Biểu Đồ Khách Du Lịch Đến Nghệ An Giai Đoạn 2002-2013 Nguồn: Sở Vhtt&dl Nghệ An Báo Cáo Năm 2012, 2013

lịch được đầu tư phát triển ở các điểm du lịch ở Nghệ An, cụ thể được luận án trình bày tại mục 1.3.2.2.

Mặt khác theo số liệu báo cáo của Sở VHTT&DL Nghệ An năm 2013, điểm đến du lịch khu di tích Kim Liên đã thu hút 23.738 đoàn (1.600.774 lượt người), trong đó có 347 đoàn khách quốc tế (3.405 lượt người, 37 Quốc tịch). Quảng trường Hồ Chí Minh đón 320 đoàn (32.000 lượt khách dâng hương, dâng hoa và 3,7 triệu lượt người tham quan, vui chơi, giải trí). Số liệu này cho thấy Nghệ An vẫn là địa điểm du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước, nét đặc thù riêng của tài nguyên du lịch Nghệ An rất phong phú và độc đáo.


3500000


3000000


2500000

Tổng Lượng khách Nội địa

Quốc tế TP Vinh Cửa Lò

Các huyện khác

2000000

1500000

1000000

500000

0

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Hình 1.2: Biểu đồ khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2002-2013 Nguồn: Sở VHTT&DL Nghệ An báo cáo năm 2012, 2013

Tuy nhiên theo số liệu tổng hợp và phân tích giai đoạn 2002 đến 2013 (Bảng 1.2) cho thấy số lượng khách đến và lưu trú tại Nghệ An tăng trung bình 17,5%/năm, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa. Hơn nữa, tốc độ thu hút khách du lịch quốc tế đạt trung bình trên 18,8%/năm nhưng số lượng du khách còn hạn chế và thậm chí trong 3 năm trở lại đây đang có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân có thể bởi việc đầu tư cho du lịch chưa đạt, sản phẩm còn tự nhiên, nhân lực chưa đạt yêu cầu,…

Tuy nhiên số liệu phân tích tại bảng 1.2 cho thấy tốc động tăng lượng du khách lưu trú tại Nghệ An đạt 17,5% nhưng doanh thu trung bình tăng 28,5%, chứng tỏ du khách đã chi tiêu nhiều hơn tại các điểm du lịch ở Nghệ An, nhưng đáng chú ý đến số

ngày khách du lịch lưu trú ở Nghệ An khá thấp và đang có xu hướng giảm với mức trung bình -1,45%. Đây là điểm cần nghiên cứu để xác định nguyên nhân và xây dựng định hướng, tìm giải pháp thu hút khách du lịch ở lại dài ngày hơn.

Bảng 1.2: Thống kê khách lưu trú, doanh thu, du lịch Nghệ An giai đoạn 2002-2013



Năm


Tổng


Nội địa


Quốc tế

Doanh thu (tỷ đồng)

Số ngày

lưu trú trung bình

2002

634.689

613.874

20.815

132

1.81

2003

762.145

746.377

15.768

155

1.81

2004

1.046.265

1.019.903

26.362

230

1.48

2005

1.400.820

1.359.923

40.897

347

1.39

2006

1.587.654

1.543.561

44.093

419

1.55

2007

1.918.419

1.852.690

65.729

532

1.54

2008

2.152.544

2.074.066

78.478

686

1.53

2009

2.377.225

2.296.834

80.391

778

1.50

2010

2.740.333

2.642.048

98.285

1.003

1.62

2011

2.954.103

2.856.283

97.820

1.341

1.58

2012

3.073.102

2.975.377

97.725

1.557

1.52

2013

3.253.825

3.193.275

60.550

2.093

1.52

Tăng TB

(%)


17.52


17.51


19.85


28.56


-1.45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An - 5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Sở VHTT và DL Nghệ An


Bảng 1.3 Lượng khách nội địa đến du lịch ở Nghệ An và Khu vực Bắc Trung Bộ


Điểm đến Năm

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế

2005

1.027.00

1.359.000

650.000

497.000

267.000

681.000

2006

1.270.000

1.543.500

719.510

535.450

323.000

794.000

2007

1.376.000

1.852.600

951.030

569.490

408.000

851.200

2008

2.135.000

2.074.070

10276.050

507.820

495.000

889.250

2009

2.490.000

2.296.000

10667.030

588.000

621.000

828.890

2010

2.745.000

2.642.000

20246.180

709.000

771.680

1.036.000

2011

3.322.000

2.856.000

2.838.120

936.000

909.000

1.248.000

2012

3.639.900

2.975.000

3.630.000

1.017.100

1.065.000

1.676.000

Tăng trung

bình (%)


18.1


10,4


24,5


10


19,1


12,6

Nguồn: Trung tâm TT DL Tổng cục Du lịch, thống kê giai đoạn 2005-2012


Tuy nhiên nếu tổng hợp theo số liệu giai đoạn 2005-2012 (Bảng 1.3) cho thấy Nghệ An là điểm du lịch thu hút khách du lịch nội địa trong giai đoạn này có tốc độ

tăng trưởng bình quân chỉ cao hơn so với điểm đến du lịch Quảng Bình, điều này cho thấy điểm đến du lịch Nghệ An có tốc độ phát triển khách du lịch nội địa khá thấp trong giai đoạn 2005-2012.

Như vậy, từ số liệu thông kê (Hình 1.2) cho thấy số lượt khách quốc tế đến Nghệ An chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lượt khách đến Nghệ An. Hơn nữa theo số liệu liệu thống kê của Tổng cục Du lịch giai đoạn 2002-2012 thì Số lượt khách quốc tế đến Nghệ An đứng thứ 3 sau Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế trong khu vực Bắc Trung Bộ. Điều này không quá khó để lý giải vì sao Nghệ An chưa phải là điểm đến thu hút khách quốc tế, mặc dù Nghệ An có lợi thế về ví trí địa lý thuận lợi để đón khách quốc tế. Nhưng, Nghệ An có thể chưa đầu tư đủ mạnh hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, kết hợp các loại hình du lịch, khái thác trái mùa du lịch,...còn thiếu ứng dụng công nghệ internet, công nghệ thương mại điện tử, mạng xã hội để quảng bá, marketinh du lịch để thu hút du khách quốc tế. Nghệ An cũng chưa có đủ cơ sở hạ tầng lớn để tổ chức các hội chợ và triển lãm quốc tế,... Mặc dù Nghệ An có Vườn Quốc gia Pù mát nơi có hệ động thực vật sinh thái hấp dẫn, nhưng chưa đầu tư khai thác hiệu quả. Tuy nhiên Nghệ An có nhiều bãi biển đẹp tắm an toàn, như biển Cửa Lò, Bãi lữ, chỉ mới thu hút được khách đến từ nước Lào là chủ yếu.

Mặc khác, số lượng doanh nghiệp hoạt động lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất ít, không được nằm trong tốp dẫn đầu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Hà Nội năm 2012: Thành phố Hà Nội có 482 doanh nghiệp hoạt động lữ hành (DNLH); TP Hồ Chí Minh có 388 DNLH, Đà Nắng có 40 DNLH, Quảng Ninh có 39 DNLH, Khánh Hòa có 21 DNLH, Lào Cai có 17 DNLH, Thừa Thiên Huế có 13 DNLH, Hải Phòng có11 DNLH, Bà Rịa Vũng Tàu có 11 DNLH, Tiền Giang có 11 DNLH. Tuy nhiên, Nghệ An có số lượng cơ sở lưu trú đứng thứ 6 trên cả nước chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Lâm Đồng và Đồng Nai.

Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Nghệ An chủ yếu tạm dừng chân để đến các điểm du lịch khác có di sản văn hóa thế giới, lịch sử đặc biệt như các điểm đến ở Quảng Bình; Quảng trị; Thừa Thiên Huế; Ninh Bình, Thanh Hóa; Hà Nội; Lào Cai (Sa Pa)…

Do đó, thời gian du khách quốc tế dừng chân tại điểm đến du lịch Nghệ An sẽ không đủ thời gian cho du khách cảm nhận về điểm đến một cách sâu sắc. Chính vì thế việc nghiên cứu đối với khách du lịch quốc tế tại điểm đến du lịch Nghệ An sẽ khó mà khảo sát một cách đầy đủ cảm nhận của du khách, dẫn đến số liệu khảo sát sẽ khó mà

đảm bảo độ tin cậy. Vì vậy trong trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An tập trung vào nghiên cứu du khách nội địa là phù hợp với điểm đến du lịch Nghệ An.

1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Để đáp ứng lượng khách tăng mạnh, Du lịch Nghệ An đã huy động các nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh để phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá và nhân lực du lịch. Nên từ năm 2002 đến nay, kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ... liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng.

Cụ thể tính đến năm 2014, du lịch Nghệ An đã có 665 cơ sở lưu trú, trong đó có 46 khách sạn được xếp hạng, đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao và một khách sạn đạt 5 sao; có 32 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và kinh doanh du lịch nội địa; hệ thống đào tạo nhân lực, phát triển dịch vụ internet, thương mại điện tử, các trung tâm thương mại, các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khu giải trí, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. Hệ thống sân ga tàu hỏa, cảng hàng không, bến cảng, hệ thống đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không được đầu tư nâng cấp tạo nhiều thuận tiện cho phát triển du lịch.

Đặc biệt, trong năm 2014 với sự ra đời một số cơ sở lưu trú cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn như: Mường Thanh Vinh... đã góp phần làm cho diện mạo ngành du lịch Nghệ An thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng và từng bước được hiện đại hoá. Nhiều cơ sở dịch vụ, vui chơi giải trí, sân golf Cửa Lò, Công viên Hoa Cúc Biển, Quảng trường Bình Minh Cửa Lò, Quảng trường Hồ Chí Minh, Công Viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm thành phố Vinh … đã được xây dựng, nấng cấp để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Cùng với hệ thống xe lửa, hệ thống đường bộ, đồng sông, đường biển, đường hoàng không đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch. Cơ sở hạ tầng giao thông ở Nghệ An ngày càng trở nên thuận tiện hơn cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, hơn nữa là tỉnh có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, cửa ngõ kết nối với Đông Bắc Thái Lan, Mianmar.

Đặc biệt đường hàng không không ngừng phát triển, đến nay đã các tuyến bay thẳng đến Thủ Đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Viên Chăn (Lào) và ngược lại, là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách ở xa.

Các tuyến đường bộ được mở rộng và đầu tư mới thông thoáng và an toàn kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng như: Khu đi tích Kim Liên, Nam Đàn, Trung tâm du lịch Cửa Lò; Bãi Lữ, Quảng trường Hồ Chí Minh, Khu du lịch núi Quyết, Vườn Quốc gia Pù Mát,…

Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ của ngành du lịch tỉnh Nghệ An. Với vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và liên doanh đã tạo ra sức năng động của ngành Du lịch.

Bên cạnh đó Nghệ An đã có quy hoạch để phát triển mạng lưới thương mại đến năm 2020, nhưng cho đến nay trên địa bàn có rất ít trung tâm thương mại, mới chỉ có 4 trung thâm thương mại nhưng ở dạng trung tâm nhỏ đóng ở thành phố Vinh, Quỳnh Lưu, Cửa khẩu Nậm Cắn Kỳ Sơn, với hơn 20 siêu thị lớn nhỏ và 144 cửa hàng bán lẻ có quy mô, 405 chợ lớn nhỏ các loại để phục vụ nhân dân và du khách, với cơ sở hạ tầng thương mại với quy mô hiện tại còn nhiều hạn chế, chưa phải là nơi để thu hút du khách mua sắm. Nên cũng là một trong những hạn chế để thu hút và giữ chân du khách đến du lịch Nghệ An.

Xứ Nghệ cũng có nhiều sản phẩm ẩm thực ngon, sạch và được nhiều người ưa thích như cháo lươn Vinh, thịt me (bê), thịt dê núi, gà đồi, mực nháy Cửa Lò,...có hương vị tươi ngon tạo nên nét đặc thù của ẩm thực ở Nghệ An cung cấp cho du khách.


Bảng 1.4 : Thống kê cơ sở lưu trú được xây dựng trong giai đoạn từ năm 2002-2013.


Năm

Tổng

TP Vinh

Đô thị Cửa Lò

Các huyện, thị


KS

KS

Phòng

KS

Phòng

KS

Phòng

2002

121

37

1100

71

1975

13

40

2003

196

42

1290

134

3239

20

160

2004

252

47

1363

171

3941

34

403

2005

314

63

1769

189

5060

62

869

2006

358

80

2081

201

5610

77

932

2007

368

86

2254

205

5162

77

864

2008

395

94

2527

214

5340

87

1256

2009

439

103

2847

216

5424

120

1537

2010

453

105

2937

216

5748

132

1698

2011

506

120

3196

234

6137

152

2115

2012

573

147

3737

249

6532

177

2505

2014

608

150

4299

249

6582

209

3210

Tăng

TB(%)

17.9

15.2

13.2

15.5

14.1

32.3

68.9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Sở VHTT và DL Nghệ An

Tóm lại, Điểm đến du lịch Nghệ An có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, từ vùng biển, đảo, đồng bằng đến vùng núi, hang động, suối, thác, sông hồ; có nhiều hệ sinh thái thực vật và các loài động vật quý hiếm đã tạo nên nhiều danh thắng có ý nghĩa du lịch như: Biển Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phương; các di tích lịch ở thành phố Vinh và phụ cận, Khu du lịch Kim Liên (Nam Đàn), Khu di tích lịch sử Truông Bồn,... hệ sinh thái dọc Sông Lam, Vườn Quốc gia Pù Mát; Thác Sao Va ở huyện Quế Phong,... là tài nguyên thiên nhiên của Nghệ An hiện còn lưu giữ được vẻ hoang sơ, chưa bị tác động nhiều của con người, tiêu biểu như hệ thống rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; Khu cửa khẩu Nậm Cắn, hệ thống hang động phía Tây,...Xứ Nghệ cũng có nhiều sản phẩm ẩm thực ngon, sạch và được nhiều người ưa thích như cháo lươn Vinh, thịt me (bê), thịt dê núi, gà đồi, mực nháy Cửa Lò,...có hương vị tươi ngon tạo nên nét đặc thù của ẩm thực ở Nghệ An cung cấp cho du khách.

Với đặc điểm về tự nhiên, lịch sử văn hóa, con người, sự quan tâm Đảng, chính quyền các cấp đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch. Nghệ An đã phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, để đáp ứng nhu cầu càng cao của du khách trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An là hợp lý, là điểm đến có nhiều loại hình du lịch từ du lịch thôn quê đến du lịch biển, du lịch lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch giáo dục và nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch MICE…đã và đang phát triển ở điểm đến du lịch Nghệ An. Do đó việc chọn địa bàn nghiên cứu tại Nghệ An có tính đại diện với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Kết luận chương 1


Trong chương này, luận án đã hệ thống, tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế để tìm ra khoảng trống cần nghiên cứu. Chương này cũng đã hệ thống các khái niệm về du lịch, điểm đến du lịch, khách du lịch, đồng thời tổng quan được những đặc điểm cơ bản của điểm đến du lịch Nghệ An là nơi có nhiều loại hình du lịch phục vụ khách du lịch nội địa là chính, do đó trường hợp nghiên cứu điểm đến du lịch Nghệ An sẽ có tính đại diện và đảm bảo độ tin cậy khi thu thập số liệu khảo sát điều tra đối với khách du lịch nội địa về hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của du khách.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH

Trong chương này, luận án tập trung tiếp cận trên cơ sở lý luận về hình ảnh, các thành phần thuộc hình ảnh điểm đến du lịch; lòng trung thành điểm đến của khách du lịch dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng trong du lịch. Theo đó, luận án sẽ thảo luận sự hình thành của hình ảnh điểm đến, mối quan hệ của hình ảnh điểm đến với lòng trung thành thông qua việc tiếp cận trên hai khía cạnh hành vi và thái độ lòng trung thành của khách du lịch đối với một điểm đến du lịch ở Việt Nam, trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An.

2.1. Hình ảnh điểm đến


2.1.1. Quan điểm về hình ảnh điểm đến

Việc luận giải chính xác ý nghĩa khái niệm “Hình ảnh điểm đến” là cả vấn đề nghiên cứu lớn, mặc dù khái niệm này đã được sử dụng trong nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau, những nội dung đó bao gồm liên quan đến hình ảnh điểm đến được dự báo bởi các nhà nghiên cứu xúc tiến du lịch, điểm đến du lịch cũng như hình ảnh điểm đến được nắm bắt từ các cá nhân hay một khuôn mẫu của hình ảnh điểm đến.

Các khái niệm về hình ảnh điểm đến du lịch phần lớn được trích dẫn từ nghiên cứu của Crompton [70] là bao trùm những niềm tin, ý niệm và những ấn tượng của một con người về điểm đến du lịch. Khái niệm này liên quan đến cá nhân, trong khi đó, những khái niệm khác nhìn nhận hình ảnh điểm đến có thể được chia sẻ bởi những nhóm người.

Nhưng nhìn từ quan điểm marketing, điều quan trọng để hiểu được những khía cạnh đó của hình ảnh điểm đến được nắm giữ tương đồng với những thành viên khác trong một nhóm đặc biệt.

Việc nhận biết này đủ khả năng cho việc phân đoạn thị trường và làm cơ sở xây dựng chiến lược marketing trong chiến lược phát triển du lịch. Thêm nữa, những lý do này trước đó đã được Lawson và Baud [103] xác định trong đó bao gồm các hình ảnh cá nhân và hình ảnh khuôn mẫu được chia sẻ bởi các nhóm du khách và đưa ra khái niệm hình ảnh điểm đến là: Sự biểu hiện của tất cả quá trình nhận biết một cách khách quan, những ấn tượng, định kiến, tưởng tượng, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân hoặc một nhóm người đối với một điểm đến cụ thể.

Tiếp đó, từ đầu thập niên 90, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Du lịch như: Gartner [84]; Echtner and J.R.Ritchie [74,75,77] đã khẳng định rằng phần lớn các nghiên cứu hình ảnh điểm đến còn mang tính lý thuyết và chưa thành công trong việc hình thành chính xác về khái niệm và vận dụng vào thực tiễn, không có sự thống nhất về khái niệm và các thành phần của nó.

Họ cho rằng, mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong bối cảnh thực tế, nhưng khái niệm hình ảnh điểm đến chưa chặt chẽ và thống nhất. Điều này một phần là do những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ du lịch là phức tạp, đa lĩnh vực, vô hình và được đánh giá chủ quan nên khó khăn để đo lường về hình ảnh điểm đến. Vì thế mà đã có nhiều cách thể hiện khái niệm về hình ảnh điểm đến và nhiều nghiên cứu đã cố gắng làm sao hiểu được khái niệm hình ảnh điểm đến một cách cơ bản. Cụ thể một số khái niệm nổi bật về hình ảnh điểm đến được luận án tổng hợp tại Bảng 2.1

Bảng 2.1 Tổng hợp các khái niệm về hình ảnh điểm đến du lịch


Tác giả

Khái niệm hình ảnh điểm đến


Lawson và Bovy [103]

Sự biểu hiện của tất cả việc nhận biết một cách khách quan, những ấn tượng, định kiến, tưởng tượng, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân hoặc một nhóm người về

một điểm đến cụ thể.


Chon [62]

Là kết quả của sự tương tác các niềm tin, ý nghĩ, tình cảm, mong đợi và ấn tượng của một người về một điểm đến.

Um và Crompton [139]

Được mong đợi từ những thái độ hướng đến nhằm đạt được những thuộc tính cảm nhận được hình ảnh điểm đến.

Echtner và Ritchie [74,76]

Việc nhận thức về các thuộc tính riêng biệt của điểm đến và ấn tượng tổng thể về điểm đến đó.

Baloglu và McCleary [43]

Được diễn giải như là giá trị trong việc hiểu quá trình

lựa chọn điểm đến của khách du lịch.

Coshall [67]

Nhận thức của cá nhân về các đặc điểm của điểm đến.

Tapachai và Waryszak [134]

Cảm nhận hoặc ấn tượng về một điểm đến của khách du lịch với những lợi ích mong đợi và các giá trị tiêu dùng.

Bigné,và cộng sự [52]

Việc hiểu biết chủ quan của du khách về điểm đến thực tế.

Kim và Richardson [101]

Toàn bộ ấn tượng, niềm tin, ý nghĩ, mong đợi và tình cảm qua thời gian tích lũy đối với một địa điểm.

Castro và cộng sự [57]

Hình ảnh điểm đến là một cấu trúc nhận thức.

Nguồn: Tác giả tổng hợp và cập nhật từ nghiên cứu của Zhang và cộng sự [146]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023