Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đo Lường Biến Kiểm Soát




cộng sự (2019); Stevanovic và cộng sự (2019); Li và cộng sự (2020); Pordea và cộng sự (2020).


CNCC

Dòng tiền thuần từ hoạt động + Tiền lãi

vay đã trả

NNH bình quân + Tiền lãi vay đã trả

Kirkham (2012); Atieh (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Mô tả biến kiểm soát

- Biến Đòn bẩy tài chính (LEV)


Một số nghiên cứu cho rằng, tác động của đòn bẩy tài chính là cùng chiều đến HQTC (Kouser và cộng sự, 2011; Devi and Devi, 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả tác động đòn bẩy là ngược chiều với HQTC (Dogan, 2013; Phạm Thị Hồng Vân, 2018). Điều này cho thấy, việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng làm tăng HQTC của DN. Mà điều đó còn phụ thuộc vào hiện giá của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng HQTC, tức gia tăng khả năng sinh lời nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro vỡ nợ cho DN. Vì vậy, tác giả đã đưa biến LEV vào mô hình, để kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính tới HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN.


Đòn bẩy tài chính

=

(LEV)

Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

- Biến Ngành kinh doanh (NGANH):

Theo tổng quan của tác giả, MĐTĐ và chiều tác động của TTK đến HQTC của các DN thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau thì có sự khác nhau. Sự tác động thuận chiều của TTK đến HQTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của: Umobong (2015) - các DN dược phẩm; Demirgunes (2016) - các DN bán lẻ; Janjua và cộng sự (2016) - các DN xi măng; Khidmat and Redman (2014) - các DN hóa chất,…Tác động nghịch chiều của TTK đến HQTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của: Eljelly (2004) - các DN công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; Bolek and Wili’nski (2011) - các DN XD; Bagchi and Chakrabarti (2014) - các DN ngành hàng tiêu dùng nhanh,…Và nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra không có tác động nào của TTK đến HQTC, dù các DN trong mẫu nghiên cứu thuộc ngành nghề kinh doanh nào (Thuraisingam, 2015; Sharma and Kumar, 2011; Reddy and Narayan, 2018; Saleem and Rehman, 2011; Azhar, 2015; Ben-Caleb và cộng sự, 2013; Md Yusof, 2017; Stevanovic và cộng sự, 2019; Pordea và cộng sự, 2020).


Như vậy, để có thể so sánh và nhìn thấy sự tác động khác biệt của TTK đến HQTC giữa các ngành, BKS NGANH cần phải được đưa vào mô hình. Để mô hình mang tính tổng hợp và thuận việc cho việc phân tích, tác giả đã tổng hợp các ngành lại và chia thành 3 nhóm ngành: SX, XD và TM&DV. Với ba nhóm ngành này, tác giả sẽ sử dụng 2 biến giả để để thực hiện phân tích mô hình. Cụ thể:

Biến giả D1: Ngành SX Biến giả D2: Ngành XD

Trường hợp 1: Nếu D1=1; D2=0: Đó là mô hình tương ứng với ngành SX Trường hợp 2: Nếu D1=0; D2=1: Đó là mô hình tương ứng với ngành XD Trường hợp 3: Nếu D1=0; D2=0: Đó là mô hình tương ứng với ngành TM&DV

- Biến quy mô DN (QUYMO)

Theo các nghiên cứu trước đó của Zeitun and Tian (2007), Prasetyantoko and Parmono (2012), Abblasali Pouraghajan and Malekian (2012), Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Đỗ Thị Diên (2021) đều cho kết quả quy mô DN tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của DN. Ngược lại, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Tzelepis and Skuras (2004), Sharma and Kumar (2011); Ben-Caleb và cộng sự (2013) lại cho thấy, không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô với HQTC của DN. Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò của quy mô đối với HQTC của DN, vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa biến quy mô vào với vai trò là BKS.

Xét về tính chất tương đồng về độ lớn giữa các biến, biến QUYMO có giá trị quá lớn. Do vậy, để tạo nên sự tương đồng về độ lớn giữa các biến, biến QUYMO sẽ được xác định bằng cách lấy logarit của tổng tài sản (Ln(tổng tài sản)).

Chỉ tiêu Tổng tài sản được lấy trên bảng CĐKT của từng DN.

- Biến tốc độ tăng trưởng (GROWTH)

Theo nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007), Carpentier (2006); Chowdhury and Chowdhury (2010); Ahmad và cộng sự (2012), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến HQTC của DN, nhưng Sharma and Kumar (2011); Bagchi and Chakrabarti (2014) lại tìm thấy tác động tiêu cực của tốc độ tăng trưởng đến HQTC, thậm chí Ware (2015); Demirgünes (2016) lại không tìm thấy tác động nào của tốc độ tăng trưởng đến HQTC của DN. Trong khi đó, tăng trưởng chính là điều kiện để DN thực hiện được mục tiêu của mình. Tăng trưởng không chỉ giúp DN có điều kiện để đầu tư mở rộng SXKD, mà


đó cũng là cơ sở để tạo dựng được uy tín với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Vì vậy, tác giả đã đưa biến tốc độ tăng trưởng của doanh thu vào mô hình với vai trò là BKS, để kiểm tra, tại VN, tốc độ tăng trưởng có tác động đến HQTC của các DNPTCNY như thế nào.


Tốc độ tăng trưởng

=

(GROWTH)

Doanh thu thuần năm nay – Doanh thu thuần năm trước Doanh thu thuần năm trước


* 100

Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến kiểm soát


Chỉ tiêu

Công thức

Nguồn


LEV


Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

Kouser và cộng sự (2011), Devi and Devi (2014), Dogan (2013), Phạm Thị Hồng Vân (2018)


NGÀNH

- SX

- XD

- TM&DV

Umobong (2015), Demirgunes

(2016), Janjua và cộng sự (2016), Khidmat and Redman (2014), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011)


QUYMO


Ln (Tổng tài sản)

Zeitun and Tian (2007), Prasetyantoko and Parmono (2012), Abblasali Pouraghajan and Esfandiar Malekian (2012), Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Sharma and Kumar (2011), Ben và cộng sự (2013), Ware (2015), Đỗ Thị Diên (2021)


GROWTH


[(Doanh thu thuần năm nay - Doanh thu thuần năm trước) * 100] / Doanh thu thuần năm trước

Zeitun và Tian (2007), Carpentier (2006), Chowdhury and Chowdhury (2010), Ahmad và cộng sự (2012), Sharma and Kumar (2011), Bagchi and Chakrabarti (2014), Ware (2015),

Demirgünes (2016)



3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả


Các nghiên cứu của Sanghani (2014), Umobong (2015) và Demirgünes (2016) cho rằng có tác động đáng kể và thuận chiều của TTK đến HQTC của DN, nhưng Eljelly (2004), Bibi and Amjad (2017) lại chứng minh rằng tác động đó là nghịch chiều, trong khi đó Bhunia và cộng sự (2011) lại tìm ra được cả tác động thuận chiều và nghịch chiều


của TTK đến HQTC, còn Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy tác

động nào giữa chúng.

Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, các DN luôn cần nắm giữ các tài sản lỏng để có thể tận dụng các cơ hội đầu tư như việc mua hàng giảm giá, hoặc sự biến động tỷ giá khi mua bán xuất nhập khẩu; đảm bảo nhu cầu thanh toán các hóa đơn, các hoạt động thường ngày của DN. Đồng thời DN luôn không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai và do đó, việc giữ một phần tài sản dưới dạng các tài sản lỏng là điều vô cùng cần thiết. Các DN có lịch sử dòng tiền biến động nhiều thường mong muốn có TTK cao hơn để đối phó với những bất ổn. Ngoài ra, các DN có nhiều NNH cũng luôn cố gắng có mức tài sản lưu động cao hơn vì sự không chắc chắn của việc tái cấp vốn của ngân hàng cho các khoản vay. Do đó, một DN luôn cần duy trì TTK tốt để có thể đáp ứng được ba động cơ trên. Khi ba động cơ trên đều được thỏa mãn do TTK tốt thì lợi nhuận của DN sẽ tăng theo.

Theo lý thuyết bất đối xứng thông tin, các nhà quản lý ưa thích việc duy trì TTK tốt hơn là tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông. Do sự bất đối xứng của thông tin gây ra, các DN nên duy trì TTK tốt để tài trợ cho các dự án trong tương lai bằng nguồn vốn nội bộ, mà sẽ không phải phát sinh chi phí huy động vốn bên ngoài, theo đúng luận giải của lý thuyết trật tự phân hạng. Và việc duy trì TTK cao là một giải pháp tối ưu.

Như vậy, theo các lý thuyết trên thì TTK có tác động tích cực đến HQTC của các DN. Do đó, tác giả xây dựng các giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1: TTK có tác động tích cực đến HQTC trong các DNPTCNY trên TTCK VN

Đồng thời, tác giả muốn xem xét sự tác động này có khác nhau giữa các nhóm ngành nghề khác nhau hay không nên tác giả xây dựng giả thuyết tiếp theo:

Giả thuyết 2: TTK có tác động khác nhau đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN thuộc các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.4.1.1. Thu thập dữ liệu

a. Mẫu nghiên cứu

Theo lập luận của Saunders và cộng sự (1997), rất khó để có được giá trị thống kê t-statistic có ý nghĩa thống kê với cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, tác động của kích thước


mẫu lên kết quả giá trị thống kê sẽ giảm khi hơn 30 quan sát được đưa vào nghiên cứu (Saunders và cộng sự, 1997, trang 317). Nghĩa là một mẫu nghiên cứu cần có ít nhất 30 quan sát.

Mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn là những DNPTCNY trên TTCK VN từ năm 2015 đến năm 2019. Tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2015 đến 2019 vì năm 2015 và năm 2019 đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện khung pháp lý của TTCK. Năm 2015, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mới và hoàn thiện các cơ sở pháp lý của TTCK VN, giúp tạo nên môi trường kinh doanh thông thoáng cho NĐT trong và ngoài ngước. Trong đó, một số chính sách nổi bật năm 2015 như sau: (1) Chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015. (2) Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh thông qua Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015.

(3) Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán bằng việc cải cách hàng loạt cách chính sách: Ngày 18/12/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ban hành quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới. Tiếp đó, ngày 21/12, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK. Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tài khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại chứng khoán. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã cho phép thành lập Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Với tín hiệu mới này, việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng như: đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đăng ký lưu ký cổ phiếu tập trung, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán… sẽ được tuân thủ tốt hơn, từ đó giúp gia tăng quy mô hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Đến năm 2019, ngày 26/11/2019, Quốc Hội đã thông qua Luật chứng khoán mới số 54/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2006. Luật Chứng khoán 2019 sẽ có tác động sâu sắc và khá toàn diện đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2020 trở đi, khi mà các yêu cầu, điều kiện về vốn điều lệ khi chào bán chứng khoán được nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập của thị trường. Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán, mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng (thay cho 10 tỷ đồng như trước đây) trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Đồng thời các DNPTCNY sẽ phải


chú trọng và quan tâm hơn đến vấn đề quản trị công ty theo những nội dung, yêu cầu và nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, các quy định điều chỉnh hoạt động này đã được luật hóa tại Mục 2, Chương 3 gồm những quy định về nguyên tắc và nội dung quản trị công ty đại chúng. Những quy định này về cơ bản là phù hợp với thông lệ tốt nhất về quản trị công ty được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Năm 2020 trở đi, sẽ là năm đánh dấu nhiều văn bản dưới Luật ra đời: nghị định, thông tư hướng dẫn, quyết định,… để tạo tiền đề cho Luật Chứng khoán 2019 đi vào cuộc sống năng động của thị trường chứng khoán một cách kịp thời, đồng bộ và nhanh chóng; từ đó, đảm bảo tính hiệu quả và tính tuân thủ của văn bản luật quan trọng này. Điều này sẽ có những tác động không nhỏ đến hoạt động và việc cung cấp thông tin của các DNPTCNY từ giai đoạn 2020 trở đi.

Các DN tài chính được loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu của Luận án vì đặc điểm DN và thông tin do các DN này cung cấp khác biệt nhiều so với các DN phi tài chính. DN tài chính là các DN có kinh doanh các ngành nghề: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan; Môi giới chứng khoán, hàng hóa, đầu tư tài chính khác và các hoạt động liên quan; Bảo hiểm và các hoạt động liên quan. Tác giả loại bỏ các DNPTCNY trên sàn UPCOM, bởi vì sàn UPCOM là thị trường GDCK của các DN đại chúng chưa niêm yết, đây chỉ là trạm trung chuyển các cổ phiếu trước khi niêm yết trên 2 sàn GDCK thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Tổng số DNPTCNY trong giai đoạn 2015-2019 là 670 DN, trong đó số DN có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu cho 5 năm là 527 DN, gồm có 257 DNPTCNY trên sàn HNX và 270 DNPTCNY trên sàn HOSE. Tác giả tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ 527 DN nhằm có được kết quả nghiên cứu đáng tin cậy với mức độ chính xác cao và có khả năng suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Như vậy với 527 DN được khảo sát trong 5 năm, tác giả được toàn bộ dữ liệu bảng cân bằng với tổng số quan sát là 527 * 5 = 2.635 quan sát. Các DN trong mẫu gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

Hiện nay, các sàn GDCK của VN có các tiêu chuẩn phân ngành khác nhau. Đối với các DNPTCNY trên sàn HNX, Sở GDCK Hà Nội có XD tiêu chuẩn phân ngành HASIC, có bản mềm tại địa chỉ website: www.hnx.vn. Đây là bộ chỉ số giá được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các DN, có điều chỉnh theo tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của các DN đang niêm yết trên sàn HNX. Cụ thể như sau:


Bảng 3.4: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên HNX


STT

Tên ngành cụ thể

Số lượng DN

1

Công nghiệp

98

2

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hành chính và dịch vụ hỗ trợ

8

3

Hoạt động bất động sản

7

4

Khai khoáng và dầu khí

16

5

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

0

6

Thông tin, truyền thông và các hoạt động khác

17

7

Thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống

36

8

Vận tải kho bãi

16

9

Xây dựng

50

10

Y tế

9


Tổng

257

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đối với các DNPTCNY trên sàn HOSE được Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh

phân ngành theo tiêu chuẩn toàn cầu (GICS®) được phát triển bởi và là tài sản độc quyền của MSCI Inghiên cứu. và Standard & Poor’s. GICS là một dịch vụ bản quyền của MSCI và S&P và đã được cấp quyền sử dụng cho HOSE. Cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên sàn HOSE


STT

Tên ngành cụ thể

Số lượng DN phi tài chính

1

Bất động sản

26

2

Chăm sóc sức khỏe

10

3

Công nghệ thông tin

3

4

Công nghiệp

84

5

Dịch vụ tiện ích

18

6

Dịch vụ viễn thông

1

7

Hàng tiêu dùng thiết yếu

35

8

Hàng tiêu dùng

32

9

Năng lượng

9

10

Nguyên vật liệu

52


Tổng

270

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Như vậy, việc phân chia ngành theo các tiêu thức khác nhau như trên, sẽ dẫn đến sự không đồng nhất giữa 2 sàn khi thực hiện nghiên cứu. Vì vậy, hiện nay, nhiều trang web GDCK đã tiến hành phân loại ngành nghề của các DNPTCNY theo tiêu chuẩn ICB (Industry classification benchmark). Từ năm 2006, ICB được Dow Jones và FTSE phát triển và đưa vào áp dụng. Hệ thống phân ngành này dựa vào doanh thu của hoạt động SXKD chính để chia các ngành trong nền kinh tế thành 10 nhóm ngành lớn, 19 nhóm ngành, 41 ngành và 114 phân ngành nhỏ. Trường hợp không có đủ thông tin về doanh thu thì ICB sẽ phân ngành DN dựa vào mô tả hoạt động SXKD của DN đó trong bản cáo bạch hàng năm. ICB nhanh chóng được TTCK và giới đầu tư đón nhận, trở thành hệ thống phân ngành phổ biến trên toàn cầu với trên 73 quốc gia áp dụng cho hơn 70.000 DN và hơn 75.000 mã chứng khoán, điển hình như các sàn GDCK Euronext, LSE, NASDAQ và NYSE. Các sàn này luôn cập nhật dữ liệu hàng ngày về các DN và các loại chứng khoán từ ICB để giúp các NĐT trên toàn cầu theo dõi sự biến động của TTCK. Tại VN, việc phân ngành các DNPTCNY trên TTCK theo ICB cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023