là dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng có cùng chung bản chất thành từng nhóm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

1.1.2.3 Nhân cách và sự hình thành nhân cách

Mỗi Con người sống trong xã hội đều thể hiện cái bản chất riêng có của mình ra bên ngoài. Cái đặc trưng riêng của Con người đó được gọi là nhân cách. Nhân cách là bộ mặt xã hội của tâm lý, là tổng thể các thuộc tính tâm lý cá nhân vừa có ý nghĩa xã hội, vừa đặc trưng cho tính cá nhân. Người có nhân cách được coi là một thành viên của xã hội, chịu sự

Tâm lý học lao động Nghề Bảo hộ lao động - Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí - 5


tố:

chi phối của các mối quan hệ xã hội, đồng thởi là chủ thể hoạt động có ý thức của xã hội. Nhân cách có bốn nội dung cơ bản sau đây:

- Xu hướng là những thiên hướng hoạt động của Con người biểu hiện trong thực tế cuộc sống, Những thiên hướng thế hiện ở những nhu cầu, hứng thú. Niềm tin và lý tưởng mà Con người vươn tới. Nếu tập hợp lại sẽ xác định được mục đích sống của cá nhân.

- Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản và bền vững của Con người, phản ánh lịch sử tác động qua lại giữa cá nhân với điều kiện sống và giáo dục, biểu hiện ở thải độ đặc thù của cá nhân với hiện thực khách quan ở cách cư xử trong các hành vi xã hội của cá nhân đó.

- Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của Con người, là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của Con người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hàng ngày.

- Năng lực là tổng thể những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với nhu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó.

Nhân cách của Con người được hình thành lâu dài qua sự tác động qua lại của ba yếu


- Thứ nhất, yếu tố bẩm sinh di truyền được thừa hưởng của bố mẹ. Đây là yếu tố tiền đề của nhân cách.

- Thứ hai, môi trường hoạt động của cá nhân là các môi trường tự nhiên và xã hội mà cá nhân đó sống và lớn lên. Đây là yếu tố quyết định đến sự hình thành nhân cách.

- Thứ ba, hoạt động của cá nhân là toàn bộ những hành động của cá nhân diễn ra trong môi trường sống và lao động cụ thể. Hoạt động của cá nhân quyết định đến sự hình thành, củng cố và phát triển của nhân cách.

Nhân cách của Con người được hình thành qua các giai đoạn. Giai đoạn 0-3 tuổi về cơ

bản vẫn tồn tại theo bản năng, ý thức mới chớm nở. Giai đoạn 3-6 tuổi ý thức đã xuất hiện nhưng chưa độc lập, tự chủ được còn phụ thuộc vào người khác. Giai đoạn 6- 10 tuổi nói chung ý thức đã định hình tương đối rõ ràng, tương đối ổn định về các mặt. Giai đoạn 10-15 tuổi về cơ bản ý thức đã định hình, đã bắt đầu chuyển dần từ đứa trè sang người lớn, ý thức đã bắt đầu độc lập trong điều hành hành vi, song còn chưa độc lập, tự chủ hoàn toàn. Giai đoạn 15-18 tuổi ý thức nói chung đã được cùng cố và phát triển đến độ chín muồi và đã đạt được sự độc lập, tự chủ trong điều hành hành vi. Đến đây nhân cách được hình thành và chính thức chịu trách nhiệm hành vi xã hội trước pháp luật.

1.1.2.4 Đời sống tình cảm và ý trí

a. Tình cảm

Con người luôn luôn bộc lộ hoạt động của mình trong trạng thái tình cảm và ý trí nhất định. Cảm xúc là những rung động của Con người diễn ra trong một thời gian nhất định, phản ánh những biến cố có liên quan đến đời sống hàng ngày. Cảm xúc thường được biểu hiện thông qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế, hành động, phong thái bên ngoài của Con người và nó là cơ sở của tình cảm Con người. Tình cảm là những thái độ chủ quan của Con người đối với các hiện lượng xảy ra trong thế giới khách quan hay trong cơ thể của mình, nó biểu thị mức độ rung động của Con người đối với những cái mà họ đang làm hoặc đang nhận thức được, nó là nét đặc trưng cho đời sống tâm lý Con người. Trong cuộc sống, tình cảm có thể được biểu hiện dưới dạng tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm thực hành. Tình cảm đạo đức là thái độ của Con người với đồng loại và xã hội, Tình cảm trí tuệ là thái độ của Con người trước những tri thức tiếp nhận được, nó biểu hiện ra là sự ham mê, nghi vấn, ngạc nhiên. Tình cảm thẩm mỹ là thái độ của Con người trước cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai... Tình cảm thực hành là thái độ của Con người với hoạt động lao động sản xuất. Ngoài ra tình cảm của Con người còn biến tướng thể hiện ra các dạng khác như: tâm trạng, xúc động, ham mê, trạng thái căng thẳng. Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của Con người, nó biểu lộ không mạnh mẽ bằng cảm xúc nhưng nó kéo dài hơn ảnh hưởng tới hoạt động và sức khoẻ của Con người. Xúc động là những cơn cảm xúc ngắn diễn ra mãnh liệt, hay cảm xúc bị kích thích mạnh. Trong trạng thái xúc động, Con người có thể có hành động với thái độ vội vàng hấp tấp thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu. Ham mê là một loại tình cảm mạnh, bền vững lôi cuối Con người hướng toàn bộ tâm trí, nghị lực của mình vào một mục đích nào đó. Trạng thái căng thẳng xuất hiện khi Con người làm việc trong những điều kiện khó khăn, ít thuận lợi. Căng thẳng thường gây ra hậu quả xấu đối với công việc.

b. Ý trí

Ý trí là hình thức đặc biệt của tính tích cực, thể hiện năng lực của Con người trong việc điều khiển, điều chình hành động của mình nhằm đạt được những mục đích đã đề ra trên cơ sở tính toán các điều kiện khách quan và chủ quan. Ý trí có bốn đặc điểm cơ bản sau đây:

- Tính độc lập thể hiện ở Con người biết đặt ra cho mình mục đích và hành động theo ý mình để đạt được mục đích đó.

- Tính cương quyết thể hiện Con người biết kịp thởi thông qua những quyết định đã được suy nghĩ đầy đủ, không chần chừ do dự.

- Tính kiên cưởng là sự đảm bảo tập trung không ngừng trong một thời gian dài nhằm đạt dược mục đích đã định.

- Tính tự kiềm chế thể hiện Con người biết làm chủ mình trong mọi tình huống.

Ngoài ra ý trí còn thể hiện ở lòng dũng cảm, tính táo bạo, tính kiên trì, tính kỷ luật, tính cần cù và chăm chỉ.

1.1.3 Đối tượng, nội dung nghiên cứu tâm lý học lao động

a. Đối tượng của Tâm lý học lao động: Hệ thống người - máy - môi trường

Quá trình lao động được thực hiện trên cơ sở tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống người - máy - môi trường để đạt được hiệu quả và chất lượng lao động. Nếu vấn đề là mô tả, xem xét và kiểm soát hành động của Con người thì chỉ cần nghiên cứu Con người trên hệ thống sinh học - tâm lý - xã hội là đủ. Nhưng ở đây chúng ta quan tâm tới hành động của Con người trong hoạt động lao động. Cho nên, không thể mô tả, kiểm soát và dự đoán được hành động của Con người nếu không đề cập tới những máy móc thiết bị mà Con người dùng nó để làm việc và môi trường vật lý - xã hội mà trong đó hoạt động lao động đang diễn ra.

Tương tự hiệu quả làm việc của máy móc, thiết bị cùng sẽ không thể đánh giá được chính xác nếu không tính đến hiệu quả làm việc của Con người. Do vậy người - máy - mói trường là ba yếu tố tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ. Hệ thống người

- máy - mói trường là một tổng thể được hình thành nên từ một hay nhiều người và từ một hay nhiêu yếu tố vật lý (máy móc) có quan hệ tương hỗ với nhau dựa trên một chu trình thông tin, thuộc một hoàn cảnh vật lý và xã hội nhằm thực hiện một mục đích chung.

Trong hệ thống trên, Con người giữ vai trò quyết định, họ có thể vận hành điều chỉnh, thay đổi các yếu tố trong hệ thống để đạt được mục đích mà họ đã đặt ra. Song trong thực tế, mục đích đã đặt ra có thể đạt được kết quả cao hoặc thấp, thậm chí không đạt được vì nhiều yếu tố môi trường và máy đã tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới các hoạt động, làm giảm hiệu quả lao động. Tâm lý học lao động quan tâm rất lớn đến tính cơ sở để tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả của hoạt động, mà trung tâm là tạo ra các điều kiện để tác động khai thác các yếu tố tâm lý tích cực của Con người đê nâng cao năng suất và chất lượng hoạt động. Tâm lý học lao động quan tâm đến Con người ở ba giác độ cơ bản sau:

- Năng lực làm việc của mỗi cá nhân được thể hiện ở kỹ năng, kỹ xảo lao động của một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể, đã được khai thác đến mức nào.

- Sức khoẻ, được thể hiện là sức mạnh cơ bắp, sức bền bì dẻo dai trong lao động, sức chịu đựng căng thẳng thần kinh, đã thể hiện dến mức nào, được khai thác như thế nào để tăng năng suất lao động và giảm chi phí về năng lượng cơ bắp.

- Đặc tính tâm lý cá nhân như tính khí, tính cách, năng lực, ý trí.... đã được phát huy đến

mức nào. Những đặc tính này đã tác động để nâng cao tinh thần tự nguyện tự giác và trách nhiệm cao như thế nào?

Các yếu tố trên được khai thác tối đa trong sự thích ứng với máy móc và môi trường.

Đây là cơ sở để tạo ra hiệu quả lao động cao.

Tâm lý học lao động nghiên cứu yếu tố máy móc, thiết bị chủ yếu ở khía cạnh thiết kế và bố trí các yêu tố của nó phù hợp với các yếu tố tâm sinh lý Con người để họ hoạt động trong những điều kiện thuận lợi nhất.

Tâm lý học lao động nghiên cứu các yếu tố môi trường, cả môi trường vật lý và xã hội, để khai thác và sử dụng nó nhằm tạo ra các tác động tích cực cho tâm sinh lý Con người như: chiếu sáng với thị giác, tiếng ồn với thính giác, màu sắc âm nhạc với tâm lý, các quan hệ xã hội nhằm kích thích sự hứng thú lao động của các cá nhân...

Tóm lại Tâm lý học lao động phải xem xét và đánh giá một cách cụ thể sự phát sinh, phát triển, diễn biến tâm lý Con người trong lao động để tạo ra sự thích ứng cao nhất trong hệ thống người - máy - môi trường nhằm hướng tới năng suất, chất lượng và hạnh phúc cho người lao động.

Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học lao động

Việc tổ chức các quá trình lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đã có sự thay đổi có tính chất cách mạng về mọi mặt. Nếu ngày xưa người lao động chỉ được coi là người làm thuê, con bây giờ họ là người lao động có vai trò và vị trí nhất định trong doanh nghiệp và họ là chủ quá trình lao động, làm chủ xã hội. Do đó trước kia thiên hướng của nâng cao năng suất lao động là tập trung khai thác thể lực của người lao động, ngày nay thiên hướng của nâng cao năng suất lao động là khai thác yếu tố trí lực và tâm lý xã hội. Do vậy một đòi hỏi tất yếu của tổ chức lao động khoa học là phải xây dựng cho được các cơ sở tâm lý Con người trong lao động để làm tiền đề cho tổ chức lao động khoa học có hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học lao động là quá trình hình thành, phát triển và diễn biến của các hiện tượng tâm lý Con người trong lao động. Đặc điểm tâm lý cá nhân đã định hình trong Con người cụ thể, song thực tế nó phát sinh và diễn biến trong lao động như thế nào thì đây là lĩnh vực mà Tâm lý học lao động phải chỉ ra cho chính xác để làm cơ sở cho tở chức lao động khoa học có hiệu quả. Sự phát sinh và diễn biến tâm lý trong lao động thường là sự phát sinh và diễn biến của tính tích cực hay tiêu cực, tính chu động sáng tạo hay thụ động máy móc, tinh thần trách nhiệm cao hay thấp, có tinh thần xây dựng tập thể hay phá hoại... và sự diễn biến của các yếu tố đó theo chiều hướng nào? làm tăng hay giảm năng suất và chất lượng sản phẩm? ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sức khỏe người lao động?

Tâm lý học lao động và tổ chức lao động khoa học có tác động với nhau hai chiều. Tâm lý học lao động với tư cách là cơ sở cho tổ chức lao động khoa học, vì tổ chức lao động

khoa học phải dựa vào các kết luận của Tâm lý học lao động để tiến hành tổ chức lao động khoa học. Mặt khác, tổ chức lao động khoa học là yếu tố nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tâm lý khác nhau trong lao động

b. Nội dung của Tâm lý học lao động:

Tâm lý học lao động với tư cách là môn khoa học nghiên cứu sự phát sinh, phát triển, diễn biến của các hiện tượng tâm lý cá nhân của các loại hoạt động khác nhau trong điều kiện lao động cụ thể. Do vậy. nội dung cơ bản của môn học được thể hiện ở việc nghiên cứu và khai thác các yếu tố cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu sự xuất hiện hứng thú trong nội dung lao động và khai thác nó để nâng cao năng suất lao động và mang lại hạnh phúc cho người lao động.

- Nghiên cứu sự xuất hiện chú ý trong lao động và khai thác sự chú ý này để tăng năng suất lao động và ngăn ngừa tai nạn.

- Nghiên cứu những yếu tố tâm lý của người lao động cấp dưới để làm cơ sở cho lãnh đạo sử dụng có hiệu quả nhân viên của mình.

- Nghiên cứu sự thay đổi khả năng làm việc và vận dụng nó trong tổ chức lao động khoa học.

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý màu sắc và âm nhạc và sử dụng nó để kích thích hưng phấn lao động.

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý của an toàn lao động và sử dụng nó vào ngăn chặn tai nạn lao động.

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong nhận thức để tiến hành dạy nghề đạt kết quả cao.

- Nghiên cứu các yếu tố về thái độ, tinh thần trong lao động và hướng kích thích các yếu tố này.

- Nghiên cứu sự thích ứng của Con người đổi với kỹ thuật và công việc để đưa ra các giải pháp sử dụng có hiệu quả người lao động.

- Nghiên cứu sự thích ứng của kỹ thuật và công việc với Con người để đưa ra các giải pháp cải tiến kỹ thuật và công việc.

- Nghiên cứu đặc tính tâm lý nhóm và liên nhân cách nhóm để tổ chức hoạt động theo nhóm có hiệu quả.

- Nghiên cứu các đặc tính tâm lý trong giao tiếp để tạo nên giao tiếp nhân sự có hiệu

quả.

- Nghiên cứu đặc tính tâm lý của lao động quản lý để khai thác và kích thích cán bộ có hiệu quả.

Để làm sáng tỏ nội dung cơ bản đó, Tâm lý học lao động phài xây dựng một hệ thống các phương pháp khoa học nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung của mình. Những vấn đề lý thuyết nghiên cứu các nội dung được trình bày cụ thể trong các chương của giáo trình này.

c. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động

Để thể hiện được các nội dung cơ bản trên, Tâm lý học lao động phải thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Tâm lý học lao động phải nghiên cứu và hoàn tất các phương pháp nghiên cứu để vận dụng vào điều kiện cụ thế trong thực tê.

- Tâm lý học lao động phải xây dựng các lý thuyết về các vấn đề tâm lý trong lao động để làm cơ sở thống nhất nhận thức.

- Tâm lý học lao động phải nghiên cứu thực tế đề đưa ra các bài học kinh nghiệm cho tổ chức lao động khoa học vận dụng.

- Tâm lý học lao động phải nghiên cứu các thành tựu tiến tiến của các nước và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể nước ta nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Tâm lý học lao động phải hướng nghiên cứu lý thuyết vào hoàn thiện quan hệ Con người với tổ chức và tổ chức với Con người. Đây là hai mặt của vấn đề hiệu quả lao động.

d. Ý nghĩa của nghiên cứu Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động nghiên cứu các yếu tố tâm lý của Con người trong lao động với hai mục đích cơ bản là: định hướng các yếu tố tâm lý lành mạnh để khai thác nó nhằm nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện sự phát triển của Con người nhằm mang lại hạnh phúc ngày càng cao cho họ. Với hai mục đích đó Tâm lý học lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn không những với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn cả với Con người nói chung. Ý nghĩa đó thể hiện ở các điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất là Tâm lý học lao động đã chỉ ra sự phát sinh, phát triển, diễn biến của các hiện tượng tâm lý cá nhân trong lao động. Nó giúp cho công tác tổ chức lao động khai thác được các yếu tố tâm lý tích cực vào nâng cao năng suất lao động và hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố tâm ly tiêu cực nảy sinh và phát triển.

- Thứ hai là Tâm lý học lao động đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các tai nạn lao động, giúp cho công tác ngăn ngừa tai nạn lao động, vừa bảo vệ được sản xuất, vừa bảo vệ được Con người.

- Thứ ba là Tâm lý học lao động đã chỉ ra những vấn đề thích ứng của Con người với kỹ thuật và công việc, kỹ thuật và công việc với Con người để làm cơ sớ cho phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện mỗi cá nhân cùng như hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

- Thứ tư là Tâm lý học lao động còn chỉ ra những vấn đề văn hoá lao động như là: văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp, các giá trị lao động và giá trị xã hội khác... để giúp cho sự kích thích người lao động đạt được hiệu quả cao trong lao động.

- Thừ năm là Tâm lý học lao động còn giúp cho xây dựng các tập thể lao động lành mạnh, gắn bó người lao động với tổ chức và coi tổ chức như mái ấm gia đình thứ hai của mỗi người.

- Thứ sáu là Tâm lý học lao động còn góp phần vào hoàn thiện tâm lý cá nhân để xây dựng và phát triển Con người mới, Con người của nền văn minh hiện đại

Tóm lại, với ý nghĩa vô cùng to lớn đó, Tâm lý học lao động đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức và phát triển ngày càng rộng rãi trong thực tế để nó phát huy vai trò của mình trong xã hội.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG.

Bất kỳ môn khoa học nào cũng xây dựng cho mình một hệ thống lý luận nhất định. Để xây dựng được nó bao giở cũng phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể. Đây là công cụ quan trọng để giúp họ hình thành nên hệ thống lý luận. Tâm lý học lao động dựa vào các phương pháp cơ bản sau đây để làm công cụ nghiên cứu và hình thành hệ thống lý luận của mình.

1.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu Tâm lý học lao động

Cũng như các môn tâm lý - xã hội khác, Tâm lý học lao động lấy phương pháp luận duy vật Mácxít (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) làm cơ sở nghiên cứu của mình. Nó nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ logic, biện chứng với nhau. Lấy phép phân tích và tổng hợp để chia nhỏ từng mặt nghiên cứu và khái quát chúng trong tổng thể hoàn chỉnh. Lấy phép phán đoán và suy lý để tìm ra các kết luận khoa học trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chính trị tư tưởng và hành động, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi Con người trong các hiện tượng tâm lý cá nhân và nhóm. Lấy cụ thê hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa để xây dựng lý luận từ các biêu hiện của thực tế. Lấy các cập phạm trù nhân – quả, nội dung - hình thức ... để nguyên cứu các mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Lấy các quy

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí