Những Quy Định Pháp Lý Về Niêm Yết Chứng Khoán Tại Sgdck Thành Phố Hồ Chí Minh Và Ttgdck Hà Nội.

ngoài), cổ phiếu H (niêm yết tại thị trường Hồng Kông) và cổ phiếu N (niêm yết tại thị truờng New York).

5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về thị truờng chứng khoán

Thực tiễn trên thế giới cho thấy thị truờng chứng khoán có thể đuợc hình thành tự phát không do Nhà nuớc xây dựng, nhưng đến một thời điểm nào đó các nước đều thành lập cơ quan quản lý Nhà nước. Nước nào sớm thành lập cơ quan quản lý Nhà nước thì ở đó thị truờng phát triển tốt. Các cơ quan quản lý Nhà nước này thường là các cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự kiểm soát của Quốc hội hoặc Chính phủ.

Từng buớc hoàn thiện Sở giao dịch chứng khoán

Thành lập và đưa vào hoạt động một SGD chứng khoán không có nghĩa là ngay từ đầu đã có đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ như một SGD hoàn chỉnh mà tuỳ theo điều kiện phát triển của từng nước. Ban đầu có thể thành lập SGD ở quy mô nhỏ cho phù hợp với dung lượng thị truờng trong điều kiện hàng hoá chưa nhiều, công chúng tham gia chưa đông đảo, chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, vốn hoạt động cũng như kinh nghiệm quản lý. Việc xây dựng hai TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh năm 2000 nay đổi thành SGDCK TP HCM(2007) và đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt độngvào năm 2005 trong bước đi ban đầu của TTCK Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của thị truờng chứng khoán thế giới vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Cho phép chứng khoán nước ngoài niêm yết trên Sở giao dịch CK

Một vấn đề khác là việc cho phép chứng khoán nước ngoài được niêm yết trên SGD. Trong thời gian đầu mới hoạt động, hầu hết các SGDCK châu Á đều hạn chế không cho phép chứng khoán nước ngoài niêm yết trên SGD của mình. Tuy nhiên, các nước lại khuyến khích các công ty trong nước niêm yết chứng khoán trên các SGDCK nuớc ngoài. Các chính sách này nhằm hạn chế tác động của bên ngoài vào TTCK và đồng thời tăng cuờng huy động vốn cho nền kinh tế trong nước như truờng hợp Trung Quốc. Đến một trình độ phát triển nhất định, các giới hạn trên

đuợc dỡ bỏ dần. Sở giao dịch chứng khoán các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anhđều mở cửa cho sự tham gia niêm yết chứng khoán từ nước ngoài.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 5


i. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SGDCK THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TTGDCK HÀ NỘI.

1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán

Trước thời điểm năm 2006, Nghị định 48/1998/NĐ-CP vẫn được coi là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán, tuy nhiên, Nghị định này được xây dựng trong điều kiện nước ta chưa có thị truờng chứng khoán do đó không tránh khỏi nhiều hạn chế bất cập. Đến nay với Luật chứng khoán ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có hành lang pháp lý chính thức và tương đối đầy đủ. Cụ thể các văn bản pháp luật dưới đây trực tiếp điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam :

Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006

Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Quyết định số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007 ban hành Quy chế công bố thông tin trên TTGDCK Tp.HCM.

Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán .

Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ra ngày 13/3/2007 về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK/TTGDCK.

Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành kèm theo mẫu bản báo bạch trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng kí niêm yết chứng khoán tại SGDCK/TTGDCK.

Nghị định 36/2007 NĐ/CP của Chính phủ ra ngày 8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Thông tư số 97/2007/TT-BTC huớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP.

2. Các quy định pháp lý cụ thể về niêm yết chứng khoán

Căn cứ vào Luật chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP, Quyết định số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007, thì các quy định pháp lý về hoạt động niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvà TTGDCK Hà Nội như sau :

Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán

Việc niêm yết chứng khoán là một thủ tục cho phép chứng khoán của công ty phát hành được phép giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Đây là quá trình trước đây do UBCKNN chấp thuận nhưng vào đầu năm 2007, toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, thẩm định, cấp phép niêm yết đã được UBCKNN trao cho SGDCK Tp.HCM và TTGDCK Hà Nội theo tinh thần của Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007.

Chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán

Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán

Trái phiếu

Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng

khoán.

a. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Sở giao dịch chứng khoán

Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 80 tỷ đồng Việt Nam : So với Nghị định 144/2003/NĐ-CP trước đây, mức vốn này đuợc quy định cao hơn. Mức vốn này đuợc quy định trên cơ sở khảo sát quy mô vốn hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời tính đến yêu cầu nâng cao dần chất lượng của các công ty niêm yết trên tại SGDCK cho tương xứng cho tương xứng với các TTCK khu vực trong xu thế hội nhập. Nghị định 14 cũng quy định rõ trong thời gian thực hiện chuyển đổi từ TTGDCK lên thành SGDCK theo quy định tại khoản 5 điều 134 Luật Chứng khoán, tổ chức mới đăng kí niêm yết chứng khoán tại TTGDCK Tp.HCM phải đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định đối với SGDCK. Đối với các tổ chức đã niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM trước khi Nghị định 14 có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại SGDCK quy định tại Nghị định này, thì trong thời gian 2 năm kể từ ngày Nghị định 14 có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết, nếu quá thời hạn trên mà không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK thì phải chuyển sang niêm yết tại TTGDCK.

Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí hoạt động. Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ. Các công ty muốn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải chứng minh tình hình hoạt động của mình trong hồ sơ xin phép niêm yết. Đặc biệt là trong báo cáo tài chính được trình bày trong bản cáo bạch. Những bản báo cáo này phải thể hiện được công ty hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin niêm yết, tình hình tài chính lành mạnh, không có lỗ lũy kế tính đến năm niêm yết, có triển vọng phát triển. Triển vọng của công ty thể hiện qua các dự án đầu tư trong tương lai, quy mô và triểnvọng đầu tư phát triển trong 3 hoặc 5 năm tới, có thể là công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của công ty ... Việc quy định công ty phải hoạt động có lãi trong hai năm liên tục tính đến ngày niêm yết để đảm bảo rằng : khi đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại, công ty đã đi vào

hoạt động kinh doanh ổn định, đã sinh lời từ hoạt động kinh doanh đó. Bên cạnh đó, những điều kiện này cũng giúp cho cổ phiếu của công ty khi niêm yết có giá trị hơn và được công chúng đầu tư quan tâm hơn vì cổ phiếu của công ty này đã sinh lợi trong hai năm liên tục và triển vọng sẽ tiếp tục như vậy khi công ty niêm yết.

Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ

Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty phải nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân đại diện trên nắm giữ. Thời gian này đã giảm xuống so với quy định tại Nghị định 144 và tiến gần tới xu hướng của thế giới. Xu hướng chung là không quy định yêu cầu này nữa, tuy nhiên, đối với TTCK Việt Nam đang còn ở giai đoạn đầu, các yêu cầu về quản trị công ty mới đang trong quá trình triển khai và còn một số hạn chế do đó để đảm bảo sự ổn định thì cần quy định về thời gian này nhằm đảm bảo cho sự thành công của Quỹ hay công ty.

Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư, yêu cầu là quỹ đóng và theo mệnh giá phát hành là từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Đối với cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, vốn điều lệ thực góp là 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài yêu cầu đối với Sáng lập viên và thành viên Ban giám đốc giống với yêu cầu của các tổ chức niêm yết trái phiếu và cổ phiếu ở trên, thì phải có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ và 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán.

b. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Trung tâm dịch chứng khoán

Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam : Về niêm yết tại TTGDCK, Điều 9 Nghị định 14 quy định, tổ chức niêm yết tại TTGDCK phải có vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 10 tỷ đồng trở lên. Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phuơng được niêm yết trên TTGDCK theo đề nghị của tổ chức phát hành, TTGDCK là nơi giao dịch trái phiếu chính phủ, dần dần hình thành thị truờng chuyên biệt giao dịch Trái

phiếu chính phủ. Đối với các chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết trên TTGDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch qua TTGDCK để thanh toán thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao,doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đối thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện này.

Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm

giữ.

c. Nghị định còn có các quy định điều chỉnh về việc niêm yết chứng

khoán tại SGDCK nước ngoài. Doanh nghiệp muốn đăng kí niêm yết chứng khoán tại SGDCK nước ngoài phải có điều kiện : không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; có quyết định thông qua việc niêm yết tại SGDCK nước ngoài của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) , của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên), Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc đại diện của chủ sở hữu vốn (đối với công ty Nhà nước) và đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGDCK của nước mà cơ quan quản lý TTCK hoặc SGDCK đã có thoả thuận hợp tác với UBCKNN Việt Nam. Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động này và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong nước khi có sự niêm yết đồng thời tại thị trường trong nước và nước ngoài. Nghị định cũng quy định doanh nghiệp phải có nghĩa vụ báo cáo về việc niêm yết gửi UBCKNN; nghĩa vụ công bố thông tin; tổ chức niêm yết tại nứoc ngoài phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, truờng hợp có sự khác biệt phải giải trình sự khác biệt.

Nội dung và các bước đăng kí niêm yết

a. Đăng kí niêm yết đối với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm

Bước 1 : Tổ chức họp hội đồng quản trị

Đánh giá tình hình của của công ty theo các điều kiện niêm yết và thông qua chủ truơng đăng ký niêm yết.

Xác định những vấn đề cơ bản cần xin ý kiến đại hội đồng cổ đông và xác định thời điểm họp đại hội đồng cổ đông

Bước 2 : Họp đại hội đồng cổ đông

Xin ý kiến của đại hội đồng cổ đông về chủ trương phát hành cổ phiếu ra công chúng, với các nội dung chính :

o Mục đích huy động vốn, số lượng vốn cần huy động, phuơng án sử dụng, đầu tư và trả nợ vốn thu được.

o Loại, số lượng cổ phiếu, trái phiếu, hay chứng chỉ quỹ dự định phát hành.

o Cơ cấu cổ phần dự tính phân phối cho các đối tượng : Hội đồng quản trị, cổ đông hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài

Thông qua Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trên. Buớc 3 : Chuẩn bị phương án phát hành

Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu pháp lý.

Chỉ định các tổ chức liên quan đến đợt phát hành như : Bảo lãnh phát hành, hoặc đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, kiểm toán.

Xác định giá công ty và định giá cổ phiếu phát hành.

Hội đồng quản trị thông qua phương án, hồ sơ đăng ký niêm yết. Bước 4 : Nộp hồ sơ xin phép phát hành ra công chúng.

Sau khi đã chuẩn bị đủ tài liệu hồ sơ, công ty nộp Hồ sơ xin phép phát hành cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

Công bố bản thông báo phát hành trên tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.

Bước 5 : Phân phối chứng khoán

Tổ chức phát hành phải đảm bảo cho người mua chứng khoán tiếp cận được với bản cáo bạch trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng; phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư, thanh toán và chuyển giao chứng khoán.

Hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày hoặc có thể đuợc gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày, báo cáo kết quả đợt chào bán cho UBCKNN trong thời hạn 20 ngày.

Bước 6 : Đăng kí chứng khoán niêm yết với SGDCK, TTGDCK.

Sau khi được UBCKNN chấp thuận phát hành chứng khoán ra công chúng doanh nghiệp đăng ký niêm yết với SGDCK hay TTGDCK.

Tổ chức phát hành muốn niêm yết cổ phiếu và trái phiếu lần đầu phải gửi SGDCK hay TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết, bao gồm :

a) Giấy đăng kí niêm yết cổ phiếu(trái phiếu).

b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông(đối với công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên) thông qua việc niêm yết.

c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng kí niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng kí niêm yết hoặc Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng kí niêm yết.

d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán

e) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Đối với niêm yết trái phiếu, cần có cam kết bảo lãnh hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí