Tổng Quan Mô Hình Nghiên Cứu Hình Ảnh Và Trung Thành Điểm Đến Từ Các Nghiên Cứu Quốc Tế‌

Kim [100] đã nghiên cứu hình ảnh và trung thành điểm đến “Orlando” (Mỹ) bằng việc kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo trên cơ sở tiếp cận dựa vào khía cạnh hình ảnh nhận thức với năm thành phần. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không xem xét mức độ tác động trực tiếp của 5 thành phần thuộc hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch.

Tuy nhiên, Park và Njite [123] đã nghiên cứu về hình ảnh đảo Jeju Hàn Quốc với phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào thang đo của Baloglu và McCleary [43], điều đặc biệt của nghiên cứu này là tác giả đã nhìn nhận dưới góc độ các thành phần thuộc hình ảnh điểm đến là biến độc lập, hài lòng là biến trung gian giữa các thành phần hình ảnh điểm đến và lòng trung thành xét từ hành vi của khách du lịch trên hai thành phần: giới thiệu và quay lại du lịch. Hạn chế của nghiên cứu này đó là chưa xem xét các thành phần của hình ảnh điểm đến có ý nghĩa tác động trực tiếp đến lòng trung thành của khách du lịch hay không, hơn nữa các thành phần nghiên cứu chỉ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Như vậy, từ việc xem xét 12 nghiên cứu quốc tế cho thấy các nghiên cứu tiếp cận hình ảnh điểm đến ở nhiều khía cạnh bao gồm: Hình ảnh nhận thức/cảm nhận được thể hiện trong thang đo lường các thành phần như: “Sức hấp dẫn điểm đến”, “Cơ sở hạ tầng du lịch”, “Bầu không khí du lịch”, “Hợp túi tiền”, “Chất lượng dịch vụ”,…

Hình ảnh cảm xúc/tình cảm là thể hiện sự vui, buồn, chán nản, bực bội, khó chịu, phấn khích, thoải mãi, thư dãn,… của khách du lịch đối với điểm đến du lịch trên giác độ cảm xúc khác nhau, ví dụ: trong nghiên cứu của Park và Njite [123].

Hình ảnh nhận thức và cảm xúc là thể hiện cả các thành phần thuộc nhận thức và cả biểu hiện cảm xúc của khách du lịch trong mô hình nghiên cứu, ví dụ: trong nghiên cứu của Park và Njite [123].

Hình ảnh toàn diện là hình ảnh được xem xét tổng thể mà không xem xét từng phần đối với điểm đến được nghiên cứu, (ví dụ: nghiên cứu của Bigne và cộng sự [52]). Trong khi đó, các thành phần là biến phụ thuộc được xác nhận trên góc độ có thể là thành phần thái độ trung thành, hành vi trung thành, hoặc tổng hợp cả hai thành phần này để suy ra lòng trung thành điểm đến. Một số nghiên cứu còn xem xét các thành phần trung gian như: Sự hài lòng, Chất lượng dịch vụ, Giá trị cảm nhận, trung thực, chất lượng chuyến đi vào mô hình “Hình ảnh và lòng trung thành điểm đến du lịch”. Như vậy, từ những luận giải trên, có thể được tổng hợp như hình 1.1.

HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN

-Nhận thức/cảm nhận


-Cảm xúc/cảm tình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


-Nhận thức và Cảm xúc

Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An - 4


- Hình ảnh toàn diện

CÁC BIẾN TRUNG GIAN


Chất lượng dịch vụ, giá trị cảm nhận,chất lượng chuyến đi du lịch, Trung thực, Sự hài lòng…

TRUNG THÀNH ĐIỂM ĐẾN

- Thái độ trung thành

- Hành vi trung thành

- Trung thành chung


Hình 1.1 Tổng quan mô hình nghiên cứu Hình ảnh và Trung thành điểm đến từ các nghiên cứu quốc tế‌

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ 12 mô hình nghiên cứu quốc tế có tên tại Bảng 1.1


Tóm lại, qua xem xét mười hai nghiên cứu mô hình hình ảnh điểm đến và lòng trung thành điểm đến trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa hình, văn hóa đời sống, phong tục khác nhau, điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như cơ chế quản lý du lịch khác nhau, phương pháp tiếp cận có phần khác nhau, nhưng chủ yếu là nghiên cứu định lượng với thang đo được chọn lọc từ các nghiên cứu của Baloglu và Mangaloglu [44]; Beerli và Perez [48]; Beerli và Martín [49]; Echtner và Ritchie [74,75,76]; …nhưng có tác giả tiếp cận theo hình ảnh nhận thức, có nghiên cứu tiếp cận cả hình ảnh nhận thức và cảm xúc, có nghiên cứu chỉ tiếp cận hình ảnh tổng thể, và điều đặc biệt các thuộc tính được nghiên cứu tại các điểm đến của các nghiên cứu trên đều có phần khác nhau.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu để phát triển một thang đo hình ảnh phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu là cần thiết. Do đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hình ảnh điểm đến ở Việt Nam, ví dụ như nghiên cứu của Anh [39] về hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam đối với khách du lịch đến từ Nhật Bản; nghiên cứu của Thuỷ [14] đo lường hình ảnh điểm đến của khách du lịch quốc tế- trường hợp thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, những cứu này là mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu các thuộc tính của hình ảnh điểm đến, cũng như hình ảnh điểm đến Việt Nam mà không xem xét mối tương quan của các thành phần của hình ảnh điểm tới lòng trung thành của du khách/trung thành điểm đến. Hơn nữa, các nghiên cứu này phát hiện các nhóm nhân tố mới có sự khác nhau, cũng không thống nhất về thang đo, mặc dù đối tượng khảo sát là du khách quốc tế mà chưa nghiên cứu đối với khách du lịch nội địa. Tuy nhiên

ngoài hai nghiên cứu này, còn có một số nghiên cứu về hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam nhưng chủ yếu được thực hiện dưới dạng đề án, dự án,…không phải là ở dạng học thuật.

Tóm lại, việc nghiên cứu về hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch đã và đang thu hút rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, vì hành vi người tiêu dùng nói chung, khách du lịch nói riêng vẫn tiếp tục thay đổi theo thời gian. Do đó, vẫn tiếp tục tạo ra khoảng trống nghiên cứu, trong khi đó số lượng nghiên cứu về hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch ở Việt Nam đã có nhưng chưa phải là nhiều, đặc biệt nghiên cứu đối tượng là khách du lịch nội địa, chính vì vậy vấn đề cần xem xét những tác động nào của hình ảnh điểm đến dẫn đến lòng trung thành của khách du lịch đã tạo ra khoảng trống để nghiên cứu.

1.2. Tổng quan về du lịch


1.2.1. Khái niệm về du lịch


Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 đưa ra thuật ngữ:“Du lịch” là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí,và các mục đích khác.

Nhưng, theo Luật Du lịch của Việt Nam [21],“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, hai khái niệm cơ bản này có thể đã đủ để hiểu, con người có nhu cầu đi du lịch là để khám phá, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…tại các điểm đến du lịch ngoài nơi cư trú của khách du lịch. Do đó trong luận án này cần phải xác định rõ động cơ chính của du khách trong việc chọn điểm đến để nghỉ dưỡng, tham quan hay chỉ để khám phá cái mới mà du khách chưa từng được thăm trước đó. Muốn vậy cần tìm hiểu điểm đến là gì, ở đó có gì thu hút du khách, được trình bày tiếp theo đây.

1.2.2. Điểm đến du lịch


Khái niệm về điểm đến du lịch là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực du lịch, marketing điểm đến du lịch. Khái niệm này xuất hiện nhiều

trong sách hướng dẫn du lịch, các trang chủ, tập quảng cáo và những văn bản trong ngành du lịch.

Trong các tài liệu về du lịch, điểm đến thường được hiểu đơn giản là nơi mà người ta tiến hành chuyến du lịch của mình. Điểm đến là một khu vực địa lý trong đó chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác, các tổ chức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho khách du lịch các trải nghiệm mong đợi tại điểm đến mà du khách đã lựa chọn.

Từ phương diện cầu, các điểm đến là những địa điểm mà nó thu hút khách du lịch đến nghỉ tạm thời và điểm đến có thể có phạm vi từ một lục địa, một quốc gia, một tiểu bang, một tỉnh, một thành phố hay ngôi làng, một khu nghỉ dưỡng cho đến một đảo hoang [124]. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới-UNWTO năm 2007 “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”

Theo Luật du lịch Việt Nam [21] điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Trong đó tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Vì vậy, để phát triển du lịch nơi mà điểm đến có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thì cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch bao gồm: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú, mạng lưới các cửa hàng thương mại, cơ sở thể thao, cơ sở y tế, các dịch vụ bổ trợ khác. Do đó, hoạt động du lịch muốn phát triển phải gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng, điểm đến du lịch được coi là nơi chứa đựng các sản phẩm du lịch kết hợp với nhau để du khách trải nghiệm. Tuy nhiên, điểm đến không chỉ phục vụ nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng, tìm hiểu, khám phá,… của khách du lịch mà còn phục vụ nhiều mục đích, nhiều đối tượng khác. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, các dịch vụ vui chơi giải trí tại điểm đến phục vụ cả người dân địa phương quanh năm trong khi khách du lịch từ nơi khác đến chỉ sử dụng tạm thời. Vậy, khách du lịch là ai, tại sao khách du lịch chỉ đến tạm thời. Khái niệm này được luận án nghiên cứu tiếp theo.

1.2.3. Khách du lịch


Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005:“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.Khách du lịch gồm: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Khách du lịch quốc tế là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. Nhưng, khách du lịch nội địa là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đến một nơi khác trong quốc gia đó không phải nơi cư trú thường xuyên trong thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với mục đích không phải để được trả lương.

Thêm nữa, theo quan điểm marketing, khách du lịch được xem là một yếu tố quan trọngcủa hệ thống du lịch. Không có khách du lịch thì sẽ không có ngành du lịch và bằng việc am hiểu nhu cầu của khách du lịch, chúng ta có thể hiểu, dự báo và thực hiện phát triển ngành du lịch. Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm địa vị quan trọng trong hoạt động du lịch. Nó là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh và phát triển của ngành du lịch, lại là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời còn là chỗ dựa chủ yếu để ngành du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa, là điều kiện cơ bản và tiền đề phát triển dựa vào đó mà tồn tại của các công ty du lịch và kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.

Như vậy, từ khái niệm khách du lịch trên cho thấy, những người đi khỏi nơi cư trú và ở lại bất kỳ điểm nào có diễn ra hoạt động du lịch với mục đích đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch mà không phải tìm kiếm thu nhập tại điểm đó trong thời gian từ 24h đến dưới 12 tháng là được cho là khách du lịch.

Vì thế, điểm đến du lịch là rất quan trọng đối với khách du lịch, ở đó khách du lịch sẽ lưu lại ít nhất 24h để được trải nghiệm du lịch tại điểm đến du lịch đó. Tuy nhiên, thời gian lưu lại điểm đến phụ thuộc vào sức hấp dẫn so với mong đợi của khách du lịch có tạo được dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí khách du lịch hay không.Thường được xem đó là cảm nhận bởi hình ảnh điểm đến.

Nghiên cứu hình ảnh điểm đến với mục đích đạt được thông tin cho các quyết định marketing nhằm cải thiện hình ảnh điểm đến đối với khách du lịch trong nước, để thu hút họ quay lại du lịch lần sau, đồng thời kéo dài thời gian trải nghiệm, cũng như có thái độ tích cực truyền miệng về điểm đến cho khách du lịch mới là hết sức quan trọng. Vậy thì hình ảnh điểm đến là gì và hình ảnh điểm đến có tác động đến lòng trung thành của khách du lịch như thế nào? Các nội dung chính này sẽ được luận giải rõ trong phần tiếp theo.

1.3. Tổng quan về điểm đến du lịch Nghệ An


1.3.1. Đặc điểm điểm đến du lịch Nghệ An


Nghệ An còn gọi là Xứ Nghệ thuộc Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích lớn nhất nước với 16.499 km2với dân số trên 3,0 triệu người, đồng thời là tỉnh có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên từ rừng nguyên sinh, núi rừng với những hang động, thác nước, sông, hồ, biển, đảo với nhiều hệ sinh thái thực vật động vật quý hiếm đã tạo nhiều danh lam thắng cảnh nổi bật có ý nghĩa trong hoạt động du lịch như:

Phía Tây Nghệ An có Vườn quốc gia Pù Mát nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn và trải dài trên ba huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, Vườn quốc gia Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên

194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha, là một kho tàng về các nguồn gien hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất Việt Nam, Vườn quốc gia này có thảm thực vật, hệ động thực vật phong phú đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá. Từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng ngàn năm cho đến những loại cây cỏ, rêu, địa y và các loại dây leo chằng chịt, nơi quần tụ nhiều loài thú quý hiếm và muôn vàn cây cối khác nhau.

Hơn nữa, không chỉ có những cảnh đẹp hùng vĩ đầy thơ mộng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây, mà là nơi còn có những địa danh liên quan đến sự hình thành và phát triển của loài người từ thời xa xưa, sự phát triển lịch sử đất nước, khám phá nét sinh hoạt độc đáo của các dân tộc anh em sống trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Pù Mát.

Ngoài Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An còn có rừng nguyên sinh Pù Huống và Pù Hoạt cũng đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hai khu rừng này cùng Vườn quốc gia Pù Mát tạo nên cảnh quan thiên nhiên nổi bật cho cả vùng rừng núi Tây Nghệ An và hệ thống núi non Bắc Trường Sơn hùng vĩ và hấp dẫn.

Một số hang động như: hang Thẩm Ổn tại huyện Quỳ Châu là hang động tự nhiên được các nhà khảo cổ phát hiện là nơi cư trú của người Việt cổ, có các loại động vật hóa thạch như hang Bua với nhiều nhũ đá tạo hóa tự nhiên tuyệt đẹp gắn liền với huyền thoại về thần Nước. Những thác nước tự nhiên như thác Khe Kèm ở huyện Con Cuông, có độ cao 140m; thác Sao Va ở huyện Quế Phong chảy ngầm qua 7 tầng đá từ độ cao 40m tạo nên cảnh tưởng thiên nhiên hùng vĩ hấp dẫn và thơ mộng, đó là những điểm đến du lịch mà chưa được đầu tư đúng nghĩa cho du khách được khám phá và trải nghiệm.

Do đó, phía Tây Nghệ An ở phía Đông dãy núi Trường Sơn có được ưu ái của thiên nhiên ban tặng để có thể khai thác và phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu nghiên cứu khoa học,…

Phía Đông Nghệ An có biển, đảo rộng trên 4320 hải lý vuông với chiều dài bờ biển 82 km trải dài từ Quỳnh Lập huyện Quỳnh Lưu cho đến Cửa Hội - Cửa Lò. Bãi biển Nghệ An có nhiều bãi tắm biển rất đẹp nổi bật như bãi tắm biển Cửa Lò, Bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh Phương, trong đó bãi biển Cửa Lò là một trong những điểm đến được tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam, trải dài 10,5km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, sạch độ mặn vừa phải;

Đặc biệt nước biển ở vùng biển Cửa Lò luôn ổn định nhiệt độ từ 18-210c, vào mùa Đông từ 25-300c vào mùa Hè nếu được đầu tư tốt có thể khai thác cả mùa Hè và mùa Đông. Bên cạnh đó là vẻ đẹp hoang sơ của các đảo Lan Châu, đảo Song Ngư, đảo Mắt vừa là đảo tiền tiêu canh giới an ninh quốc phòng cho cuộc sống bình an của đất liền, vừa là nơi để du khách vừa nghỉ dưỡng tắm biển, thám hiểm, tham gia các hoạt động thể thao nước, câu cá, mực,… rất thú vị, vì thế mà hàng năm đã thu hút hàng triệu

du khách đến nghỉ dưỡng, tắm biển, thưởng thức các món hải sản tươi sống mà không phải ở điểm du lịch nào cũng có được, đặc biệt món mực nháy Cửa Lò [25,33,36].

Nghệ An cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa lịch sử, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất, với hơn 1360 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có hơn 131 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia, phần lớn là các di tích

lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa, trong đó nhóm di tích danh thắng gắn với cuộc đời An Dương Vương; Mai Thúc Loan; Nguyễn Xí; Quang Trung; Phan Bội Châu;… Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh Nghệ An. Đây chính là nét đặc thù riêng của du lịch Nghệ An. Cho nên hàng năm Nghệ An đã thu hút hàng ngàn khách du lịch quốc tế, hàng triệu lượt khách du lịch trong nước đến tham quan nghiên cứu về sự khởi đầu cái nôi lịch sử của Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử ở Nghệ An, trong thời gian qua, Nghệ An ngoài việc đầu tư mạnh vào quần thể di tích văn hóa ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn. Nghệ An cũng đã đầu tư xây dựng, trùng tu nhiều đền chùa, điển hình như công trình Quảng trường Hồ Chí Minh, Đền thờ Quang Trung ở quần thể du lịch Núi Quyết, Đền thờ ông Hoàng Mười; Khu di tích lịch sử Truông Bồn ở xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương; Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp huyện Nghi Lộc Nghệ An, Chùa Diệc ở ngay trung tâm Thành phố Vinh v.v…

Hàng năm Nghệ An đầu tư tổ chức nhiều lễ hội hoành tráng như lễ hội sông nước Cửa Lò, lễ hội Đền Cuông,lế hội Làng Vạc,… là những điểm đến thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và cầu nguyện (du lịch tâm linh). Hơn nữa, với lợi thế và bản chất nhân văn, chân thành và hiếu khách của con người Xứ Nghệ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch [26,30,33,36].

1.3.2. Thực trạng phát triển du lịch Nghệ An

1.3.2.1. Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2002-2013.


Tổng quan cơ bản những đặc điểm của điểm đến du lịch Nghệ An ở 1.3.1 cho thấy Nghệ An có nhiều điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển du lịch. Điều đó đã được chứng minh qua số liệu được Sở VHTT và DL Nghệ An báo cáo trong giai đoạn 2002-2013, đã được tổng hợp thể hiện như Hình 1.2 cho thấy tốc độ thu hút khách du lịch đến du lịch ở Nghệ An năm sau cao hơn năm trước, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa. Loại hình du lịch du khách lựa chọn ngày càng chiếm ưu thế là du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Số lượng khách lưu trú chủ yếu tập trung ở Trung tâm du lịch Cửa Lò và thành phố Vinh. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2006 đến 2013, số lượt khách du lịch lưu trú ở các điểm đến du lịch ở các huyện ngày càng tăng, trong đó chủ yếu là các điểm đến du lịch ở các huyện phía Tây Nghệ An. Điều này cho thấy các tài nguyên du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu khoa học,… đã được khai thác và thu hút được ngày nhiều du khách quan tâm khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí