Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động cho rằng chiều cao của bàn và ghế đối với từng loại chiều cao như sau:
- Đối với người cao thì ghế cao 74,93cm và bàn cao 103,37cm.
- Đối với người trung bình thì ghế cao 70,10cm và bàn cao 96,26cm.
- Đối với các công việc đòi hỏi độ chính xác cao thì mặt phẳng làm việc cách mặt khoảng 30cm. Có như vậy mới tránh được khó khăn thị giác trong sự phối hợp vận động của tri giác.
- Đối với công nhân cầu trục ngồi trong buồng lái phải ở tư thế rất thoải mái và phải có tầm bao quát rộng khắp khu vực làm việc.
- Độ chính xác của các thao tác lao động giảm dần ở khoảng mặt phẳng làm việc phía trên vai người lao động và phía dưới thân người.
- Hình dạng và kích thước của ghế có tầm quan trọng đặc biệt và có thể thay đổi chiều cao theo nhân trẳc. Chúng ta nên cố định mặt phẳng làm việc (bàn) còn có thể di động chiều cao của ghế cho thích ứng với chiều cao của từng người.
b. Thiết kế vùng làm việc với tư thế đứng
Đối với tư thế làm việc đứng, kích thước của mặt phẳng làm việc bằng tay sẽ lớn hơn còn kích thước theo mặt phẳng thang đứng của vùng thị giác sẽ thay đổi theo tầm mất.
Thứ nhất là vùng làm việc trên mật phẳng ngang có chiều rộng tối ưu của mặt phẳng chính diện là 75cm, còn chiều sâu có thể thay đổi theo chiều cao của mặt phẳng lao động. Đối với tư thế này, tốt nhất không nên dùng bàn đạp. Nếu không tránh được thì bàn đạp phải tuân theo yêu câu sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Thich Nghi Của Kỹ Thuật Và Công Việc Với Con Người
- Các Hình Dạng Của Bảng Chỉ Độ Được Nghiên Cứu
- Các Loại Quả Nẳm Của Tay Gạt Có Thể Phân Biệt Bằng Xúc Giác
- Những Ngôi Vị Của Cái Tôi Trong Giao Tiếp Nhân Sự
- Các Phương Thức Ảnh Hưởng Lẫn Nhau Trong Giao Tiếp Nhân Sự
- Các Nguyên Tắc Của Đàm Phán Nhân Sự
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
- Bàn đạp không được đặt quá cao vì công nhân sẽ phải đứng trong tư thế không thoải mái và đỡ trọng lượng cơ thể bằng một chân. Góc hình thành bởi đoạn đưởng đi của bàn đạp phải tương ứng với góc bình thường của vận động của cẳng chân.
- Thao tác trên bàn đạp phải được thực hiện xen kẽ giữa những thao tác thực hiện bằng tay.
Thứ hai là vùng làm việc trên mặt phẳng thẳng đứng có chiều cao của mặt phẳng làm việc bằng tay khoảng 91-96cm đối với những thao tác đòi hỏi mức độ chính xác cao. Chiều cao này tuỳ thuộc góc co vào của cánh tay, nếu góc này là 30° được dùng cho những vận động có biên độ nhỏ, tinh tế, có độ chính xác cao và ít mệt mỏi. Nếu góc này là 45° được dùng cho các thao tác kiểu đóng gói. Trong thực tế chiều cao tối ưu của mặt phẳng làm việc tuỳ thuộc vào góc độ co cánh tay như sau:
30°45°
134.6 cm 109,3 cm với người cao 125,2 cm 101,6 cm với người trung bình
116.7 cm 94,6 cm với người thấp
c. Thiết kế vùng làm việc với tư thế hỗn hợp
Trong thực tế nếu mặt phẳng làm việc cố định theo chiều ngang hay thẳng đứng, chúng ta có thể lựa chọn được tư thế lao động cụ thể đứng hay ngồi và xác định vùng làm việc phù hợp với tư thế đó. Song cố nhiều công việc vùng làm việc di động theo chiều thẳng đứng vì vậy người lao động phải kết hợp tư thế đứng và ngồi cho thích hợp với sự di động mặt phẳng làm việc này. Trong trường hợp này người ta thường lấy mặt phẳng làm việc ngồi từ 50 - 55cm và đứng 94 - 106cm và sẽ điều chỉnh nó trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nơi làm việc.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
- Thông tin trong hệ;
- Các thiết bị điều khiển;
- Nhân trắc và bố trí nơi làm việc
CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 Câu 1: Thông tin trong hệ thống nào sau đây không chính xác?
A. Thông tin chỉ báo thông tin về số lượng
B. Thông tin chỉ báo thông tin về chất lượng
C. Thông tin chỉ báo những thông tin kiểm tra
D. Thông tin chỉ báo thông tin về tình huống đột biến, báo động nguy hiểm
E. Thông tin chỉ báo thông tin kiểm tra các thao tác ra lệnh - điều chỉnh
F. Thông tin chỉ báo thông tin về tình trạng
G. Thông tin chỉ báo theo dõi
H. Thông tin chỉ báo đồng nhất
J. Thông tin chỉ báo lợi nhuận
CHƯƠNG 6: GIAO TIẾP NHÂN SỰ
Giới thiệu chương 6
Chương này giúp học sinh hiểu được chức năng và bản chất của giao tiếp nhân sự, làm chủ được các nguyên tắc trong giao tiếp.
Mục tiêu
Trình bày được các khái niệm trong giao tiếp nhân sự, ngôi, yếu tố, nguyên tắc cơ bản của giao tiếp nhân sự.
Thực hành giao tiếp tiếp khách, giao tiếp trong hội nghị.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 6
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 6 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 6
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 6
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 bài
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
NỘI DUNG CHƯƠNG 6
6.1. GIAO TIẾP NHÂN SỰ.
6.1.1 Khái niệm giao tiếp nhân sự
Trong xã hội hiện đại ngày nay, giao tiếp nhân sự được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau, do vậy nó có rất nhiều khái niệm khác nhau. Theo các nhà thông tin học, giao tiếp được coi là một quá trinh trao đổi, truyền đạt thông tin. Theo Fischer, giao tiếp diễn ra theo sơ đồ hệ thống thông tin bao gồm nơi phát, nơi chuyển thành mã thông tin, dẫn truyền, nơi tiếp nhận và một danh mục các tín hiệu thông tin. Theo nhà Tâm lý học ứng dụng V.N.Panphêrốp, giao tiếp là sự tác động qua lại giữa Con người với Con người, với nội dung là sự nhận thức và trao đối thông tin. với sự giúp đỡ của các phương tiện khác nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của Con người. Các nhà Tâm lý học nhân cách lại quan niệm giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa Con người với Con người, qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hoá. Các nhà tâm lý cấu trúc cho rằng giao tiếp là những thông điệp về nhận thức tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhở một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa những người cùng đối thoại. Theo nhà tâm lý xã hội học XM.Xôcơnhim, giao tiếp như là một sự tồn tại có thực của các quan hệ xã bội mà cá nhân đã tham gia. Nó như là mặt ngoài, mặt hiện thực của các mối quan hệ đó. Rõ ràng là có rất nhiều cách diễn đạt giao tiếp xã hội khác nhau, song nội dung của chúng đều bao hàm những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Giao tiếp là hoạt động đặc thù của Con người, chỉ riêng Con người mới có. Nó được thực hiện giữa nhũng Con người với nhau, tạo ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một hoạt động kép của cả chủ thể và khách thể.
- Giao tiếp được Con người ý thức, dựa trên nền tảng nhận thức và sự hiểu biết lẫn nhau.
- Giao tiếp được thực hiện thông qua sự tiêp xúc có mục đích, có nội dung, nhằm trao đồi thông tin, sự hiếu biết và những rung càm.
- Giao tiếp sử dụng những phương tiện nhất định và diễn ra trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
- Giao tiếp là những mối quan hệ mang tính xã hội lịch sử. Nó không nhằm tạo ra sự biến đổi vật chất như những hoạt động khác mà gián tiếp tác động vào những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Tóm lại: Giao tiếp nhản sự là quả trình tiếp xúc giữa Con người với Con người nhằm mục đích trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, để tạo nên ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau nhằm điều chỉnh và phối hợp các hành vi phù hợp với cảc chuẩn mực trong xã hội.
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách Con người. Qua giao tiếp Con người hình thành nên những mối quan hệ xã hội. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống nhân cách Con người. Những nét đặc trưng của tâm lý người như ngôn ngữ, ý thức, tình cảm... được hình thành và phát triển trong giao tiếp. Nhở đó, Con người hưởng thụ, tiếp thu những thành tựu phát triển văn hoá, khoa học, lĩnh hội những giá trị vật chất và phi vật chất như: lương tâm, trách nhiệm, lòng tự trọng... của xã hội loài người. Bằng tấm gương của đối tượng giao tiếp, các chủ thể soi lại mình, tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của mỗi người. Các nhà quản lý lãnh đạo giành phần lớn thời gian của họ cho giao tiếp như: hội họp, bàn bạc công việc, tiếp xúc với cấp trên, gặp gỡ với cấp dưới, làm việc với bạn hàng, giải quyết các công việc đột xuất... Việc hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của các hoạt động giao tiếp đó. Qua giao tiếp, mối quan hệ xã hội cũng như nhân cách của nhà quản lý, lãnh đạo được hình thành, củng cố và phát triển. Kỹ nãng, kỹ xảo, nghệ thuật giao tiếp là công cụ rất quan trọng đối với sự thành đạt của các nhà quản lý và lãnh đạo.
6.1.2 Bản chất của giao tiếp nhân sự
Giao tiếp với tư cách là sự tiếp xúc tâm lý giữa những Con người trong xã hội, là quá trình bộc lộ cái tôi của mỗi cá nhân ra bên ngoài xã hội. Cái tôi là kết quả phát triển của tâm lý cá nhân, nó chịu chi phối bởi ba nguồn năng lượng bên trong nhân cách Con người. Nó kích thích và thúc đẩy cái tôi phát ra ngoài xã hội. Theo Sigmund Freud, ba nguồn năng lượng là “cái nó”, “cái tôi”, “cái siêu tôi”, hoạt động theo cơ chế sau đây: “cái nó” thúc đẩy, “cái siêu tôi” ngăn chặn và “cái tôi” phát ra ngoài xã hội
“Cái nó” (bán năng) là phần vô thức, phi xã hội của cả nhân, nó tồn tại như là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân hành động. “Cái tôi” (bản ngã) là phần ý thức của Con người, tồn tại như là sự hiểu biết để lựa chọn hành vi hợp lô gíc sống trong xã hội. “Cái siêu tôi” (siêu ngã) đặc trưng cho phần giá trị văn hoá xã hội, thể hiện như là lương tâm và trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội, có chức năng định hướng “cái tôi" hoà nhập với cái chúng ta trong xã hội. “Cái tôi” luôn bị giằng xé bởi “cái nó” và “cái siêu tôi” trong hành
vi. Do vậy quá trình giao tiếp xã hội có nhiều thành phần phức tạp tham gia vào. và làm
cho nó ngày càng phức tạp hơn, phong phủ, đa dạng hơn.
6.1.3 Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp nhân sự
Con người, trong quá trình giao tiếp với tư cách là chủ thể dẫn dắt quá trình giao tiếp, mang đến cho quá trình giao tiếp mục đích, nội dung, nhiệm vụ. Họ sử dụng toàn bộ trí thức, quan điểm, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, kinh nghiệm và nghệ thuật vốn có của họ hướng vào thực hiện được mục đích giao tiếp. Họ sử dụng mọi hình thức như: giáo dục, thuyết phục, cảm hoá, răn đe, trừng phạt để đạt dược mục đích giao tiếp. Con người, trong quá trình giao tiếp với tư cách là đối tuợng giao tiếp, đã tiếp nhận, xử lý thông tin phù hợp với đối tác. Họ cũng phái vận dụng toàn bộ tri thức, hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm, nghệ thuật, tình cảm... vào nhận và xử lý thông tin một cách chính xác để tạo ra phản ứng, hành vi kịp thởi nhằm đảm bảo cho mục đích giao tiếp có hiệu quả. Như vậy, mỗi cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể, vừa là khách thể của giao tiếp. Họ luôn phải biến mình phù hợp với mỗi vị trí trong giao tiếp. Tham gia vào giao tiếp thường có các yếu tố sau:
- Một là mục đích giao tiếp. Mục đích giao tiếp là cái đích mà mỗi người trong giao tiếp cần đạt được. Tuỳ thuộc vào vị trí và vai trò của mỗi cá nhân trong giao tiếp mục đích có những biểu hiện khác nhau như: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân văn, sức khoẻ, tín ngưỡng, khoa học, nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, giải trí, chia sẻ tình cảm...
- Hai là nội dung giao tiếp: Nội dung giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt cho đối tượng giao tiếp để họ hiểu được ý đồ của mỗi cá nhân. Nội dung thể hiện qua ý nghĩa của các thông tin truyền đi và phương tiện truyền tin theo sự sắp xếp nhất định để đạt được mục đích giao tiếp.
- Ba là phương tiện giao tiếp: Phương tiện giao tiếp là công cụ chứa đựng thông tin cần truyền đi như: lởi nói, chữ viết, điệu bộ, cử chi, hành vi... Trong thởi đại ngày nay còn nhiều loại phương tiện truyền thông tin hiện đại như: ảnh, video, tranh, vô tuyến truyền hình...
- Bốn là hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp là toàn bộ các điều kiện môi trường xung quanh giao tiếp như: không gian, thời gian, cự li, khoảng cách, bối cảnh tự nhiên, xã hội, đây là các yếu tố khách quan bên ngoài chi phối quá trình giao tiếp,
- Năm là kênh giao tiếp: Kênh giao tiếp là các đưởng liên lạc dẫn và tiếp nhận tin như: mắt, tai, xúc giác sở mó, cầm nắm, nếm, ngửi... đưa vào các kênh giao tiếp mà người giao tiếp cần chuẩn bị nộỉ dung giao tiếp sao cho ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để đạt được mục đích giao tiếp.
- Sáu là quan hệ giao tiếp: Quan hệ giao tiếp là tương quan về vai trò và vị trí tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp... giữa đối tượng và chủ thể giao tiêp.
6.1.4 Chức năng giao tiếp nhân sự
Để thấy rõ chức năng của giao tiếp, chúng ta xem xét giao tiếp dưới hai góc độ sau:
- Thứ nhất xét dưới góc độ là một phạm trù Tâm lý học: Giao tiếp với tư cách là phạm trù Tâm lý học có các chức năng cơ bản sau đây:
+ Chức năng định huớng hoạt động: Khi giao tiếp với nhau, Con người xác lập hướng hoạt động của mình. Thực chất của sự định hướng trong giao tiếp là khả năng thám dò để xác định mức độ nhu cầu, thái độ, tình cảm, ý nghĩa, thiên hướng của đối tượng giao tiếp, nhở đó mà chủ thể có được những đáp ứng kịp thởi, phù hợp với nhiệm vụ, mục đích giao tiếp đặt ra. Sự thăm dò này nhiều khi không dễ dàng, vì những điều mà chủ thề định thăm dò thường là tiềm ẩn, hoặc hay thay đổi, hoặc sự biểu hiện bên ngoài không tương thích với thực chất bên trong. Sự định hướng chính xác chi khi chủ thể nắm vững được nghệ thuật giao tiếp, tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở, hiểu biết lần nhau giữa chủ thể và khách thể giao tiếp.
+ Chức năng phản ánh nhận thức: Đây là chức năng thực hiện mục đích giao tiếp, nó bao gồm quá trình thu nhận và xử lý thông tin. Để thu nhận thông tin, Con người thường sử dụng miệng nói, tai nghe, mắt nhìn, tay ra hiệu... Để xử lý thông tin Con người thường sử dụng các phép biện chứng như: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy lý, khái quát hoá, cụ thể hoá, trừu tượng hoá... Trên cơ sở kết quả thu nhận và xử lý thông tin, kết hợp với tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm và vốn sống, Con người tiếp nhận được bản chất đích thực của sự vật, hiện tượng trong giao tiếp.
+ Chức năng đánh giá và điều chỉnh: Dựa trên kết quả nhận thức, chủ thể đánh giá thái độ. tình cảm... của đối tượng giao tiếp từ đó, chủ thể và khách thể tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và không khí tâm lý khi giao tiếp, nhằm làm cho giao tiếp đạt mục đích và hiệu quả cao.
+ Các chức năng tâm lý của giao tiếp được Con người thực hiện thành một tổng thế. Các chức năng này rất phong phú và phức tạp. Mỗi cá nhân trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình đã không ngừng phát triển và hoàn thiện giao tiếp để đáp ứng ngày càng tốt hom các chức năng này. Tuỳ theo năng lực giao tiếp của từng người mà các chức năng này được huy động với những mức độ khác nhau, trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
- Thứ hai xét dưới góc độ là một hoạt động của tổ, đội: Giao tiếp với tư cách là sự
trao đổi quan hệ giữa các thành viên tổ, đội có các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng liên kết: Nhở có giao tiếp mà Con người liên kết, hiệp đồng, hợp tác được với nhau trong công việc. Để tránh cảm giác bị đơn lẻ, để tăng thêm cảm giác an toàn, bằng giao tiếp Con người đã gắn bó, đoàn kết với nhau trong cuộc sống.
+ Chức năng hoà nhập: Đây là sự hoà nhập, sự tham gia của các cá nhân vào tổ đội xã hội. Qua giao tiếp Con người thấy được mình là thành viên của tổ, đội, có nghĩa vụ, trách nhiệm với tổ, đội và được hưởng mọi quyền lợi như các thành viên khác trong tổ, đội. Họ chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ với tổ, đội theo khả năng của mình. Mặt khác chính tổ, đội xã hội lại tác động không nhỏ lên nhân cách, thái độ, hành vi của mỗi thành viên. Những quy định, những đòi hỏi của tổ, đội sẽ chi phối các hoạt động riêng tư của mỗi thành viên trong tổ. đội. Trong một chừng mực nào đó, chúc năng hoà nhập còn chứa đựng cả đối lập và mẫu thuẫn của các thành viên trong tổ, đội với nhau. Chức năng đối lập đã nói lên tính phong phú, phức tạp của hoạt động giao tiếp trong tổ, đội.
- Thứ ba xét trên giác độ trao đổi thông tin: Giao tiếp với tư cách trao đổi thông tin có các chức năng cơ bản sau (theo Jakopson nhà ngôn ngữ học):
+ Chức năng nhận thức thể hiện ở những thông tin nhận thức rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, cụ thể.
+ Chức năng cảm xúc thể hiện ở không khí giao tiếp thoải mái, hình thành xúc cảm tốt đẹp, tạo niềm tin và hy vọng ở nhau.
+ Chức năng duy trì sự liên tục thể hiện ở không có khoảng trống trong giao tiếp, xen kẽ những giao tiếp chính là những giao tiếp phụ như: hỏi thăm nhau, kể chuyện vui, hài...
+ Chức năng thơ mộng thể hiện sự thi vị, kích thích trí tưởng tượng phong phú, và xúc cảm thẩm mỹ trong giao tiếp.
+ Chức năng siêu ngôn ngữ thể hiện ở sự lựa chọn và sử dụng câu, từ chính xác. sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ Chức năng quy chiếu thể hiện ở sự thu phục nhân tâm của giao tiếp nhằm giải quyết đúng những vấn đề mà cả chủ thể lẫn khách thể giao tiếp đang mong đợi.
6.1.5 Phân loại giao tiếp nhân sự
a. Căn cứ vào sự có mội hay vắng mặt của chủ thể và đối tượng trong một thởi điểm nhất định.