Mục Đích, Nhiệm Vụ Của Thực Nghiệm Sư Phạm 3.1.1.mục Đích Của Tnsp


Chương III

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1.Mục đích của TNSP

Kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: Vận dụng hợp lý, có hiệu quả DHTH vào tiến trình dạy học các kiến thức chương “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý.

Phân tích kết quả TNSP, xử lý các số liệu thu thập được để xác định tính khả thi và mức độ phù hợp của đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học vật lý ở trường THPT.

3.1.2.Nhiệm vụ của TNSP

- Khảo sát cơ bản tình hình dạy và học ở các trường THPT chọn làm TN, thông qua cán bộ quản lý giáo dục ở các trường đó.

- Sử dụng phiếu phỏng vấn GV và HS, tìm hiểu một số vấn đề về quá trình dạy và học vật lý liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đặc biệt là là quá trình dạy và học một số kiến thức về “ Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”.

- Lựa chọn các lớp TN và các lớp ĐC.

- Chuẩn bị các bài soạn thiết kế theo hướng nghiên cứu và các PTDH cần thiết.

- Trao đổi, thống nhất bài giảng, mục tiêu và cách thức tiến hành TNSP đối với GV cộng tác .

- Thực hiện các giờ TNSP ở các lớp TN và ĐC, thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


- Rút kinh nghiệm các hoạt động đã thực hiện, xử lý và phân tích kết quả TN và đánh giá các tiêu chí theo mục tiêu nghiên cứu. Từ đó nhận xét và kết luận và tính khả thi của đề tài.

3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm.

3.2.1. Đối tượng TNSP

HS lớp 10 ở 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: THPT Trại cau, THPT Dương Tự Minh, THPT Gang Thép. Các lớp ĐC và các lớp TN được chọn đều học chương trình vật lý cơ bản, có sỹ số và lực học tương đương nhau, điều này cho phép đánh giá khách quan những kết quả thu được sau khi TN.

- Trường THPT Trại cau : lớp TN 10B, lớp ĐC 10E

- Trường THPT Dương Tự Minh : lớp TN 10A3, lớp ĐC 10A5

- Trường THPT Gang Thép : lớp TN 10A2, lớp ĐC 10A7


* Chất lượng bộ môn của HS ở các lớp TN và ĐC


Bảng 3.1 Đặc điểm chất lượng học tập bộ môn của các lớp TN và ĐC



Trường THPT


Lớp


Số HS

Kết quả học kỳ I môn vật lý lớp 10

Khá, giỏi

Trung bình

Yếu, kém

số HS

%

sô HS

%

số HS

%


Trại cau

TN:10B

ĐC:10E

40

42

2

3

5,0

7,0

20

22

50

52

18

17

45

41

Dương Tự Minh

TN:10A3

ĐC:10A5

43

42

5

6

14

12

24

22

55,8

52,3

13

15

30,2

35,7

Gang Thép

TN:10A2

ĐC:10A7

45

43

9

8

20

18,6

27

25

60

58,1

9

10

20

23,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”(vật lý 10 – cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh - 12


3.2.2.Phương pháp TNSP

+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin:

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đặc điểm tình hình dạy và học vật lý để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lớp TN và lớp ĐC ở các trường THPT chọn làm TNSP.

+ Phương pháp so sánh, đối chứng:

- Tổ chức giảng dạy ở lớp TN theo phương án của đề tài và ở lớp ĐC theo phương án của GV cộng tác tự soạn bình thường theo quy định chung. Do cùng một GV dạy.

- Tổ chức cho hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra với cùng một nội dung, cùng khoảng thời gian, đề bài do GV thực hiện đề tài chuẩn bị.

Đối chiếu, so sánh giữa PPDH có vận dụng TTSPTH ở lớp TN và PPDH truyền thống ở lớp ĐC.

+ Phương pháp quan sát :

- Trực tiếp dự giờ các lớp TN và ĐC, quan sát giờ học, ghi nhận đầy đủ các hoạt động của GV và HS.

- Tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập.

- Sự thay đổi hiểu biết của HS về các mặt giáo dục như: GDTGQ, GDTT, GDKTTH-HN, BVMT…

- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

+ Phương pháp trao đổi:

Sau mỗi hoạt động, mỗi giờ học trực tiếp gặp GV công tác, HS để trao đổi, thảo luận kiểm chứng và xử lý các thông tin thu được một cách khách quan. Đồng thời bổ xung, rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

+ Phương pháp thống kê toán học :

Xử lý các kết quả thu được nhằm rút ra các kết luận khoa học về đề tài nghiên cứu.


3.3.Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.3.1.Căn cứ để đánh giá

* Đánh giá những biểu hiện về thái độ, tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập

Để đánh giá những đặc trưng này, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động của các em trong quá trình học tập, cụ thể như sau:

- Số HS tập trung, chú ý nghe giảng.

- Số lượt HS phát biểu, chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài.

- Số lượt HS hiểu và vận dụng kiến thức của bài học ngay trên lớp.

- Số HS có khả năng vận dụng kiến thức sáng tạo, độc đáo.

* Đánh giá sự phát triển của tư duy và năng lực vận dụng kiến thức của HS

- Chất lượng các câu trả lời của HS tham gia xây dựng kiến thức của bài học.

- Số lượt HS vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài toán củng cố kiến thức hoặc vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

- Điểm số của các bài kiểm tra, nội dung các bài kiểm tra được xây dựng theo 3 mức độ yêu cầu: Biết, thông hiểu, vận dụng.

3.3.2. Cách đánh giá, xếp loại

Chúng tôi đánh giá, xếp loại điểm kiểm tra dựa vào thang điểm 10 theo cách xếp loại như sau:

Loại giỏi: điểm 9, 10 Loại yếu: điểm 3, 4

Loại khá: điểm 7,8 Loại kém: điểm 0, 1, 2

Loại TB: điểm 5, 6

Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS, bằng phương pháp thống kê toán học, xử lý và phân tích kết quả thu được từ TN cho phép đánh giá chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học, chất lượng nắm vững và năng lực vận dụng kiến thức của HS. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.


3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.4.1.Công tác chuẩn bị

* Giáo án TN: Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chọn ra 3 giáo án trong 2 chương “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” thuộc chương trình vật lý 10 – Cơ bản để tiến hành TN.

Bài 1: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử. Bài 2 : Nội năng và sự biến thiên nội năng.

Bài 3 : Các nguyên lý của nhiệt động lực học.

* Chọn lớp TN: Chúng tôi lựa chọn 6 lớp để tiến hành TNSP ( trong đó có 3 lớp TN và 3 lớp ĐC ). Các lớp được chọn đều học chương trình vật lý cơ bản, có sỹ số HS xấp xỉ nhau, lực học tương đương nhau.

* GV cộng tác, thực hiện TN:

+ Bùi Tất Thành - GV vật lý trường THPT Dương Tự Minh.

+ Đinh Xuân Giang - GV vật lý trường THPT Trại Cau.

+ Nguyễn Lệ Quyên - GV vật lý trường THPT Gang Thép.

Những GV cộng tác TN đều là những người có thâm niên công tác, phương pháp giảng dạy và năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác. Để đảm bảo khách quan GV cộng tác dạy cả lớp TN và ĐC.

3.4.2. Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo Bài 1 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí.

* Ở lớp ĐC:

GV cộng tác TNSP soạn giáo án, tiến hành bài giảng theo trình tự thiết kế như SGK. Mặc dù GV đã cố gắng đưa ra những câu hỏi gợi mở đối với HS, cho HS thảo luận một số vấn đề song phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, diễn giảng. HS không có điều kiện để ôn lại kiến thức cũ, vận dụng những kiến thức đã học để đưa ra khái niệm, giả thuyết mới. Đặc biệt là những hoạt động như: hoạt động 2 ( tìm hiểu về lực tương tác phân tử ); hoạt


động 3 ( tìm hiểu đặc điểm của thể khí,lỏng, rắn) chủ yếu là hoạt động của GV, HS không có điều kiện để thảo luận những nội dung trên. Hoạt động 4

( tìm hiểu về các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí và khí lý tưởng ) GV chỉ dừng ở mức độ thông báo, HS tiếp thu ở mức độ nhớ nội dung, không vận dụng được vào thực tế.

Không khí lớp học tẻ nhạt, đa số HS không có hứng thú học tập, trong giờ học chỉ có lác đác vài em giơ tay phát biểu xây dựng bài, khi vận dụng kiến thức thì các em còn bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên GV cũng hoàn thành mục tiêu của bài học và HS thu nhận được kiến thức chỉ ở mức độ nhận biết, ghi nhớ máy móc, năng lực vận dụng kiến thức còn nhiều hạn chế.

* Ở lớp TN :

Chúng tôi thống nhất và thực hiện theo đúng tiến trình dạy học như đã soạn thảo theo hướng của đề tài nghiên cứu, vận dụng DHTH và các phương pháp DHTC.

- Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất

GV tổ chức cho HS ôn lại những kiến thức đã học, đưa ví dụ thực tế để HS giải thích. Tích hợp kiến thức cũ, phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích các bài toán thực tế. GV nhắc lại khái niệm phân tử từ đó giáo dục cho HS TGQDVBC, củng cố niềm tin vào khoa học.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tương tác phân tử.

GV đưa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết: tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và thể tích của chúng dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động? giữa độ lớn của lực tương tác phân tử và khoảng cách phân tử quan hệ với nhau như thế nào?... Trao nhiệm vụ cho HS tìm câu trả lời, chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận. Tích hợp nhiều kiến thức cho một nội dung, đồng thời tích hợp các ảnh hưởng của biến đổi vật chất góp phần GDTT, GDTGQDVBC. Đưa nội dung thực tế để HS vận dụng giải thích, từ đó phát


triển năng lực vận dụng kiến thức, tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Sử dụng ứng dụng của CNTT nhằm phát triển hứng thú và củng cố kiến thức của HS.

- Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm của các thể khí, lỏng, rắn.

GV đưa ra các câu hỏi cụ thể nhằm tích hợp kiến thức thực tế, GDTGQ, đề xuất vấn đề thực tế để HS có hứng thú, phát triển được yếu tố tích cực xây dựng bài học. Chia nhóm hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Tích hợp các hiện tượng thực tế, sử dụng ứng dụng CNTT để tạo hứng thú và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS.

- Hoạt động 4 : Tìm hiểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí và khí lý tưởng.

GV hướng dẫn HS tự lực tìm hiểu những quan điểm cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí và định nghĩa khí lý tưởng. Tích hợp GDTGQ và GDKTTH góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức ở HS.

Trong hầu hết các hoạt động mà GV đề ra, HS hào hứng tham gia, các nhóm sôi nổi thảo luận, các em rất thích thú khi vận dụng kiến thức bài học vào thực tế, giờ học bớt căng thẳng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. HS hiểu thêm về thế giới vật chất và quy luật vận động của chúng, củng cố niềm tin vào khoa học, biết ứng dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống thực tế tạo ra hứng thú bộ môn.

Bài 2 : Nội năng và sự biến thiên nội năng.

* Ở lớp ĐC :

GV chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, cùng HS nhắc lại những khái niệm và hiện tượng đã học nhằm phát hiện và điều chỉnh những hiểu biết chưa đúng đắn hoặc chưa đầy đủ của HS về những khái niệm và hiện tượng này. Giải mẫu một số bài tập trong các bài tập định lượng ra trong phần “ câu hỏi và bài tập” nhằm giúp HS nhớ lại phương pháp giải các bài tập


về nhiệt lượng. Hoạt động chủ yếu trong giờ là của GV, thỉnh thoảng có một số câu hỏi cho HS, trong khi HS đã biết từ THCS và hoàn toàn có thể vận dụng chính xác.

* Ở lớp TN :

- Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học và đề xuất vấn đề.

GV hướng dẫn HS tích hợp các kiến thức cũ như các khái niệm: năng lương, các dạng năng lượng, định luật bảo toàn năng lượng vào bài học. Thông qua phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tự trả lời: nội năng là gì? Nó phụ thuộc vào những thông số nào? Có thể biến đổi nội năng được không? Phát triển hứng thú, GDTGQDVBC cho HS.

- Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nội năng.

GV đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở, tổ chức chia nhóm HS thảo luận. Tích hợp nhiều kiến thức cho một nội dung động thời tích hợp các ảnh hưởng của biến đổi vật chất, biến đổi năng lượng góp phần giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan. Từ việc tự lực hình thành kiến thức kỹ năng và năng lực vận dụng kiến thức HS sẽ phát triển tư duy một cách độc lập, vận dụng giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan.

- Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nội năng.

GV đề xuất vấn đề nghiên cứu, chia nhóm HS thảo luận để trả lời câu hỏi, tiến hành thí nghiệm minh hoạ. Sử dụng các phương pháp DHTC nhằm phát triển năng lực tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, môi trường, KTTH đặc biệt là phát triển tư duy ở HS. Tích hợp kiến thức cũ, tích hợp những hình thức truyền nhiệt trong thực tế gắn nội dung GDKTTH và GDMT vào bài học từ đó tạo cho HS hứng thú học tập.

- Hoạt động 4: Ôn lại kiến thức nhiệt lượng.

Vận dụng DHTH tiến hành tích hợp kiến thức về nhiệt lượng mà HS đã được học. Cách tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào, số đo phần nội năng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2022