Các Loại Quả Nẳm Của Tay Gạt Có Thể Phân Biệt Bằng Xúc Giác

phăng ngang đối với thân người có thể được sử dụng tương đối thuận lợi, nhưng đòi hỏi một vòng quay rộng của tay và vai cho nên tốc độ quay thường nhỏ hơn so với tốc độ quay của những tay quay được đặt dọc theo thân người. Trong những trường hợp chuyển động tốc độ lớn và đòi hỏi độ chính xác cao, nhanh và nhậy người ta cỏ thể bố trí kết hợp giữa hai mặt phẳng ngang và dọc tạo thành một góc nào đó thích hợp.

Thứ bảy, cần gạt là một loại thiết bị được thao tác bằng tay, có hình dạng của một cái gậy, vận hành xung quanh một điểm tựa. Cần gạt được sử dụng khi quãng đưởng đi là ngắn, đòi hỏi một vận động nhanh nhưng phải rất chính xác và khi khung vận động lớn hơn 90°. Khi tiến hành những vận động nhẹ nhàng cần thiết kế các giá đỡ (điểm tựa) cho một số bộ phận của cơ thể như: cho khuỷu tay trong vận động rộng của tay, cho cánh tay trong những vận động nhỏ, cho cổ tay khi việc thao tác sử dụng các ngón tay. Những giá đỡ trên nhằm đảm bảo chuẩn xác các vận động.

Thứ tám, vô lăng là một thiết bị tròn, thao tác thuận tiện bằng hai tay, được sử dụng trong các trường hợp sau: Vận động đòi hỏi một tốc độ quay nhỏ (một vòng trên một phút), đối với những động tác nhẹ nhàng khi cung dịch chuyển không vượt quá 90-120°, yêu cầu vòng quay phải rất chính xác, khi đòi hỏi những lực tác động lớn hơn so với các thiết bị khác. Khi thao tác viên ngồi trước vô lăng, đưởng kính tối thiểu thay đổi tuỳ thuộc vào lực được yêu cầu và chiều cao tính từ mặt sàn. Để vận động tiến hành được chính xác, cung dịch chuyển của một vô lăng không nên vượt quá ± 60° so với vị trí bình thường, nếu cung dịch chuyển lớn hơn thì cần thay đổi vị trí của tay trên vô lăng. Khi thao tác viên đứng để thao tác vô lăng, trung tâm của vô lăng đặt theo mặt phẳng đứng, thì vô lăng phải được đặt cao ngang với chiều cao của khuỷu tay (khoảng 102-112cm tính từ sàn). Khi việc thao tác được thực hiện ở vị trí ngồi, đưởng kính của vô lăng dọc (đứng) sẽ ở khoáng 306-356mm, chiều cao của trục sẽ khoảng 460mm tính từ bề mặt ghế ngồi và cách tựa của ghế khoảng 360mm.

Thứ chín, bàn đạp là một thiết bị với vận động trực tuyến kế tiếp và được thao tác bằng chân. Bàn đạp thường được dùng khi đòi hỏi một lực tác động rất mạnh, để kiểm tra thường xuyên độ chính xác trung bình hoặc cho những thao tác vận hành lên- xuống. Bàn đạp có ba loại: tương hỗ, truyền, quay theo hình 5.6 sau:

Khi thao tác được thực hiện từ vị trí dừng, thì bàn đạp phải được đặt lọt sâu trong sàn sao cho hai chân phải ở cùng trên một mặt phẳng. Nếu bàn đạp do bàn chân thao tác thì phải được cố định ở một góc 10° so với mặt phẳng ngang, còn đưởng đi của bàn đạp không được vượt quá một góc 20° dưới mặt phẳng ngang.


Hình 5.6: Các loại bàn đạp (E.L Popescu)

Thứ mười, bàn phím là một dụng cụ điều khiển chúng để nhập các thông tin đầu vào. Thông thường người ta sử dụng bằng chữ cái hay chữ số cho các loại thiết bị kỹ thuật và điện tử khác nhau. Trong thực tế một số trường hợp thao tác viên phải dùng lực nhất định để thao tác (đánh máy chữ cơ, đánh đàn cơ), còn các trường hợp khác thì chỉ cần lực rất nhỏ đề tác động (các phím điện tử). Đối với loại thiết bị này cần bố trí các nút phím theo logíc của tư duy và sinh học để cho Con người thao tác thuận lợi nhất. Đặc biệt phải chú ý đến tần suất sử dụng các nút phím đó để xác định vị trí của mỗi nút phím.

Những điều trình bày trên đây cho ta thấy những mặt mạnh, yếu của cảc kiểu bộ phận điều khiển. Tâm lý kỹ sư đưa ra một số đánh giá khách quan cho từng trường hợp cụ the sau đây:

- Một là sự điều khiển bằng tay (núm xoay tay gạt, vô lăng...) đạt được độ chính xác lớn hơn nhiều so với điêu khiển bằng chân (bàn đạp).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

- Hai là các bộ phận điều khiến bằng chân được sử dụng hiệu quả đối với những vận động đòi hỏi độ chính xác đặc biệt và những vận động đòi hỏi lực lớn.

- Ba là tay gạt và vô lăng có hiệu quả gần như nhau, nhưng nên chọn tay gạt vì nó cho phép sử dụng một tay, còn vô lăng thì cần phải thao tác bằng hai tay, cho nên nó chỉ thích hợp với những vận động đòi hỏi lực lớn và phản ứng nhanh.

- Bốn là việc thực hiện các vận động theo hình tròn hoặc elíp đối với Con người thì thuận lợi hơn những vận động theo đưởng thẳng. Điều này đúng với cả điều khiển bằng chân và tay, cần phải loại trừ những cử động theo mặt phẳng ngang vì không phù hợp với sinh học do đó dẫn đến mệt mỏi.

- Năm là sự điều khiển bằng đòn có lợi đối với động tác ngắn hạn hoặc ít lặp lại, vì khi làm việc lâu ở công việc điều khiển bằng đòn, Con người chóng mệt mỏi.

- Sáu là sự điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả và cần sử dụng nó trong mọi trường hợp khi thấy phù hợp về mặt kỹ thuật.

5.2.4 Mã hoá các bộ phận điều khiển

Cho dù thuộc kiểu nào thì điều quan trọng đối với các bộ phận điều khiển là làm sao phải dễ nhận ra, nhận ra nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động nghề nghiệp, có những tình huống trong đó nếu không nhận dạng nhanh chóng và đúng các bộ phận điều khiển thì có thể dẫn dến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần phải quan tâm đến việc mã hoá các bộ phận điều khiển song song với việc mà hoá các tín hiệu. Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đã đưa ra một số cách mã hoá sau đây:

- Thứ nhất mã hoá hình dạng đặc hiệt có ý nghĩa quan trọng khi thao tác lao động trong điều khiển vừa nhanh vừa không có sự tham gia của thị giác. W.O.Jerking đã đưa ra hai loại, mỗi loại 8 kiểu hình dạng khác nhau và chúng có thể được sử dụng như là nút bấm hoặc quả nắm của các tay gạt mà khi sở vào thao tác viên không bị nhầm lẫn chúng vởi nhau.


Hình 5 7 Các loại quả nẳm của tay gạt có thể phân biệt bằng xúc giác Thứ 1

Hình 5.7: Các loại quả nẳm của tay gạt có thể phân biệt bằng xúc giác

- Thứ hai mã hoá bằng độ lớn dược sử dụng ít hơm mã hoá bằng hình dạng, vì khi số lượng các kích cỡ khác nhau tăng lên thì bản thân nó sẽ là một yếu tố tạo ra điều kiện cho sự nhầm lẫn. Nếu nhiệm vụ không cho phép các thao tác viên so sánh được các kích cỡ của tất cá các bộ phận trước khi lựa chọn một bộ phận cần thiết thì không nên sử dụng nhiều hơn ba kích cỡ khác nhau. Nếu nhiệm vụ cho phép so sánh trước khi lựa chọn thì có thể dùng 5 kích thước khác nhau. Mỗi kích cỡ khác nhau giữa hai bộ phận kể cận phải có độ lớn chênh lệch 20%.

- Thứ ba mã hoá bằng vị trí là sự bố trí về mặt không gian các bộ phận điều khiển tạo nên định hướng về vị trí duy nhất cho hành động. Việc định hướng vị trí chỉ có hiệu quả khi các bộ phận điều khiển không nhiều và được bố trí ở những vùng khác nhau. Khi các bộ phận điều khiển nhiều thì việc lựa chọn chúng sẽ trở nên khó khăn ngay cả khi chúng được bố trí khá xa nhau để có thể phân biệt bằng xúc giác. Do đó cần kết hợp các mã hoá hình dạng, độ lớn, vị trí để tạo ra định vị tốt hơn cho người thao tác.

- Thứ bốn mã hoá bằng màu sắc là cách sử dụng màu sắc khác nhau cho các bộ phận điều khiển để giúp dễ nhận biết bằng thị giác. Hiệu quả của nó tăng lên khi có sự

kết hợp màu sắc gắn với một ý nghĩa chức năng nhất định. Số lượng màu sắc sử dụng không cần thiết để tránh sự nhầm lẫn gây ra. Trong điều kiện chiếu sáng thấp, việc sử dụng màu sắc bị hạn chế cần phải quan tâm đến khả năng phân biệt màu sắc của các thao tác viên.

Khi sử dụng các mã hoá trên, chúng ta có thể kết hợp nhiều mã hoá trong các trường hợp số lượng của các bộ phận điều khiển nhiều và cần chú ý cố định cách mã hoá đó ở các dạng thiết bị cụ thể. Không nên một dạng thiết bị mà có nhiều kiểu mã hoá khác nhau làm cho người lao động dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng các thiết bị khác nhau của cùng một dạng.

NHÂN TRẮC VÀ BỐ TRÍ NƠI LÀM VIỆC.

5.3.1 Những vấn đề nhân trắc của bố trí nơi làm việc

Bố trí nơi làm việc là quá trình bố trí sắp xếp các máy móc thiết bị, dụng cụ và đối tượng lao động tại nơi làm việc để tạo ra quá trình lao động tối ưu nhất, có hiệu quả cao nhất, vấn đề bố trí nơi làm việc thể hiện ở ba khía cạnh lớn là: sự thiết kế thiết bị kỹ thuật; thiết kế không gian lao động phù hợp với những số liệu nhân trắc; bố trí tối ưu các thiết bị cơ bản, thiết bị phụ trợ, các bán thành phẩm và thành phẩm. Để đảm bảo cho bố trí nơi làm việc đạt hiệu quả cao chúng ta cần dựa vào quy trình công nghệ, đặc điểm của máy móc thiết bị, nhiệm vụ của nơi làm việc để lựa chọn tư thế làm việc cho người lao động.

a. Tư thế làm việc

Tư thế làm việc là cách thức mà người lao động thể hiện vị trí của cơ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động lao động. Lựa chọn tư thế làm việc hợp lý có ý nghĩa vô cùng to lớn, một mặt nó thể hiện sự thuận lợi nhất về sinh học cho người lao động giúp họ có hiệu suất lao động cao, mặt khác nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để giảm mệt mỏi và chống lại sự cố và tai nạn lao động. Lựa chọn tư thế lao động phải dựa vào nhiệm vụ của lao động, máy móc thiết bị, các hãng thiết bị dụng cụ kèm theo nơi làm việc. Trong thực tế các nhà nghiên cứu tâm lý đưa ra 3 tư thế lao động cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, tư thế ngồi là tư thế lao động mà hai phần cơ thể tạo nên một góc 90°. Tuỳ thuộc vào mặt phẳng lao động mà tư thế ngồi có góc độ khác nhau như: ngồi ghế có góc độ 90° còn ngồi xổm có góc độ nhỏ hơn 90°. Tư thế ngồi là tư thế lao động ít mệt mỏi nhất vì người lao động ngồi trên ghế hai tay, chân tự do hoạt động. Tư thế ngồi được áp dụng cho công việc đòi hỏi một lực tới 5 kg, tính chính xác cao, thao tác bằng hai tay và hai chân với nhịp độ chậm và biên độ của vận động tương đối nhỏ.

- Thứ hai tư thế đứng là tư thế lao động của Con người ở trạng thái đứng thẳng. Nó được sử dụng cho những công việc đòi hỏi số lượng vận động khá lớn với biên độ

vận động vượt quá 1m trong mặt phẳng chính diện và 30cm trong chiều sâu, kích thước của các bộ phận điều khiển tương đối lớn, lực áp dụng lớn từ 10-20 kg, không gian bố trí các bộ phận điểu khiển và các dụng cụ chỉ báo rộng: sự thay đổi tư thế lao động thường xuyên. Tư thế đứng có thể có nhiều dạng kết hợp đứng, đứng kết hợp với cúi...

- Thứ ba, tư thế hỗn hợp đứng - ngồi là tư thế lao động kết hợp giữa đứng và ngồi để thao tác lao động. Tư thế này được áp dụng cho những công việc đòi hỏi tác động một lực khoảng 5-10 kg; cho những công việc mang tính ngăn ngừa và giám sát theo dõi; cho những công việc thay đổi tư thế làm việc trong từng khoảng thời gian.

Việc quyết định tư thế làm việc cho một trường hợp cụ thể rất quan trọng, là sự khởi đầu cho sự bố trí nơi làm việc sau này. Do vậy nhà thiết kế nơi làm việc cần dựa vào kỹ thuật và công nghệ, kích thước mặt phẳng làm việc theo chiều cao, ngang, sâu để lựa chọn tư thế làm việc tốt nhất.

b. Các yêu cầu của bố trí nơi làm việc

Để đảm bảo phù hợp với các yếu tố tâm sinh lý người lao động, để đạt được năng suất lao động cao và giảm sự cố, tai nạn lao động, bố trí nơi làm việc cần phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

- Một là đảm bảo mọi điều kiện cho Con người làm việc trong một tư thế phù hợp để duy trì được khả năng lao động và tránh được những ảnh hưởng có hại.

- Hai là đảm bảo các khả năng thay đổi tư thế làm việc trong quá trình hoạt động.

- Ba là ấn định không gian làm việc, bố trí các dụng cụ chỉ báo và điều khiển ở bên trong vùng làm việc bình thường hay tối đa hay ở phía ngoài những vùng này. Việc bố trí này phụ thuộc vào các đặc điểm tri giác, nhân trắc và cơ chế sinh học của Con người đồng thởi còn phụ thuộc vào đặc điểm, chức năng của các dụng cụ chỉ báo và diều khiên.

- Bốn là sự phân bố các dụng cụ, bộ phận điều khiển cho các chi sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu về tốc độ, độ chính xác, lực tác dụng của các vận động thực hiện. Những bộ phận điều khiển yêu cầu độ chính xác và lực tác động từ 14-18kg phải phân bố cho tay, còn những bộ phận điều khiển yêu cầu lực lớn tới 27kg thì bố trí cho chân. Nếu không thoả mãn yêu cầu này sẽ có hậu quả tiêu cực cho sức khoẻ và độ chính xác khi làm việc.

- Năm là bố trí các hộ phận điều khiển, các dụng cụ, các vật liệu cần đảm bảo sao cho mỗi vận động sẽ được kết thúc trong tư thế lao động thuận lợi và tạo cho vận động tiếp theo được dễ dàng.

- Sáu là bố trí các thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, phương tiện đo đạc, các vật liệu, tư liệu kỹ thuật ở những nơi cố định, thường xuyên và gần người lao động để giảm bớt sự di chuyển trong quá trình lao động.

- Bảy là tối ưu hoá các mối quan hệ giữa vị trí làm việc và làm giảm nhẹ việc chuyền các đối tượng lao động từ chỗ này sang chỗ khác.

5.3.2 Nhân trắc học

Nhân trắc học là các hoạt động xác định khích thước của các bộ phận cơ thể và giới hạn sự di chuyển của nó trong những không gian khác nhau trong điều kiện khác nhau, số liệu nhân trắc là cơ sở cho các nhà tổ chức lao động và thiết kế nơi làm việc sử dụng để tiến hành thiết kế và bố trí nơi làm việc, số liệu nhân trắc có sự thay đổi do sự khác biệt giữa các cá nhân về kích thưóc cơ thể và thời gian tiến hành lấy mẫu đo đạc. Thông thường số liệu nhân trắc được lấy ở giá trị trung bình cho các loại người cụ thể (nam - nữ; dân tộc). Song số liệu trung bình sẽ bị hạn chế cho việc áp dụng vì vậy các nhà Tâm lý học lao động đặt ra hai vấn đề cơ bản sau đây:

- Thứ nhất sử dụng số liệu trung bình là chủ yếu nhưng cạnh đó phải sử dụng số liệu trung bình trên và dưới kèm theo. Ví dụ chiều cao trung bình của nam giới là 165cm ±4,5cm. Như vậy các số liệu nhân trắc vừa có số liệu chuẩn vừa chứa đựng vùng biên cho các nhà khoa học sử dụng trong thực tế.

- Thứ hai khi áp dụng các số liệu nhàn trắc phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tẳc 1: Khi thiết kế cho những người có kích thước ngoại lệ, tức là khi xác định kích thước tới hạn, cần tuân thủ quy định: chiều cao phòng, cửa ra vào, chiều cao của vùng làm việc cần phải ấn định cho người cao nhất. Còn các kích thước của phần chính diện, chiều sâu của vùng làm việc thì phải ấn định cho người thấp nhất.

+ Nguyên tắc 2: Việc thiết kế cho những kích thước khác nhau nên có thể điều chỉnh được bất cứ ở đâu nếu có thể được, thì việc thiết kế thiết bị kỹ thuật nên làm thế nào đó để kích cỡ của nó có thể điều chỉnh được cho những người thuộc cả ba loại kích thước bằng những điều chỉnh hoặc bổ sung nào đó.

+ Nguyên tắc 3: Thiết kế những kích thước trung bình cho các thiết bị không cho phép điều chỉnh được.

5.3.3 Thiết kế vùng làm việc

Vùng làm việc là khoảng không gian trên đó các hoạt động lao động diễn ra. Vùng làm việc được xác định 2 vùng cơ bản có ý nghĩa rất lớn cho bố trí nơi làm việc là vùng

với tối đa và vùng với tối ưu. Vùng với tối đa là vùng không gian giới hạn bởi khoáng chuyển động của hai tay khi duỗi thẳng và thân người. Trong vùng này, tất cả các hoạt động lao động diễn ra. Vùng với tối ưu là vùng không gian giới hạn bởi khoảng chuyển động của hai tay khi co lại ở tư thế lao động thuận lợi nhất (cánh tay và khuỷu tay hợp với nhau khoảng 90°) và thân người. Vùng với tối ưu là vùng hoạt động lao động có hiệu quả diễn ra. Trong vùng này các hoạt động lao động diễn ra là thuận lợi nhất, mạnh mẽ nhất, chính xác nhất và phản ứng nhanh nhất. Vùng làm việc được xác định là vùng với tối đa. Vùng này chứa đựng cả vùng với tối ưu hay còn gọi là vùng làm việc tối ưu.

Trên mặt phẳng ngang, vùng với tối đa và tối ưu được xác định trên hình 5.8. Trên mặt phẳng đứng các vùng làm việc phụ thuộc vào chiều cao của từng người lao động. Người ta đã xác định ba vùng tối đa được trình bày bằng những cung trong đối với mỗi tay. Đưởng kính của cung nhỏ là 88,39cm, cung trung bình là 110,49cm và cung lớn là 153,40cm. Nhìn chung, các chi áp dụng lực cùng với các phần khác nhau của cơ thể (thường thì dùng trọng lượng cơ thể). Nhưng sự chuyển động của toàn bộ cơ thể lại không được khuyến khích. Vi vậy khi bố trí nơi làm việc người ta chỉ lưu ý đến vận động của các chi và hạn chế đến mức thấp nhât động tác của thân người như: cúi, vặn mình. Các lực mà tứ chi áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tư thế của cơ thể, chiều cao cần thực hiện vận động, hướng và khoảng cách của cảc vận động, các góc co, thời gian hành động, giới


Hình 5 8 Các vùng làm việc theo R M Barnes tính tuổi tác chỉ cần thực hiện thao 3

Hình 5.8: Các vùng làm việc (theo R.M.Barnes)

tính, tuổi tác, chỉ cần thực hiện thao tác...

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý lao động, độ chính xác của vận động phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố sau đây:

- Các vận động của tay chính xác hơn vận động của chân, do vậy các vận động chính xác, tinh tế nên sử dụng tay, còn các vận động thô và vận động tránh cho tay quá sức thì giao cho chân.

- Tay phải thực hiện vận động chính xác hơn tay trái.

- Mặt phẳng làm việc ở tầm khuỷu tay đảm bảo độ chính xác cao hơn mặt phẳng ở tầm bàn tay khi cánh tay duỗi ra.

- Độ chính xác sẽ giảm đi khi khoảng cách đối với cơ thể tăng lên

- Những vận động được kiểm tra bằng mắt sẽ chính xác hơn nhiều.

Các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đưa ra các hình thức cơ bản sau đây cho thiết kế vùng làm việc.

a. Thiết kế vùng làm việc với tư thế ngồi:

Có hai loại kích thước vùng làm việc cho tư thế ngồi là: mặt phẳng ngang có chiều rộng mặt phẳng chính diện và chiều sâu của vùng làm việc, mặt phẳng đứng.

Thứ nhất là các vùng làm việc trên mặt phẳng ngang: Nhìn chung, các vùng làm việc tối đa và tối ưu được xác định trên hình 5.8 có giả trị cho tất cả các tư thế làm việc. Tuy nhiên, mặt phẳng chính diện (chiều rộng của vùng làm việc) đối với tư thế ngồi chỉ là 55cm. Chúng ta biết rằng mặt phẳng chính diện và chiều sâu của vùng làm việc là loại kích thước tới hạn, do đó sẽ phải lưu ý đến những vùng vận động của các chi ở người có chiều cao nhỏ. Trong vùng làm việc tối ưu sẽ được đặt các bộ phận điều khiển và các dụng cụ được sử dụng thường xuyên, còn những dụng cụ được sử dụng thì sẽ đặt ở vùng làm việc tối đa. Sự thuận tiện và chính xác càng lớn khi thực hiện các thao tác và bố trí các bộ phận điều khiển càng gần với thân người trong mặt phẳng chính diện. Độ chính xác của các thao tác giảm dần cùng khoảng cách sang hai bên tính từ trung tâm thân người. Tuy nhiên khoảng cách giữa thân người và mặt phẳng làm việc sẽ không nhỏ hơn 41 cm tính từ vị trí nghỉ của khuỷu tay khi khối lượng hay độ dày của áo bảo hộ là lớn, khi lực và độ chính xác của các cừ động quay là lớn, khi thân tựa của ghế cản trở vận động lùi lại của khuỷu tay. Để thực hiện các thao tác đòi hỏi độ chính xác cao cần lắp đặt giá đỡ cho cánh tay và cho cổ tay nếu các thao-tác được thực hiện bằng các ngón tay.

Thứ hai các vùng làm việc trên mặt phẳng đứng: Vùng làm việc trên mặt phẳng đứng là vùng tối ưu và tối đa của thị giác và của tay. Các kích thước của vùng này phụ thuộc vào các số liệu nhân trắc. chiều cao của ghế và tính đặc thù của chỗ làm việc. Chiều cao của bàn làm việc (kể cả đối với các chỗ làm việc riêng biệt lẫn băng chuyền) nên tương ứng với chiều cao của ghế và phụ thuộc vào kích thước của cơ thể người lao động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024