Khái Quát Về Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019


Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát: Chính sách tiền tệ đã được nhà nước điều chỉnh cho chủ động và phối hợp chặt chẽ với các nội dung của chính sách tài khóa, chính sách kinh tế vĩ mô khác. Từ đó, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô phát triển ổn định. Chỉ số CPI bình quân năm 2019 giảm chỉ còn 2,79%, so với mức năm 2016 là 4,74%. Các tổ chức tín dụng được đảm bảo thanh khoản, thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định nên lãi suất ngân hàng được duy trì ổn định, và có xu hướng giảm dần, kích thích nhu cầu vốn của các DN.

4.1.2. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Ngày 28/11/1996, Chính Phủ ký quyết định thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước VN theo Nghị định số 75/CP của Chính Phủ.

Ngày 11/07/1998, Chính Phủ ký Nghị định số 48/CP của Chính Phủ thành lập TTCK VN.

Ngày 28/07/2000, Trung tâm GDCK Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Hai mã đầu tiên được giao dịch trên TTCK VN là REE – Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh và SAM – Công ty cổ phần Sam Holdings.

Ngày 08/03/2005, Trung tâm GDCK Hà Nội được thành lập, và là nơi tập trung niêm yết các DN vừa và nhỏ.

Giai đoạn chập chứng mới khai sinh của TTCK tập trung vào năm 2000-2005, lúc này các DN chỉ mới biết đến sự tồn tại của TTCK, nên vốn hóa thị trường rất thấp, gần như không có sự thay đổi gì so với trước đó, vốn hóa thị trường chỉ dưới 1% GDP.

Ngày 29/06/2006, Luật Chứng khoán đầu tiên được Quốc Hội ban hành, có hiệu lực chính thức từ năm 2007, đã dần giúp hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ các khó khăn và bất cập, giúp TTCK VN tương đồng và hội nhập tốt hơn với thị trường vốn quốc tế. Nhờ đó, quy mô thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với giai đoạn 2000-2005. Năm 2006, vốn hóa thị trường đạt 22,7% GDP, và tăng gần gấp đôi vào năm 2007, với mức vốn hóa thị trường trên 43%, đặc biệt là sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2019.

Đến nay, TTCK VN đã có mức vốn hóa đạt tới hơn 82% GDP, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và đáng tin tưởng của TTCK. Sở dĩ, TTCK đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là nhờ sự phát triển đồng bộ của các yếu tố vĩ mô, chính sách tài khóa ổn định, chính sách tiền tệ nới lỏng; là sự nỗ lực không ngừng nghỉ và sự điều hành trí tuệ của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước. Cụ thể năm 2019: tăng trưởng GDP quý 1, 2, 3 năm 2019 đạt 6,98%, chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 2,75%, tổng vốn đầu tư nước


ngoài đạt gần 31,8 tỷ USD. Có những thời điểm chỉ số VN-Index đã vượt mức và đạt đỉnh vào ngày 06/11/2019 với 1024,91 điểm. Chốt phiên giao dịch ngày 6/12/2019, VN- Index tăng 8% so với cuối năm 2018, đạt 963,56 điểm. Năm 2019 được đánh dấu là 1 năm ghi nhận sự nhìn nhận của Quốc tế với TTCK VN khi được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá VN nằm trong danh sách 20 quốc gia có đóng góp lớn nhất với vào sự tăng trưởng của GDP toàn cầu.

Một số điểm thuận chiều thể hiện sự phát triển của TTCK VN được thể hiện qua các chỉ số cụ thể năm 2019 sau:

Bảng 4.1: Các chỉ số của TTCK VN năm 2019


Chỉ tiêu

Số liệu

Mức vốn hóa thị trường

4.383.000 tỷ đồng

Số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE và HNX

748 mã

Số cổ phiếu niêm yết trên UPCOM

826 mã

Quy mô thị trường trái phiếu

1.184 tỷ đồng

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên

9.139 tỷ đồng

Tổng mức huy động vốn trên TTCK cơ sở

302,6 nghìn tỷ đồng

Giá trị cổ phiếu NĐT nước ngoài đã mua ròng

7.983 tỷ đồng

Giá trị trái phiếu NĐT nước ngoài đã mua ròng

13.034 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đặc biệt, với sự mua bán vốn thành công của Techcombank với 0,9 tỷ USD, Vinhomes với 1,35 tỷ USD, VinGroup với 1 tỷ USD, cùng với các chỉ số quan trọng trên đã cho thấy TTCK VN đang dần từng bước chứng minh hiệu quả của mình, khi trở thành kênh huy động vốn tối ưu cho DN và cho nền kinh tế, là điểm đến lý tưởng cho các NĐT nước ngoài.




Chỉ số VN-Index

1400


1200


1000


800


600


400


200


0


Chỉ số VN-Index

01/01/2015

01/04/2015

01/07/2015

01/10/2015

01/01/2016

01/04/2016

01/07/2016

01/10/2016

01/01/2017

01/04/2017

01/07/2017

01/10/2017

01/01/2018

01/04/2018

01/07/2018

01/10/2018

01/01/2019

01/04/2019

01/07/2019

01/10/2019

Hình 4.2: Diễn biến chỉ số VN-INDEX giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngày 10/08/2017, TTCK phái sinh VN chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 2019, sau 2 năm đi vào hoạt động, TTCK phái sinh VN đã có những bước phát triển vượt bậc và chiếm được lòng tin của các NĐT, đồng thời thị trường đã đón nhận thêm sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Khối lượng hợp đồng tương lai giao dịch giai đoạn 2017-2019 thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Tổng hợp giao dịch hợp đồng tương lai VN giai đoạn 2017-2019


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tháng 08-12/2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Tổng khối lượng giao dịch

Hợp đồng

1.106.353

19.697.764

22.185.096

2

Khối lượng giao dịch bình quân/phiên

Hợp đồng

10.954

78.791

88.740

3

Khối lượng OI (cuối kỳ)

Hợp đồng

8.077

21.653

16.625

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngày 26/11/2019, Quốc Hội đã thông qua Luật chứng khoán mới số 54/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật


Chứng khoán 2006. Luật Chứng khoán 2019 sẽ có tác động sâu sắc và khá toàn diện đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2020 trở đi, khi mà các yêu cầu, điều kiện về vốn điều lệ khi chào bán chứng khoán được nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập của thị trường. Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán, mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng (thay cho 10 tỷ đồng như trước đây) trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Đồng thời các DNPTCNY sẽ phải chú trọng và quan tâm hơn đến vấn đề quản trị công ty theo những nội dung, yêu cầu và nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế hơn, các quy định điều chỉnh hoạt động này đã được luật hóa tại Mục 2, Chương 3 gồm những quy định về nguyên tắc và nội dung quản trị công ty đại chúng. Những quy định này về cơ bản là phù hợp với thông lệ tốt nhất về quản trị công ty được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường chứng khoán phát triển.

Mặc dù có nhiều triển vọng trong giai đoạn 2015-2019 nhưng TTCK của VN vẫn chỉ được Morgan Stanley Capital International (MSCI) đánh giá xếp hạng là TTCK cận biên vào đợt phân loại thị trường hàng năm tháng 05/2020, đồng thời cũng không được FTSE nâng hạng lên TTCK mới nổi thứ cấp tại kỳ đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 3/2020.

4.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Các DNPTCNY trên TTCK VN là toàn bộ các DNPTCNY trên TTCK VN không kinh doanh các ngành nghề: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan; Môi giới chứng khoán, hàng hóa, đầu tư tài chính khác và các hoạt động liên quan; Bảo hiểm và các hoạt động liên quan. TTCK đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2015- 2019, kéo theo đó là sự thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng và kết quả hoạt động của các DN này.

Bảng tổng hợp quy mô – tổng tài sản phía dưới cho thấy tổng tài sản của các DN phi tài chính tăng dần theo thời gian, từ năm 2015 đến 2019. Bình quân giai đoạn 2015- 2019, tổng tài sản của cả thị trường tăng 1.522.666 triệu đồng, tương ứng tăng 49,16%, trong đó tổng tài sản của ngành xây dựng tăng nhiều nhất, tiếp đến là ngành sản xuất và cuối cùng là ngành TM&DV. Cụ thể: tổng tài sản của ngành sản xuất tăng lên 1.288.747 triệu đồng, tương ứng tăng 59,14%; tổng tài sản của ngành thương mại – dịch vụ tăng

209.122 triệu đồng, tương ứng tăng 10,27%; tổng tài sản ngành xây dựng tăng 2.948.889 triệu đồng, tương ứng tăng 95,2%.


Bảng 4.3: Tổng tài sản của các ngành phi tài chính niêm yết giai đoạn 2015-2019

ĐVT: triệu đồng


Ngành

2015

2016

2017

2018

2019

Sản xuất

2.179.335

2.447.586

2.828.868

3.082.500

3.468.082

Thương mại - Dịch vụ

2.035.442

2.103.441

2.121.360

2.179.709

2.244.564

Xây dựng

3.097.343

3.671.379

4.247.434

5.032.465

6.046.232

Tổng

2.427.335

2.738.307

3.085.052

3.452.916

3.950.001

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN

Mặc dù tổng tài sản ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành đều giảm trong giai đoạn 2015-2019. Tốc độ tăng trưởng cả thị trường giảm 12,78%, trong đó, ngành có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất là ngành xây dựng với 15,03%, tiếp đến là ngành TM-DV với 14,22%, và ngành giảm ít nhất là ngành sản xuất với 10,23%.

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng của các ngành phi tài chính niêm yết giai

đoạn 2015-2019


ĐVT: %


Ngành

2015

2016

2017

2018

2019

Sản xuất

16,05

7,90

19,05

15,35

5,82

Thương mại - Dịch vụ

15,73

11,27

14,48

8,45

1,51

Xây dựng

26,39

37,60

18,37

17,91

11,36

Tổng

19,19

18,02

17,64

14,34

6,41

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN

Tốc độ tăng trưởng của các DN giảm, càng thể hiện rõ ràng qua việc HQTC của các DN phi tài chính đều giảm, dù đo lường theo tiêu thức nào. Trong giai đoạn 2015- 2019, đối với ngành sản xuất: ROA giảm 2,74%, ROE giảm 6,82%, ROS giảm 2,57%, Tobin’Q giảm 0,06; đối với ngành TM-DV: ROA giảm 2,7%, ROE giảm 7,5%, ROS giảm 4,62%, Tobin’Q giảm 0,08; đối với ngành xây dựng: ROA giảm 1,54%, ROE giảm 6,66%, ROS giảm 0,19%, Tobin’Q giảm 0,01. Kết quả chi tiết thể hiện ở bảng 4.5.


Bảng 4.5: Hiệu quả tài chính của các ngành phi tài chính niêm yết giai đoạn

2015-2019


Chỉ tiêu

Năm

Ngành sản xuất

Ngành TM&DV

Ngành xây dựng


ROA (%)

2015

9,20

11,47

6,60

2016

8,74

10,51

6,65

2017

8,25

10,27

5,94

2018

7,65

10,45

5,04

2019

6,46

8,77

5,06


ROE (%)

2015

34,98

36,32

29,69

2016

35,93

33,43

31,96

2017

33,67

34,20

31,27

2018

32,48

33,88

25,02

2019

28,16

28,82

23,96


ROS (%)

2015

7,82

14,89

10,91

2016

6,53

12,53

10,70

2017

7,54

12,70

9,58

2018

6,74

13,66

5,61

2019

5,25

10,27

10,72


TOBIN’Q

2015

1,16

1,24

0,96

2016

1,23

1,27

1,0

2017

1,29

1,25

1,02

2018

1,17

1,15

0,95

2019

1,10

1,16

0,95

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN

Mặc dù các con số trên đều cho thấy các DN vẫn đang duy trì được HQTC tốt, nhưng lại có đà giảm từ giai đoạn 2017-2019. Nguyên nhân thứ nhất là do từ năm 2017 trở đi, giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới dự báo tăng cao, ở trong nước, giá dịch vụ y tế, giáo dục, lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng theo lộ trình, giá các mặt hàng


thiết yếu, nguyên, nhiên liệu đầu vào cơ bản tăng gây khó khăn hơn cho các ngành sản xuất; cùng với áp lực tăng tỷ giá VND/USD khiến cho áp lực lạm phát của VN có dấu hiệu tăng cao trở lại. Thứ hai là do xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng. Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường nội địa, nhiều quốc gia đang ngày càng có xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung. Thứ ba là do chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ - Trung Quốc - EU) diễn ra căng thẳng hơn, các quốc gia có xu hướng tiếp tục phá giá đồng nội tệ của mình so với các đồng tiền mạnh (USD, EUR...) để hạn chế thiệt hại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực, diễn biến tỷ giá VND/USD sẽ trở nên khó lường hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu và sau đó là tăng trưởng kinh tế. Thứ tư là do sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn cũng khiến Việt Nam phải có đường lối và chính sách ứng xử khéo léo, mềm dẻo để duy trì, củng cố quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, cả trên bình diện đa phương và song phương. Việc chính quyền mới của Mỹ chú trọng lợi ích kinh tế - thương mại cụ thể cũng tạo ra thách thức đối với Việt Nam.

4.2. Thực trạng tính thanh khoản của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết

Myers (2001) cho rằng, các DN thuộc các ngành nghề khác nhau có những lý do quan trọng riêng để quyết định mức nắm giữ thanh khoản, tùy thuộc vào cấu trúc vốn và các đặc điểm khác nhau của DN. Việc SX, tiêu thụ và vị trí của DN trong nền kinh tế quốc dân cũng quyết định đến TTK của DN đó. Vì vậy, tác giả đã tổng hợp thực trạng TTK của các DN theo từng nhóm ngành SX, XD, TM&DV qua bảng kết quả sau.

Bảng 4.6: Thực trạng tính thanh khoản của các DNPTCNY bình quân giai

đoạn 2015-2019


Ngành

Chỉ tiêu

SX

XD

TM&DV

Bình quân chung

CR

2,57

2,07

3,90

2,76

QR

1,85

1,50

3,34

2,13

CAR

0,41

0,31

1,04

0,54

CCC

119,29

357,04

56,64

176,87

CFR

0,34

0,06

0,65

0,33

CNCC

0,36

0,11

0,67

0,36

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN


Qua bảng số liệu trên cho thấy TTK của các DN nhóm ngành TM&DV là tốt nhất với các hệ số CR, QR, CAR, CFR, CNCC là lớn nhất và hệ số CCC là nhỏ nhất trong 3 nhóm ngành. Tài sản của các DN gồm tài sản lưu động và TSCĐ. TTK tăng xuất phát từ sự gia tăng của tài sản lưu động. Và nếu tổng tài sản không đổi, thì có nghĩa TTK tăng kéo theo là sự sụt giảm của TSCĐ (Šeligová, 2017). Điều này có nghĩa là đối với các DN trong ngành TM&DV, vốn là các DN đầu tư ít vào TSCĐ thì các chi phí khấu hao thấp hơn và mức độ thanh khoản là tốt hơn. Các DN dịch vụ không tham gia vào việc sử dụng NVL thô để tạo ra thành phẩm mà chỉ là các DN kết nối giữa người SX và người tiêu dùng cuối cùng hoặc là cung cấp các dịch vụ. Do đó, tỷ trọng HTK trong các DN này là rất thấp, các khoản nợ phải thu cũng tồn đọng ít và kéo theo là chỉ tiêu CCC cũng thấp nhất.

Các DN thuộc khối ngành XD có TTK là kém nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu CR, QR, CAR, CFR, CNCC thấp nhất và chỉ tiêu CCC lại cao nhất. Ngành XD là ngành tạo ra các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội gồm quy hoạch, thiết kế, XD, hoặc sửa chữa, bảo trì, phá dỡ các công trình công cộng hoặc các công trình kỹ thuật dân dụng. Hoạt động XD là một hoạt động chuyên biệt, đòi hỏi các kỹ năng và thiết bị riêng. XD là một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới, chiếm một lượng lớn tỷ trọng của Tổng sản phẩm quốc nội và Tổng sản phẩm quốc dân của hầu hết các quốc gia. Tầm quan trọng của lĩnh vực XD không chỉ liên quan đến quy mô của nó mà còn liên quan đến vai trò của nó như một chất xúc tác trong tăng trưởng kinh tế. Do đó, TTK của ngành XD cũng gặp thách thức khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó bị chậm lại. Đồng thời, các DN thuộc nhóm ngành XD là các DN đầu tư vào TSCĐ rất lớn, chi phí NVL cho SX cũng nhiều và giá trị HTK chính là các công trình chưa được nghiệm thu, bàn giao nên giá trị vô cùng lớn. Thủ tục giải ngân, nghiệm thu đối với các việc thi công các công trình lớn, các công trình trọng điểm của nhà nước cũng thường phức tạp, kéo dài nên kỳ thu tiền bình quân cao. Chính vì vậy, hệ số CCC của các DN XD rất lớn, gấp đôi mức trung bình của toàn thị trường.

Các DN SX có mức thanh khoản nằm giữa khối ngành XD và TM&DV. Lĩnh vực SX là lĩnh vực có chi phí SX rất cao, và lợi nhuận thấp hơn so với khối ngành dịch vụ. Peavler (2011) quan sát thấy hầu hết các DN SX phá sản là do dòng tiền của DN đó gặp vấn đề, khả năng tiếp cận nguồn tiền mặt là khó khăn với chi phí tốn kém. Hoạt động SX bao gồm nhiều hoạt động theo chuỗi giá trị, từ những giai đoạn tiền SX như R&D, thông qua SX hoặc lắp ráp, tạo ra các thành phẩm. Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong các DN SX và tỷ trọng tài sản cũng nhiều. Tuy nhiên, mức độ tồn kho và việc khó khăn trong quá trình thu hồi công nợ của các DN SX không nhiều và phức tạp như đối

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí