Do vậy đặc điểm chung là các công ty thành viên cấp 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là các doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu khá lớn. Mặt khác quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là rất lớn nên đòi hỏi quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cấp 1 hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính cũng rất lớn.
Trong khi các doanh nghiệp cấp 1 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính được tập trung vốn, có quy mô vốn nói chung và quy mô vốn chủ sở hữu nói riêng ở mức độ cao thì các doanh nghiệp cấp 1 khác nằm ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn thì có quy mô vốn chủ sở hữu ở mức thấp hơn.
Bảng 3.7. Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động ngoài 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn
Đơn vị Tỷ đồng
Đơn vị | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | TCT Dịch vụ Tổng hợp DK | 332 | 200 | 751 | 1.085 | 1.170 | 1.241 |
2 | TCT Vận tải Dầu khí | 760 | 752 | 1.523 | 2.398 | 2.438 | 2.523 |
3 | TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí | 45 | 47 | 100 | 102 | 215 | 296 |
4 | TCT Công nghệ năng lượng DK VN | - | - | 51 | 328 | 474 | 451 |
5 | TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec) | 403 | 569 | 568 | 2.570 | 2.381 | 1.535 |
6 | TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí | 131 | 157 | 173 | 438 | 502 | 661 |
7 | TCT Xây lắp Dầu khí | 180 | 1.569 | 1.697 | 2.721 | 2.890 | 2.848 |
8 | TCT Bảo hiểm Dầu khí | 1.754 | 2.288 | 2.416 | 3.607 | 5.397 | 5.999 |
9 | TCT Tài chính CP Dầu khí (**) | 4.655 | 6.106 | 6.610 | 6.852 | 6.943 | |
10 | Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (***) | 44 | 22 | (181) | (23) | (231) | (889) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tái Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Trong Tập Đoàn Kinh Tế
- Khái Niệm Tái Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Trong Tập Đoàn Kinh Tế
- Đặc Điểm Kinh Tế - Kỹ Thuật Của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Tập Đoàn
- Quy Mô Nợ Dài Hạn Của Công Ty Mẹ Và Các Doanh Nghiệp Thành Viên Cấp 1 Hoạt Động Trong 5 Lĩnh Vực Sản Xuất Kinh Doanh Chính
- Chi Phí Vốn Bình Quân Của Các Doanh Nghiệp Dầu Khí Theo Lĩnh Vực
- So Sánh Giữa Cấu Trúc Vốn Chủ Sở Hữu Và Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam Tại Thời Điểm 31/12/2012
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
(**) Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí là Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng
(***) Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất mới được Tập đoàn Dầu khí nhận bàn giao từ Tập đoàn Vinashin từ 8/2010.
Các doanh nghiệp thành viên cấp 2 ngoài 4 doanh nghiệp, bao gồm 2 doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động là đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện và thủy điện là Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Nhơn trạch 2, Công ty cổ phần Thủy điện Hủa na và 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Bảo hiểm và Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí có quy mô vốn chủ sở hữu năm 2011 trên 1.000 tỷ đồng (lần lượt là 2.777 tỷ đồng; 1.139 tỷ đồng; 1.547 tỷ đồng; và 1.025 tỷ đồng) còn các doanh nghiệp thành viên cấp 2 khác đều có quy mô vốn chủ sở hữu dưới 1.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu trên 500 tỷ đồng chỉ có 10 doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp tập trung trong các lĩnh vực thuộc 5 lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của Tập đoàn (8/10 doanh nghiệp); còn lại phổ biến ở mức từ 10 tỷ đến 500 tỷ đồng (112 doanh nghiệp), cá biệt có một số doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu dưới 10 tỷ đồng (10 doanh nghiệp).
Cùng với sự phát triển rất nhanh của các doanh nghiệp, quy mô vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2007 – 2011 cũng tăng rất nhanh. Tốc độ tăng 5 năm hầu hết trên 300%, có những doanh nghiệp tăng trên 500%. Riêng năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều yếu tố bật lợi cho doanh nghiệp và chủ trương tái cấu trúc Tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, trừ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn còn hầu hết quy mô vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn không có sự tăng trưởng.
3.2.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của mỗi doanh nghiệp, hay nói cách khác nó thể hiện tỷ trọng vốn
của chủ sở hữu trong tổng số vốn của doanh nghiệp - Tỷ lệ này càng lớn độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng lớn.
Đối với các doanh nghiệp thành viên cấp 1, nhìn chung tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ở cả 2 nhóm là các doanh nghiệp hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn và nhóm các doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn đều ở mức tương đối cao so với các doanh nghiệp nói chung.
Bảng 3.8. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn của Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
của Tập đoàn giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị %
Đơn vị | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Công ty mẹ - PVN | 80 | 63 | 53 | 91 | 85 | 85 |
2 | TCT Thăm dò khai thác DK | 68 | 56 | 61 | 53 | 54 | 55 |
3 | CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn | 100 | 96 | 27 | 19 | 28 | |
4 | TCT Hóa chất và phân bón Phú Mỹ | 76 | 90 | 86 | 83 | 89 | 88 |
5 | TCT Khí Việt Nam | 44 | 34 | 36 | 61 | 60 | 68 |
6 | TCT Dầu Việt Nam | 23 | 15 | 17 | 27 | 30 | |
7 | TCT Điện lực Việt Nam | 64 | 20 | 37 | 41 | 31 | 39 |
8 | TCT Dịch vụ kỹ thuật DK | 35 | 40 | 36 | 24 | 31 | 38 |
9 | TCT Khoan và Dịch vụ khoan DK | 54 | 50 | 37 | 38 | 40 | 46 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Bảng 3.9. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn của các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động ngoài 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị %
Đơn vị | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | TCT Dịch vụ Tổng hợp DK | 38 | 21 | 50 | 54 | 75 | 29 |
2 | TCT Vận tải Dầu khí | 43 | 19 | 32 | 41 | 41 | 44 |
3 | TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí | 28 | 26 | 42 | 28 | 34 | 43 |
4 | TCT Công nghệ năng lượng DK VN | 93 | 58 | 60 | 25 | ||
5 | TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec) | 15 | 19 | 21 | 55 | 33 | 27 |
6 | TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí | 54 | 50 | 48 | 45 | 46 | 55 |
7 | TCT Xây lắp Dầu khí | 21 | 60 | 45 | 46 | 39 | |
8 | TCT Bảo hiểm Dầu khí | 50 | 47 | 41 | 56 | 94 | 78 |
9 | TCT Tài chính CP Dầu khí | 10 | 14 | 10 | 10 | 8 | 9 |
10 | Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất | 1 | 0 | -3 | 0 | -3 | -14 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Trừ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam do đặc thù là loại hình doanh nghiệp đặc biệt – tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất mới được nhận bàn giao từ Tập đoàn Vinashin từ 8/2010 có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn thấp và thậm trí còn âm do Công ty hoạt động thua lỗ kéo dài, còn lại hầu hết các doanh nghiệp của Tập đoàn đếu có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn trên 30%, thậm trí có một số doanh nghiệp tỷ lệ này lên tới gần 90% như Tổng công ty Hóa chất và phân bón Dầu khí, hoặc trên 50% như Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí, Tổng công ty Khí Việt Nam, Tổng công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí, Tổng công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí Việt Nam.
Nếu tính chung cả các doanh nghiệp thành viên cấp 1 và cấp 2, hệ số tự chủ về tài chính cũng rất khác biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn trung bình vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp nói chung.
Bảng 3.10. Tổng hợp tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012
Dưới 10 | Từ 10 - 30 | Từ 30 - 50 | Từ 50 - 70 | Từ 70 - 90 | Trên 90 | |
Số lượng DN | 8 | 42 | 43 | 26 | 22 | 9 |
Tỷ lệ/ Tổng DN (%) | 5,3 | 27,8 | 28,48 | 17,22 | 14,57 | 5,96 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
3.2.2.3. Huy động vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được cấu thành từ 2 bộ phận chính đó là Vốn Nhà nước và vốn của các cổ đông khác.
-Vốn Nhà nước
Vốn chủ sở hữu từ vốn nhà nước được thực hiện thông qua cơ chế góp vốn của công ty mẹ vào các công ty con. Nếu như trước đây hầu hết Nhà nước sở hữu 100% vốn tại các đơn vị thành viên của PVN thì cùng với quá trình cổ phần hóa tỷ lệ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp ngày càng giảm dần và hiện nay Nhà nước chỉ nắm 100% vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – Công ty mẹ, và 5 Tổng công ty/Công ty thành viên cấp 1 là Tổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí, Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH 1 thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất), Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung quất. Việc xác định tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn mà bản chất là tỷ lệ vốn Nhà nước tại các đơn vị thành viên được xác định trên cơ sở căn cứ vào vị trí và tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng sẽ không có sự tham gia của các cổ đông khác, tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 100% vốn chủ sở hữu. Nhóm 2 là các doanh nghiệp chủ chốt tỷ lệ vốn Nhà nước sẽ trên 51% (Nhà nước chi phối về vốn). Nhóm 3 là các doanh nghiệp không thuộc các nhóm trên thì tỷ lệ vốn Nhà nước dưới 51% (thông thường là trên 36%) nhưng PVN nắm quyền chi phối khác ngoài vốn. Mục
đích của việc phân loại thành các nhóm có cơ cấu vốn chủ sở hữu khác nhau sẽ (i) nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tổng công ty/Công ty chuyên ngành Dầu khí, tránh cạnh tranh nội bộ, chồng chéo và tăng hiệu quả kinh doanh; (ii) Hợp lý hóa nguồn lực như cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự và tiền vốn, đặc biệt giảm việc đầu tư dàn trải vốn Nhà nước vào các lĩnh vực, các doanh nghiệp Nhà nước không thực sự cần nắm quyền chi phối về vốn, (iii) thông qua nhóm các doanh nghiệp chủ chốt để đảm bảo các định hướng, phối hợp, quản lý, điều hành trong toàn Tập đoàn, (iv) thực hiện các giải pháp, biện pháp quản lý tài chính, ngân sách … phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Bảng 3.11. Tỷ lệ vốn Nhà nước trên vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012
Dưới 51% | Trên 51% đến dưới 100% | 100% | Tổng | ||
Trên 51% đến 70% | Từ 70% - dưới 100% | ||||
Số lượng DN | 86 | 29 | 25 | 11 | 151 |
Tỷ lệ/Tổng DN (%) | 56,95 | 19,21 | 16,56 | 7,28 | 100 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Như vậy có thể thấy mức độ nắm giữ vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần, Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn tại Công ty mẹ - PVN và 10 doanh nghiệp chiếm 7,28% trong tổng số 151 doanh nghiệp (bao gồm Công ty mẹ và các doanh nghiệp cấp 1 và cấp 2 của Tập đoàn); việc nắm giữ vốn chi phối cũng chỉ được thực hiện tại các doanh nghiệp quan trọng mang tính chiến lược và thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn, khoảng 36% (54 doanh nghiệp). Còn lại gần 57% các doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ quyền chi phối về vốn (tỷ lệ vốn Nhà nước dưới 51%) mà thực hiện các quyền chi phối khác ngoài vốn.
-Vốn cổ phần khác và quá trình cổ phần hóa tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Từ năm 2001, với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại các các doanh nghiệp, cơ cấu vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tại thời điểm năm 2001 là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) đã có những thay đổi đáng kể. Từ 12 doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty với vốn Nhà nước chiếm 100% vốn chủ sở hữu năm 2001, cho đến nay quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên đã diễn ra mạnh mẽ với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và thành lập các công ty cổ phần đa sở hữu về vốn. Quá trình thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thực hiện trên cơ sở là các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác sắp xếp đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước.
Với quan điểm và chủ trương cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại các doanh nghiệp, trong giai đoạn 10 năm 2001 – 2010 đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010 quá trình cổ phần hóa, đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp đã diễn ra hết sức tích cực và thu được những kết quả rất tốt. Quá trình này đã làm thay đổi về căn bản cơ cấu vốn chủ sở hữu tại hầu hết các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ 12 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 1/1/2001 sau tiến trình cổ phần hóa đến 31/12/2011, đã tiến hành cổ phần hóa 18 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và thành lập nhiều công ty cổ phần. Trong tổng số 424.577 tỷ đồng vốn chủ sở hữu của 151 doanh nghiệp gồm công ty mẹ Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 và 2, tại thời điểm 31/12/2011 vốn Nhà nước tại 151 doanh nghiệp này còn là 391.701 tỷ đồng (chiếm 92,25%), số vốn còn lại khoảng 33 nghìn tỷ đồng là vốn cổ phần khác. Tuy cổ phần khác còn chiếm 1 tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của cả Tập đoàn do hầu hết các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất lớn lại là các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối (điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc Nhà nước nắm giữ vốn tại các doanh nghiệp nòng cốt, có vai trò lớn đối với nền kinh tế quốc dân), song với việc huy động trên 33 nghìn tỷ đồng vốn cổ phần của các cổ đông khác ngoài cổ đông
Nhà nước đã khẳng định thành công của tiến trình cổ phần hóa cũng như vai trò của việc đa dạng hóa nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
3.2.3. Nợ tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có quy mô và tốc độ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư, trung bình mỗi năm toàn Tập đoàn (bao gồm đầu tư của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên) thực hiện giá trị đầu tư khoảng 53.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2010, riêng năm 2011 giá trị thực hiện đầu tư đạt gần 90.000 tỷ đồng và theo kế hoạch giai đoạn từ nay đến 2015 mỗi năm giá trị đầu tư sẽ thực hiện hơn 210.000 tỷ đồng. Với quy mô và tốc độ đầu tư như vậy vốn chủ sở hữu chi đáp ứng một phần nhu cầu vốn, Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đã phải thực hiện việc vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho chiến lược đầu tư của mình.
Bảng 3.12. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng giá trị thực hiện Đầu tư | Vốn CSH | Vốn vay | |||
Giá trị | Tỷ lệ % | Giá trị | Tỷ lệ % | ||
Thăm dò khai thác DK | 103.905 | 93.610 | 90,09 | 10.294 | 9,91 |
Công nghiệp Khí | 13.062 | 8.286 | 63,44 | 4.775 | 36,56 |
Công nghiệp Điện | 37.669 | 17.342 | 46,04 | 20.327 | 53,96 |
Chế biến dầu khí | 62.525 | 22.563 | 36,09 | 39.961 | 63,91 |
Dịch vụ dầu khí và dịch vụ khác | 45.350 | 20.203 | 44,55 | 25.147 | 55,45 |
Tổng số | 262.510 | 162.005 | 61,71 | 100.506 | 38,29 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư 5 năm 2007 – 2011 của TĐDKQGVN)
Tổng nợ vay toàn Tập đoàn qua các năm đã có tốc độ tăng rất nhanh theo tốc độ tăng trưởng và phát triển về quy mô và hoạt động của Tập đoàn. Tuy nhiên tỷ trọng nợ vay trên tổng nguồn vốn vẫn duy trì ở mức ổn định thấp khoảng từ 20% - 30%/ tổng nguồn vốn, đây là tỷ trọng an toàn cho hoạt động của toàn Tập đoàn. Về
cơ cấu, tốc độ tăng của nợ dài hạn nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Do vậy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ vay trong các năm sau (2008 – 2011) luôn duy trì ở mức cao hơn tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ vay.
Bảng 3.13. Tổng hợp nợ vay của toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị Tỷ đồng
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | Tổng | |
Tổng nợ vay | 44.472 | 58.387 | 92.949 | 126.440 | 170.238 | 492.486 |
Tốc độ tăng so với năm trước (%) | 131,29 | 159,19 | 136,03 | 134,64 | ||
Tỷ lệ Nợ vay/ Tổng nguồn vốn (%) | 20,57 | 21,61 | 26,30 | 27,13 | 29,47 | |
Nợ dài hạn | 19.267 | 46.594 | 60.225 | 75.932 | 90.728 | 292.746 |
Tỷ lệ Nợ dài hạn/ tổng nợ (%) | 43,32 | 79,80 | 64,79 | 60,05 | 53,29 | 59,44 |
Nợ ngắn hạn | 25.205 | 11.793 | 32.724 | 50.508 | 79.510 | 199.740 |
Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/tổng nợ (%) | 56,68 | 20,20 | 35,21 | 39,95 | 46,71 | 40,56 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình nợ vay của TĐDKQGVN)
3.2.3.1. Quy mô nợ tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Quy mô nợ vay nói chung (bao gồm cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn) tại các doanh nghiệp
Đối với bản thân Công ty mẹ - PVN và các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn, vốn vay là một nguồn vốn quan trọng để thực hiện hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Trong tổng số 151 doanh nghiệp (bao gồm Công ty mẹ - PVN và các công ty thành viên cấp 1 và cấp 2 thuộc Tập đoàn), do các doanh nghiệp có quy mô rất khác nhau, lĩnh vực ngành nghề hoạt động cũng rất khác nhau và đặc biệt là tình trạng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau nên quy mô và cơ cấu nợ vay tại các doanh nghiệp của Tập đoàn cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong khi có tới
33% (50 doanh nghiệp) số doanh nghiệp không hề sử dụng vốn vay, số doanh nghiệp có quy mô vốn vay trên 5.000 tỷ đồng chỉ chiếm gần 7% (10 doanh nghiệp). So với quy mô vốn chủ sở hữu tại Bảng 3.5 ta thấy nhìn chung các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có xu hướng không sử dụng hoặc sử dụng rất ít vốn vay.
Bảng 3.14. Tổng hợp quy mô vốn vay các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012
Đơn vị Tỷ đồng
Trên 40.000 | 10.000 - 40.000 | 5.000 - 10.000 | 1.000 - 5.000 | 500 - 1.000 | 100 - 500 | 50 - 100 | 10 - 50 | Dưới 10 | 0 | |
Số DN | 2 | 5 | 3 | 15 | 9 | 29 | 13 | 15 | 10 | 50 |
Tỷ lệ | 1,3% | 3,3% | 2,0% | 9,9% | 6,0% | 19,2% | 8,6% | 9,9% | 6,6% | 33,1% |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Bảng 3.15. Quy mô nợ vay của Công ty mẹ Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn giai đoạn 2007-2012
Đơn vị Tỷ đồng
Đơn vị | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Công ty mẹ - PVN | 28.431 | 39.885 | 44.573 | 21.943 | 44.893 | 21.847 |
2 | TCT Thăm dò khai thác Dầu khí | 412 | 202 | 1.177 | 10.562 | 15.720 | 24.113 |
3 | CTy Lọc hóa dầu Bình Sơn | - | 41.387 | 46.072 | 41.662 | ||
4 | TCT Hóa chất và phân bón Phú Mỹ | 580 | 7 | 245 | 332 | 9 | 0 |
5 | TCT Khí Việt Nam | 8.039 | 10.921 | 12.314 | 13.998 | 15.342 | 6.519 |
6 | TCT Dầu Việt Nam | 9 | 9.390 | 18.022 | 25.064 | 19.175 | 3.170 |
7 | TCT Điện lực Việt Nam | 4.584 | 11.541 | 12.075 | 21.407 | 17.626 | |
8 | TCT Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí | 987 | 2.220 | 4.426 | 5.379 | 5.600 | 3.486 |
9 | TCT Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí | 1.403 | 1.571 | 6.339 | 6.703 | 7.895 | 5.722 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Xét về quy mô tổng nợ vay, chỉ có một vài doanh nghiệp có tổng nợ vay lớn và đây cũng chính là nhưng doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu cũng rất lớn ví dụ Công ty mẹ - PVN có tổng vốn vay gần 45.000 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu năm 2011 là 250.284 tỷ đồng); Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn có tổng vốn vay gần
46.000 tỷ đồng do vay vốn để đầu tư Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, còn lại các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động trong 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn có hoạt động đầu tư lớn cũng hầu hết có mức vốn vay trung bình 15.000 –
20.000 tỷ đồng, 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao (Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí – PTSC và Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí – PVD) có tổng nợ vay chỉ khoảng 6.000 – 8.000 tỷ đồng, cá biệt có doanh nghiệp hầu như không sử dụng vốn vay như Tổng công ty Hóa chất và phân bón Phú Mỹ năm 2011 chỉ có tổng vốn vay 9 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu trên 8.000 tỷ đồng.
Bảng 3.16. Quy mô nợ vay của các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động ngoài 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn giai đoạn 2007-2012
Đơn vị Tỷ đồng
Đơn vị | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | TCT Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí | 391 | 668 | 656 | 521 | 67 | 1.418 |
2 | TCT Vận tải Dầu khí | 617 | 2.285 | 3.260 | 2.655 | 2.898 | 2.629 |
3 | TCT Tư vấn thiết kế Dầu khí | - | 0 | 0 | 0 | 33 | 61 |
4 | TCT Công nghệ năng lượng DK VN | 0 | 0 | 0 | 140 | 448 | |
5 | TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec) | 513 | 754 | 582 | 1.782 | 3.080 | |
6 | TCT Dung dịch Khoan và hóa phẩm Dầu khí | 112 | 157 | 186 | 535 | 591 | 290 |
7 | TCT Xây lắp Dầu khí | 323 | 413 | 484 | 1.437 | 1.636 | 4.157 |
8 | TCT Bảo hiểm Dầu khí | - | - | - | - | - | - |
9 | TCT Tài chính CP Dầu khí | 2.371 | 3.241 | 14.871 | 7.643 | 4.285 | |
10 | Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất | 2.893 | 4.056 | 4.878 | 3.908 | 2.318 | 1.871 |
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
Ở các doanh nghiệp thành viên cấp 1 hoạt động ngoài 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn trừ Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp còn lại chia làm 2 nhóm rõ rệt đó là các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư lớn vào tài sản cố định như Tổng công ty Vận tải Dầu khí, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec), Tổng công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất có quy mô nợ tương đối cao từ khoảng 1.600 tỷ - 2.900 tỷ đồng; nhóm 2 là các doanh nghiệp khác hoạt động trong các ngành dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dầu khí, các đơn vị sản xuất các chế phẩm phục vụ hoạt động dầu khí… có quy mô nợ vay rất thấp từ vài chục tỷ tới tối đa gần 600 tỷ đồng. Đặc biệt, như Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí không hề vay vốn.
-Quy mô nợ dài hạn tại các doanh nghiệp
Về nguyên tắc nợ dài hạn là bộ phận vốn hết sức quan trọng đối với các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí chắc chắn không phải là ngoại lệ, tuy nhiên nếu như hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn – hệ số tự chủ về tài chính cho thấy sự tự chủ trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thì ngược lại hệ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp. Do vậy với khả năng tài chính dồi dào của mình và sự tập trung đầu tư của Nhà nước trong đó có đầu tư vốn cho ngành Dầu khí làm cho dường như sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí cho đến nay không phải là vấn đề cấp bách. Thật vậy, xét về quy mô nợ vay dài hạn của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có thể thấy quy mô nợ vay dài hạn không tương xứng với quy mô và tốc độ đầu tư, cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.