tiếp cận thêm với các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Kết quả phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh đã đạt được trong
giai đoạn từ năm 2006 - 2010: Cụ thể được thể hiện như sau:
Hoạt động tín dụng đầu tư
+ Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT quy định chính sách tín dụng ĐTPT bao gồm: Cho vay TDĐT, Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua NHPT Quảng Ninh đã góp phần thúc đẩy đầu tư cho các dự án quan trọng và then chốt của nền kinh tế và các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ (Nhóm A) như phát triển ngành Điện, xi măng, cơ khí trọng điểm....
Với vai trò là một công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, NHPT Quảng Ninh đã luôn bám sát thực tiễn kinh tế địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn và hỗ trợ vốn cho nhiều dự án lớn quan trọng có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Có thể nhận thấy một số kết quả cơ bản trong hoạt động của NHPT Quảng
Ninh thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:
Thông qua việc cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho dự án đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội, thu hút và tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước: Tín dụng ĐTPT của Nhà nước với đặc điểm là tập trung sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích phát triển. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua NHPT Quảng Ninh quản lý tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 – 2010, vốn tín dụng đã đạt 19,4% tổng vốn ngân sách đầu tư toàn tỉnh. Qua đó góp phần làm tăng trưởng vốn đầu tư toàn tỉnh thể hiện qua việc tăng tỷ lệ vốn đầu tư toàn tỉnh so với GDP.
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT Quảng Ninh góp phần nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng thu cho NSNN và giải quyết việc làm cho người lao động: Nhờ có nguồn vốn đầu tư dài hạn với hiệu ứng khuyến khích thông qua lãi suất mà các doanh nghiệp có thể ĐTPT cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, giảm chi phí sản xuất. Đặc biệt là các dự án đầu tư trong sản xuất xi măng, đóng tàu, cơ khí trọng điểm..., cho vay đầu tư của Nhà nước đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra được hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Tạo tiền đề thúc đẩy các nguồn vốn khác tham gia đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội: Ngay từ khi triển khai các Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, Chính phủ đã coi nguồn vốn tín dụng đầu tư là nguồn vốn mồi, với mục tiêu thông qua việc được thẩm định và chấp thuận cho vay đầu tư thì các dự án có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư dự án, các nguồn vốn khác đã tham gia trên 40% Tổng mức đầu tư dự án (bao gồm nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư (khoảng 15% tổng mức đầu tư) nguồn vốn vay thương mại và các nguồn vốn ODA khác…) Điều này cho thấy ý nghĩa của nguồn vốn Tín dụng đầu tư trong việc thu xếp vốn cho các dự án của chủ đầu tư.
Tính đến ngày 31/12/2010, NHPT Quảng Ninh đã cho vay hàng trăm dự án đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Số liệu trong 5 năm từ năm 2006 - 2010 cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động cho vay tín dụng ĐTPT giai đoạn 2006 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1. Cho vay TDĐT | 484.609 | 813.768 | 644.389 | 248.458 | 221.899 |
2. Thu nợ | 99.294 | 90.948 | 243.713 | 339.342 | 309.546 |
3. Dư nợ | 1.260.652 | 1.983.472 | 2.384.148 | 2.199.394 | 2.111.747 |
4. Nợ gốc quá hạn | 25.050 | 32.647 | 30.889 | 53.429 | 153.015 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp: Lựa Chọn Các Cặp Dịch Vụ - Đối Tượng Hợp Lý Của Doanh Nghiệp Công Ích
- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 4
- Phân Tích Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển Quảng Ninh
- Một Số Chỉ Tiêu Cụ Thể Về Vốn Và Tín Dụng Của Nhpt Quảng Ninh
- Những Tồn Tại, Yếu Kém Trong Hoạt Động Của Nhpt Quảng Ninh
- Giải Pháp 1: Đổi Mới Phương Pháp Xác Định Mục Tiêu Phát Triển Của Nhpt Quảng Ninh Và Các Nhiệm Vụ Đến 2015
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Đây là hình thức chủ yếu trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Tỷ lệ ưu đãi về lãi suất vay vốn so với các NHTM vào khoảng 20 – 30% tại từng thời điểm.
Bảng số liệu trên cho thấy năm 2009, 2010 tình hình kinh tế xã hội gặp khó khăn chung và bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, dẫn đến các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT Quảng Ninh đã phát sinh nợ quá hạn ngày càng tăng qua các năm.
Hoạt động tín dụng xuất khẩu
Khái niệm: Tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng mà Ngân hàng dành cho các nhà xuất khẩu/nhập khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá, giúp các doanh nghiệp có khả năng hoàn thành các hợp đồng ngoại thương đã ký.
Tuy nhiên, mục tiêu của NHPT Quảng Ninh là nhằm tài trợ có hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu theo định hướng của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ nên TDXK của NHPT Quảng Ninh là hình thức tài trợ cho người bán/người mua có tính chất ưu đãi hơn so với thị trường.
Tín dụng xuất khẩu có 2 vai trò quan trọng sau:
Thứ nhất: Khuyến khích những mặt hàng xuất khẩu chiến lược: Đây là một vai trò quan trọng, ngay từ khi ra đời tín dụng xuất khẩu đã nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, thủy sản, mây tre đan, thêu ren, đồ gỗ, tàu biển... vì những mặt hàng này đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Thứ hai: Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế, tính chất phức tạp và tính bất ổn trong thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề mà các nhà xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Trong thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro và các rủi ro nếu có cũng nghiêm trọng hơn kinh doanh nội địa.
Các hình thức TDXK tại NHPT Quảng Ninh.
- Cho vay xuất khẩu không vì lợi nhuận: Với mục tiêu hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ sử dụng công cụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu chiến lược và có tỷ lệ xuất khẩu đảm bảo đúng quy định của Nhà nước sẽ được vay vốn của Nhà nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, lãi suất tăng với tỷ lệ thấp hơn mức độ rủi ro và độ lớn của khoản vay điều này đảm bảo tính chất hỗ trợ cho các khoản vay lớn, chiến lược nhưng có nhiều rủi ro hoặc giúp cho các doanh nghiệp cải thiện khả năng sinh lời khi đầu tư vào mặt hàng mới, thị trường mới. Đây là một tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa tín dụng Nhà nước và tín dụng thương mại vì hầu hết các Ngân hàng Thương mại đều hoạt động trên cơ sở thu lợi từ việc cho vay và rủi ro càng cao thì lãi suất áp dụng càng cao.
- Đối tượng cho vay được chọn lọc và hạn chế: Mỗi quốc gia sẽ xác định những mặt hàng chiến lược trong từng thời kỳ phát triển kinh tế và sử dụng
nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đó, Tín dụng xuất khẩu được thiết kế để thực hiện yêu cầu này. Do đó, đối tượng cho vay của NHPT hạn chế hơn các Ngân hàng Thương mại, đối tượng có thể thay đổi trong từng thời kỳ tuỳ thuộc vào chiến lược xuất khẩu. Đặc điểm này cho thấy hoạt động cho vay của NHPT không cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại mà cho vay của NHPT và NHTM sẽ cùng nhau thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
- Cơ chế cho vay ưu đãi hơn các hình thức cho vay thông thường: ưu đãi đầu tiên là ưu đãi về lãi suất điều này chỉ có NHPT mới làm được vì Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất (lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động) hoặc NHPT được huy động những nguồn có lãi suất rẻ hơn lãi suất thị trường.
Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh triển khai có các hình thức tín dụng xuất khẩu như sau: cho vay xuất khẩu (bao gồm cho vay đối với nhà xuất khẩu và cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên đến nay Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh mới triển khai được hình thức cho vay đối với nhà xuất khẩu, trong các năm từ 2006 đến năm 2010, NHPT Quảng Ninh thực hiện cho vay vốn TDXK của Nhà nước đã không để phát sinh tình trạng nợ quá hạn và lãi treo, kết quả cho vay xuất khẩu trong những năm qua cụ thể như sau:
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động cho vay TDXK giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1 | Số vốn giải ngân | 536.023 | 341.590 | 1.062.656 | 839.723 | 459.498 |
2 | Thu nợ | 404.994 | 643.367 | 648.961 | 971.390 | 612.502 |
2.1 | - Nợ gốc | 374.510 | 632.888 | 591.643 | 912.957 | 557.328 |
2.2 | - Nợ lãi | 30.484 | 10.479 | 57.318 | 58.433 | 55.174 |
3 | Dư nợ | 498.340 | 207.043 | 678.056 | 604.821 | 506.991 |
4 | Nợ quá hạn (gốc, lãi) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Như vậy, hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tín dụng xuất khẩu chủ yếu vào mặt hàng thủy sản, tàu biển và lâm sản. Bên cạnh đó, khách hàng được nhận tài trợ chủ yếu là các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và tập trung vào một số thị trường trọng điểm như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay vốn tín dụng xuất khẩu
Tỷ trọng theo loại hình doanh nghiệp | |||
Châu Âu | 18.73% | DNTN | 2% |
Asean | 14,35% | CTCP | 9% |
Nhật Bản | 21,2% | Công ty TNHH | 89% |
Trung Quốc | 32% | Khác | 0 |
Anh Quốc | 8,7% | ||
Ý | 5,02% |
* Về hình thức cho vay: Hiện nay NHPT Việt Nam nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng mới triển khai được hoạt động cho vay xuất khẩu, trong đó cũng mới chỉ triển khai cho vay đối với nhà xuất khẩu, chưa triển khai được hoạt động cho vay nhà nhập khẩu do còn tồn tại một số vướng mắc về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan có liên quan. NHPT Việt Nam chưa triển khai được các hình thức khác như Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng do cơ chế chính sách chưa phù hợp, còn thiếu các cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cho hoạt động này như cơ quan Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..., hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
* Về lãi suất cho vay: lãi suất cho vay TDXK là lãi suất được Bộ Tài chính quy định tại từng thời điểm giải ngân, phù hợp với tình hình thực tế. Mức hỗ trợ được tính bằng cách so sánh với lãi suất cho vay thương mại kỳ hạn 3 tháng trên thị trường thấp hơn khoảng 20 – 30%.
Như vậy, khác với các NHTM, đối tượng vay vốn tín dụng ưu đãi của
Nhà nước tại hệ thống NHPT nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng phải
thuộc danh mục đối tượng do Chính phủ quy định tại các nghị định có hiệu lực ở
từng thời điểm vay vốn.
Kết quả dự báo nhu cầu phát triển hoạt động của NHPT QN đến 2015:
Để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng tín dụng đã ký và các dự án tiềm năng, đặc biệt các dự án trọng điểm của NHPT Quảng Ninh; dự kiến nhu cầu vốn cho TDĐT và TDXK trong những năm tới là rất lớn; tổng dư nợ và nguồn vốn tín dụng đạt hơn gấp 2 lần so với cuối năm 2010 tại NHPT Quảng Ninh; cụ thể:
Kết quả được phân bổ tiền từ ngân sách cho phát triển hoạt động của NHPT Quảng Ninh trong thời gian từ 2006 đến 2010 như sau:
Bảng 2.7: Kết quả phân bổ tiền từ ngân sách cho NHPT Quảng Ninh
giai đoạn 2006 - 2010
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1. Tổng số tiền (tý đồng) | 1.225 | 1.331 | 1.425 | 1.582 | 1.665 |
2. Tốc độ tăng trưởng | 9% | 10.2% | 7.4% | 11.8% | 6.9% |
* Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các ngân hàng. Đối với Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh việc huy động vốn còn quan trọng hơn đối với yêu cầu huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp trong điều kiện cạnh tranh với các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng, nguồn vốn tài trợ của Nhà nước thấp do ngân sách hạn hẹp.
Yêu cầu cơ bản đối với các nguồn vốn của NHPT là phải đảm bảo được mối liên kết giữa kỳ hạn và lãi suất. Với hoạt động chủ yếu tài trợ cho các dự án dàu hạn có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao; NHPT phải huy động được nhiều các