Những Ngôi Vị Của Cái Tôi Trong Giao Tiếp Nhân Sự

Một là giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp là sự tiếp xúc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian và không gian nhất định đảm bảo cho các giác quan phát tín hiệu và nhận tín hiệu kịp thởi thông qua các phương tiện trung gian. Trong giao tiếp trực tiếp, phương tiện giao tiếp chù yếu được sử dụng như: lởi nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi. Để tăng thêm sự hấp dẫn và bầu không khí tâm lý giao tiếp, người ta có thể sử dụng các hoàn cảnh tốt đẹp để thu phục lòng người hay sự chú ý như: ăn mặc, trang điểm, đi đứng, trang trí... Giao tiếp trực tiếp thường diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là đối thoại và độc thoại. Đối thoại là giao tiếp giữa hai người vừa là chủ thể vừa là đối tượng giao tiếp. Ở hình thức này, hai bên dễ dàng hiểu được nhu cầu, nguyện vọng và một số phẩm chất tâm lý đặc trưng của nhau để kịp thởi điều chỉnh hành vi, cử chỉ, cách nói năng... sao cho đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Độc thoại là hình thức giao tiếp chỉ có một người nói và các đối tượng khác ngồi nghe, độc thoại đòi hỏi diễn giảng có trình độ hiểu biết sâu sắc về nội dung diễn giảng, có khả năng truyền cảm khi nói.

Hai là giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp được thực hiện thông qua phương tiện truyền tin trung gian như: văn bản, điện thoại, phim ảnh, tivi, fax, thư tín... giao tiếp gián tiếp đòi hỏi sử dụng thông tin ngắn gọn, chính xác, cụ thể và rõ ràng.

b. Căn cứ vào mục đích và nội dung giao tiếp cũng như những nghi thức phục vụ cho quá trình giao tiếp.

Thứ nhất giao tiếp chỉnh thức: Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện quyền lợi cho tổ, đội xã hội hoặc giữa các tổ, đội chính thức theo mục đích, nội dung định hướng. Giao tiếp chính thức thường thực hiện theo những nghi thức nhất định được quy định bởi các chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật hướng dẫn. Ở loại này, ngôn ngữ nói và viết được sử dụng một cách rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết.

Thứ hai giao tiếp không chính thức: Giao tiếp không chính thức là giao tiếp không có quy định về nghi thức, không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian, thường mang tính thân tình, nội dung được giữ kín, đại điện hoặc không đại diện cho tổ, đội xã hội nào.

c. Căn cứ vào đối tượng và tính chất giao tiếp thường có:

Một là giao tiếp song đôi là giao tiếp giữa hai người có tính chất thân tình hay trao đổi công việc. Hai là giao tiếp tổ, đội là giao tiếp giữa các thành viên trong tổ, đội với nhau hoặc các tổ, đội với nhau. Giao tiếp tổ đội thường có mục đích, nội dung xác định rõ. Ba là giao tiếp nghề nghiệp là giao tiếp giữa các thành viên thực hiện hoạt động nghề nghiệp nào đó. Giao tiếp này mang tính chất kỹ thuật lao động nhiều hơn tính chất tâm lý xã hội.

6.1.6 Các phương tiện giao tiếp nhân sự

Trong giao tiếp, Con người thường dùng tiếng nói, chữ viết, dáng bộ, cử chỉ để

diễn đạt thông tin cần truyền đến người nhận. Thông thường phương tiện giao tiếp có hai loại chính sau đây:

a. Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là những quy ước bằng tín hiệu mà Con người thống nhất với nhau dùng để chuyển đi những điều cần thể hiện trong ý nghĩ của mình. Ngôn ngữ là sản phẩm văn hoá xã hội được Con người phát triển từ các cốt tín hiệu sinh học trải qua hàng vạn năm trong quá trình tiến hoá của loài người. Nó mang tính tổng hợp tượng trưng có thể truyền đi bất kỳ một loại thông tin nào. Ngôn ngữ có ba bộ phận hợp thành là ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm. Cả ba bộ phận này cùng tham gia vào truyền tải các thông tin một cách rõ ràng, rành mạch, chính xác. Do vậy những cá nhân sử dụng một cách thành thạo và chuẩn mực ba bộ phận trên là nhũng người có khả nàng giao tiếp tốt. Ngôn ngữ có ba loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong giao tiếp là: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình ảnh. Ngôn ngữ nói thể hiện ở các tổ hợp âm thanh phát ra theo quy ước của từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp để truyền tải các thông tin nhất định. Ngôn ngữ nói thường được rút gọn rất cụ thể, sinh động và kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ và hoàn cảnh giao tiếp để tăng tính hấp dẫn. Ngôn ngữ viết thể hiện các tổ hợp ký hiệu theo quy ước của từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp để thể hiện thông tin. Sử dụng ngôn ngữ viết phải tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt về ngữ pháp, tu từ và phải viết sao cho mạch lạc rõ ràng dễ hiểu. Ngôn ngữ hình ảnh thể hiện bằng các ký hiệu thể hiện hình tượng của thực tại khách quan vừa có tính chất chân thực vừa có tinh chất ẩn dụ nhằm truyền đi những tín hiệu nhất định đến người tiếp nhận nó.


Hình 6 1 Quá trình giao tiếp b Giao tiếp phi ngôn ngữ Các thông tin truyền qua 1

Hình 6.1: Quá trình giao tiếp

b. Giao tiếp phi ngôn ngữ


Các thông tin truyền qua phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được các nhà khoa học khai thác trên các hướng sau: Một là thông tin về tính cách của cá nhân (tự tin, trung thực, khiêm tốn, nhã nhặn...). Hai là thông tin về trạng thái xúc cảm, tình cảm tức thởi (giận dữ, đau khổ, buồn bực, lo âu...). Ba là thông tin về thái độ liên nhân cách (yêu, ghét, hợp tác, chống đối...). Bốn là thông tin về vị thế xã hội (tuổi, giới tính, vai trò). Sự giao

tiếp phi ngôn ngữ thường thể hiện ở các dạng cơ bản sau:

- Thứ nhất, giao tiếp qua nét mặt: Mỗi cá nhân đều có nét mặt riêng của mình. Nét mặt luôn bộc lộ ra ngoài những trạng thái cảm xúc bên trong như: vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm, quan tâm, buồn chán... Trong quá trình giao tiếp, nét mặt luôn bộc lộ ở những trạng thái nhất định, người giao tiếp cần hiểu được trạng thái xúc cảm đó để có thái độ giao tiếp thích hợp.

- Thứ hai, giao tiếp hằng mắt: Con mắt là cửa sổ tâm hồn, con mắt bộc lộ bản chất tình cảm bên trong của mỗi cá nhân qua ánh mắt, tín hiệu của mắt truyền đi như: nhìn lâu, chớp mắt liên tục, liếc ngang, lưởm... mỗi trạng thái đều chứa đựng những thông tin nhất định. Vì vậy, người giao tiếp phải nắm bắt và hiểu được thông tin đó để có sự đối phó chính xác.

- Thứ ba, giọng nói trong giao tiếp: Trong giao tiếp, sự phát âm của mọi người trên những tần số âm thanh và nhịp điệu nhất định. Tần số âm thanh và nhịp điệu nói lên bản chất tâm lý của mỗi người, đặc biệt sự thay đổi tần số và nhịp điệu âm thanh cho ta thấy thái độ và cảm xúc của người giao tiếp. Vì vậy, người giao tiếp phải để ý sự thay đổi này để điều chỉnh hành vi giao tiếp thích hợp.

- Thứ tư, giao tiếp bằng cử chỉ: cử chỉ thể hiện ở sự di động các bộ phận cơ thể nhằm truyền đi những tín hiệu nhất định, ví dụ như gật đầu, lắc đầu, xua tay, vảy tay... Trong giao tiếp, cử chỉ tỏ rõ thái độ, cảm xúc cụ thể. Vì vậy, người giao tiếp phải hiểu để có ứng xử hợp lý trong các tình huống cụ thể.

NGÔI TRONG GIAO TIẾP NHÂN SỰ.

6.2.1 Những ngôi vị của cái tôi trong giao tiếp nhân sự

Thực chất của giao tiếp là thể hiện cái tôi ra bên ngoài xã hội, là sự song song tồn tại một nhân tố kích thích và một phản ứng đáp lại. Cái tôi chính là nhân cách của mỗi cá nhân đã được hình thành trong lịch sử tồn tại và phát triển. Nhân cách thể hiện sự tổng hoá các mẫu hành vi phát triển qua thời gian mà những người khác bắt đầu thừa nhận là chính người đó. Các mẫu hành vi này biểu hiện ở các mức độ khác nhau do ba trạng thái cái tôi quyết định là: cái tôi cha mẹ, cái tôi người lớn và cái tôi trẻ em.



Hình 6.2: Ba ngôi vị của

Cái tôi cha mẹ là kết quả các hành vi mà mọi người nhận được từ bố mẹ, các anh chị, thầy giáo, ông bà, các nhân vật có quyền thế trong xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển của họ. Những hành vi của cha mẹ nhập vào chúng ta một cách tự nhiên trên cơ sở tiếp xúc xã hội thường ngày. Những điều ghi lại này thể hiện như: “đúng đấy” “sai rồi” “điều đó xấu” “điều đó tốt” “con nên” “con không nên”. Những điều đó có tính chất phán xử và khuyên bảo cho những người khác. Cái tôi cha mẹ thường được biểu hiện ở hai trạng thái là cha mẹ dưỡng dục và cha mẹ phê phán. Cha mẹ dưỡng dục là chính phần Con người luôn hiểu và chăm lo đến người khác. Hành vi từ cái tôi cha mẹ dưỡng dục có thể áp đặt những giới hạn và đưa ra định hướng đổi với hành vi của mọi người, nó cũng hạ thấp những người này và không làm cho họ cám thấy mình bẩt ồn với tư cách những cá nhân. Cái tôi cha mẹ dưỡng dục trong giao tiếp thường thể hiện là sự áp đặt các lởi khuyên, giới hạn và các định hướng với người khác. Cái tôi cha mẹ phê phán (cha mẹ áp đặt) làm cho họ cảm thấy rằng chính họ, chứ không phải hành vi của họ bất ổn. Do đó, hành vi của cha mẹ phê phán tấn công vào nhân cách cũng như hành vi của Con người. Khi Con người đang ở ngôi vị cái tôi cha mẹ phê phán, họ rất xét nét và chỉ trích gay gắt. Họ luôn sẵn sàng đối đáp bằng những lởi “nên” hoặc “phải” với hầu hết bất cứ gì mà mọi người bào họ. Giao tiếp bộc lộ cái tôi cha mẹ phê phán thường biểu hiện kiểu phê phán, chỉ trích, răn đe, định đoạt, khống chế.

Cái tôi người lớn gợi lên hành vi có thể được mô tả đơn giản là những hành vi lôgíc, hợp lý, duy lý trí và vô cảm. Hành vi cái tôi người lớn được đặc trưng bởi cách phân tích, giải quyết vấn đề và quyết định duy lý trí. Những người đang thực hiện cái tôi người lớn ấy thường lấy nội dung của trạng thái cái tôi trẻ em và nội dung chứa đựng giá trị xã hội của cái tôi cha mẹ của mình và đối chiếu những nội dung thực tại đó với thế giới thực tại để phát ra các hành vi. Những người này luôn kiểm tra những tình thế cần lựa chọn những khả năng và giá trị trước khi bộc lộ hành vi. Giao tiếp trên cơ sở cái tôi người lớn thể hiện sự ngang bằng, hợp lý, lò gíc và có suy nghĩ một cách đầy đủ trong điều kiện cụ thể.


Cái tôi trẻ em gắn với nhùng hành vi tự nhiên của Con người (hành vi vô thức) do sự nhận thức còn quá đơn giản. Cái tôi trẻ em thường bộc lộ các hành vi chấp nhận, nghe theo, nổi loạn và phản bác, bướng bỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện được dưỡng dục. Trong thực tế, cái tôi trẻ em ngoan ngoãn thường bộc lộ ở hai trạng thái chấp nhận, ngoan ngoãn nghe theo những gì người khác áp đặt, tự do hành động nhưng không phá phách và quấy nhiều người khác. Cái tôi trẻ em phá hoại (bướng bỉnh) thường bộc lộ hành vi không chấp nhận khi không thích, chống lại những gì áp đặt không đúng với nó và thường có hành vi quấy phá, nghịch ngợm, ham thích cái mới, lạ trong cuộc sống.

Trong giao tiếp, mỗi cá nhân luôn xác định cái tôi của mình và của đối tượng giao tiếp ở trạng thái của cái tôi nào để có thể chủ động phát ra hành vi phù hợp trong bối cảnh giao tiếp nhằm đạt được mục đích đã định.

6.2.2 Nhận thức trong giao tiếp nhân sự

Harris gọi tổ hợp các nhận định về chính mình và người khác là quan điểm sống. Quan điểm sống (trình độ nhận thức về mình, người khác và hoàn cảnh) có xu hướng vĩnh cửu hơn so với ngôi vị cái tôi. Chúng được lĩnh hội qua cuộc sống hàng ngày và được tăng cưởng củng cố và phát triển để đáp lại những nhu cầu cấp thiết hàng ngày. Những biểu hiện của quan điểm sống trong giao tiếp được mô tả dưới dạng ok (được, ổn cà) và không ok (không được, không ổn). Có bốn mối quan hệ bắt nguồn từ quan điểm sống là: cả hai không có giá trị tức là không hiểu gì cà (tôi không ok, anh không ok), anh có giá trị - hiểu biết, tôi không có giá trị - không hiểu biết (tôi không ok, anh ok), tôi có giá trị - hiểu biết, anh không có giá trị - không hiểu biết (tôi ok, anh không ok), cả hai đều có giá trị - hiểu biêt (tôi ok, anh ok).

“Tôi không ok, anh không ok” thể hiện những người có xu hướng tự cảm thấy mình kém cỏi và nhìn cả thế giới như một bể khổ. Những người này không hiểu bản thân, đối phương và hoàn cảnh, do vậy họ luôn cảm thấy mơ hồ, vì vậy họ sợ bị hớ hoặc bị người khác coi thường. Những người có quan điểm sống này luôn có xu hướng chối bỏ. Họ không tin tưởng vào người khác và không tin vào cà chính mình.

“Tôi không ok, anh ok “thường xuất phát từ ngôi vị cái tôi trẻ em phục tùng của mình. Họ cảm thấy những người khác có khả năng hơn và nói chung gặp ít vấn đề phức tạp hơn so với thực tế. Họ luôn có xu hướng nghĩ rằng mình luôn bị hớ hênh, ngở nghệch. Họ luôn cảm thấy mình không có được bất kỳ quyền gì và sức mạnh nào, trong khi đó người kia dưởng như có mọi sức mạnh kể cả sự ban thưởng và trừng phạt. Do vậy, trong giao tiếp họ luôn có xu hướng chối bỏ.

“Tôi ok, anh không ok” thường xuất phát từ ngôi vị cái tôi cha mẹ phê phán. Họ luôn có xu hướng coi thường người khác ít nhất vì hai lý do là: họ cảm thấy người khác làm những việc cần phê phán còn họ luôn hoàn thiện, hoàn mỹ, họ muốn phá bỏ hoặc chống lại một kẻ quyền uy nào đó và trở nên độc lập, tự chủ hơn. Họ luôn càm thấy tự tin, tự chủ và luôn chân thành cởi mở với những người khác. Với quan điểm sống này, sự lắng nghe của họ thường có xu hướng dừng lại. Trong cái ok họ dưởng như vẫn còn có cảm giác che giấu cái không ok.

“Tôi ok, anh ok” được xem là quan điểm sống lành mạnh trong giao tiếp. Những người này luôn tự tin vào họ, tin tưởng vào người khác và đạt được sự đồng cảm trong cuộc sống của mọi người. Hành vi của họ thường xuất phát từ cải tôi cha mẹ dưỡng dục, người lớn và trẻ em hạnh phúc, và rất hiếm khi xuất phát từ các ngôi vị trẻ em phá hoại hoặc cha mẹ phê phán.

6.2.3 Giao diện trong giao tiếp nhân sự

Giao diện trong giao tiếp là vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp, được thể hiện là các ngôi mà họ chiếm giữ trong quá trình giao tiếp. Trong mỗi cuộc giao tiếp, giao diện giao tiếp sẽ mô phỏng ngôi giao tiếp của mỗi cá nhân và phân tích ngôi đó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Hiện nay giao tiếp có hai dạng mà các nhà quản trị nhân sự cần phải hiểu được là giao tiếp mở và giao tiếp đóng. Trong mỗi dạng giao tiếp, giao diện giao tiếp được thể hiện và các ngôi mà cá nhân ở đó cần có những hành vi hợp lô gíc hướng vào mục đích giao tiếp. Giao tiếp mở là giao tiếp xác định được phản ứng của các thành viên trong giao tiếp và có xu hướng đi đến mục đích của giao tiếp. Tuy nhiên, cũng có thể giao tiếp không đi đến mục đích, song sự phản ứng của các thành viên đang có xu hướng hội tụ lại mục đích đã định. Các kiểu giao tiếp mở thường là cha mẹ với cha mẹ, người lớn với người lớn, trẻ em với trẻ em, cha mẹ với con cái. Giao tiếp mở đi đến mục đích thường có các kiểu như: trẻ em hạnh phúc với trẻ em hạnh phúc, cha mẹ dưỡng dục với trẻ em hạnh phúc, người lớn với người lớn, cha mẹ dưỡng dục với cha mẹ dưỡng dục. Kiểu giao tiếp mở không đi đến mục đích thường ở cái tôi ít lành mạnh như: trẻ em nổi loạn với trẻ em phục tùng, cha mẹ phê phán với trẻ em nổi loạn...


Hình 6 3 Hai kiểu giao tiếp mở Hình 6 4 Giao tiếp đóng Giao tiếp đóng là giao 3


Hình 6.3: Hai kiểu giao tiếp mở



Hình 6 4 Giao tiếp đóng Giao tiếp đóng là giao tiếp dẫn đến kết thúc mà 4

Hình 6.4: Giao tiếp đóng

Giao tiếp đóng là giao tiếp dẫn đến kết thúc mà thường không đạt được mục đích. Không giống như giao tiếp mở, sự đáp lại ở đây hoặc không thích hợp hoặc ngoài mong đợi hoặc khung cảnh mà người ta đưa ra kích thích đã có chủ định lúc đầu, điều này xảy ra

khi một người đáp lại kích thích với ngôi vị cái tôi khác với ngôi vị mà người kia chủ động nghĩ đến. Nói cách khác, nó diễn ra khi sự kích thích từ ngôi vị cái tôi này với ngôi vị cái tôi khác nào đó khiến người phát ra cảm thấy bị hiểu lầm, bối rối hoặc thậm chí bị đe doạ. Khi điều này xảy ra cả người nói lẫn người nghe đều ngừng trao đổi, ít nhất là tạm thởi. Giao tiếp đóng có thể có ích hoặc phá hoại đối với sự phát triển của Con người. Các kiểu giao tiếp đóng có tính chất phá hoại thường xảy ra giữa mọi người khi những phản ứng đáp lại người kia xuất phát hoặc từ ngôi vị cha mẹ phê phán hoặc từ ngôi vị trẻ em phá hoại. Khi người ta tranh luận hoặc đấu tranh, giao tiếp đóng phá hoại thường xảy ra. Do vậy, nhà lãnh đạo, quản lý trong giao tiếp phải luôn đề phòng các giao tiếp đóng xảy ra và nêu xảy ra nên có giải pháp điều chỉnh ngôi vị để hướng giao tiếp đến mục đích đạt được.


Giao tiếp đóng và mở là hai dạng cơ bản thể hiện trong giao tiếp thực tế. Ngoài ra còn có giao tiếp bí mật (Giao tiếp kín, ngầm). Giao tiếp bí mật thể hiện dưới dạng ngoài giao tiếp đóng hoặc mở, đối tượng giao tiếp còn được thông bảo thêm tin tức bí mật để có thể ra các quyết định hoặc có giải pháp ứng phó trong tình huống đó. Đôi khi trong thực tế có các thông tin vì bí mật hoặc tế nhị mà người giao tiếp không trực tiếp trao đổi cho đối tượng giao tiếp mà phải sử dụng phương tiện truyền tin kín.


Hình 6 5 Giao dịch kín CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾ GIAO TIẾP NHÂN SỰ 6 3 1 Tri giác 5

Hình 6.5: Giao dịch kín

CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾ GIAO TIẾP NHÂN SỰ.

6.3.1 Tri giác xã hội

a. Khái niệm tri giác xã hội

Tri giác xã hội là sự cảm nhận, hiểu biết và đánh giá của chủ tri giác về các đối tượng xã hội. Tri giác xã hội thể hiện sự hiểu biết xã hội của mỗi cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Sụ hiêu biết này phụ thuộc vào đối tượng tri giác, kinh nghiệm, mục đích. nguyện vọng của chủ thể tri giác và phụ thuộc vào giá trị xã hội được coi là người khác, tổ đội xã hội, cộng đồng mang màu sắc cảm xúc và hành vi riêng của họ. Trong xã hội, chủ thể tri giác và đối tượng tri giác đều có cái bản sắc riêng của nó. Do vậy, việc nhận thức tri giác xã hội là cơ sở cho mỗi cá nhân hiểu được cái bàn sắc riêng đó.

b. Các cơ chế của tri giác xã hội

Qua các công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra một số cơ chế tri giác xã hội như: ấn tượng ban đầu, quy luật quy gán xã hội, các định kiến xã hội.

Thứ nhất, ấn tượng ban đầu: Đó là hình ảnh tâm lý về tổng thể các đặc điểm diện mạo, lởi nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cưởi, thái độ, y phục... sau lần tiếp xúc đầu tiên. Ấn tượng ban đầu hình thành trên cơ sở sau đây:

Ẩn tượng ban đầu hình thành trên cơ sở những đặc điểm trung tâm. Đặc điểm trung tâm là đặc điểm tâm Lý cá nhân đặc trưng cho nhân cách riêng biệt của cá nhân. Nhà Tâm lý học Mỹ Asch Solomon (1946) nghiên cứu hai người có các đặc tính sau:


Người A

Người B

Thông minh

Thông minh

Khéo léo

Khéo lẻo

Cần cù

Cần cù

Nồng nhiệt

Lạnh lùng

Kiên quyết

Kiên quyết

Thực tế

Thực tế

Thận trọng

Thận trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Ông cho các sinh viên nhận xét về hai người và kết quả thu được là: Người A là người tin vào điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu mình, chân thành khi tranh luận, mong ý kiến quan điểm mình được thừa nhận. Người B là kẻ đua đòi, thấy mình thành công, thông minh đã tưởng là khác người, một kẻ tính toán và lãnh cảm. Từ đỏ ông coi đặc điềm “nồng nhiệt - lạnh lùng” là đặc điểm trung tâm, là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng. Nếu thấy cặp đặc điểm này thì đem lại ấn tượng khác nhau. Tóm lại theo cách, mỗi cá nhân có những đặc điểm có ý nghĩa quyết định gây ấn tượng của ta về người khác.

Ấn tượng ban đầu hình thành từ nhân cách ẩn ngầm: theo Tagiuri và B.Bruner, mỗi người mang sẵn trong mình một sơ đồ liên hệ giữa các tính cách của người đó. Hai ông đã sử dụng phương pháp: đánh giá khả năng cùng xuất hiện của một cặp tính cách; sắp xếp tổ đội xã hội với tính cách sao cho các tổ đội đó đủ tạo nên một nhân cách hoàn chỉnh. Khi đã có kết quả đánh giá mức độ giống nhau, khác nhau, khả năng xuất hiện cùng nhau của từng cặp tính cách, người ta dùng thang đa chiều để phân bố chúng. Hiện nay các nhà nghiên cứu tâm lý thống nhất hai hiệu ứng cơ bản sau đây: Một là hiệu ứng đầu tiên là thiện cảm hay không thiện cảm đối với người khác do sự giới thiệu ban đầu. Hiệu ứng này chi phối ngay tri giác của người giao tiếp trước khi tạo ra ấn tượng ban đầu. Hai là hiệu ứng bối cảnh là thiện cảm hay không thiện cảm của người khác do sự giới thiệu ban đầu về bối cảnh của nơi tiếp xúc. Có thể nói ấn tượng này chi phối ngay đến tri giác của người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024