Ncs (2018) “Chứng Khoán Hóa - Một Biện Pháp Để Xử Lý Nợ Xấu Của Tổ Chức Tín Dụng”, Đặc San Khoa Học Tài Chính - Đầu Tư Đông Nam Á, Số 2 Tháng


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những phân tích về thực trạng quản lý nợ xấu cũng như kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động QLNX tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chương 3 đã trình bày 8 giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNX và tăng cường chất lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động QLNX của Techcombank. Nhóm các giải pháp tập trung chủ yếu vào các nhân tố chủ quan bên trong Ngân hàng.

Ngoài ra chương 3 còn đưa ra nhóm 3 kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và khuyến nghị về chính sách cũng như quy định về QLNX, nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc giám sát thực hiện, tạo môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho công tác QLNX của toàn ngành ngân hàng nói chung, Techcombank nói riêng.


KẾT LUẬN


Với mục tiêu hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lí luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại trong điều kiện có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II, nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Hai là, phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 dựa trên nhóm các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ xấu được đề xuất từ hệ thống lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu, nhằm đưa ra những đánh giá toàn diện, chính xác và có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Cùng với việc khai thác, sử dụng các nguồn số liệu đáng tin cậy, luận án thu thập khảo sát và thông qua kết quả kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động quản lý nợ xấu làm cơ sở đáng tin cậy cho những phân tích, nhận định về hoạt động quản lý nợ xấu và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Ba là, dựa trên kết quả phân tích, đánh giá mang tính định tính và định lượng có độ tin cậy cao, luận án đã đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng và xu thế phát triển hiện nay nhằm tăng cường công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Các giải pháp và kiến nghị của luận án mang tính khả thi và ứng dụng cao với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Tuy đạt được một số kết quả nhất định, song luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - 25

Thứ nhất, nguồn số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án mới chỉ được thu thập tại một số Chi nhánh Ngân hàng tại các địa bàn Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh, mà chưa thu thập được trên toàn bộ địa bàn hoạt động của Ngân hàng. Số lượng chuyên gia, cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát còn hạn chế.


Thứ hai, nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án còn nhiều hạn chế về mức độ tin cậy cũng như tính toàn diện, đầy đủ do tính chất nhạy cảm của thông tin.

Thứ ba, luận án mới xem xét hoạt động quản lý nợ xấu trên phương diện toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mà chưa có điều kiện phân tích, nghiên cứu cụ thể cho từng Chi nhánh, từng tình huống điển hình nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và sát với điều kiện thực tế của từng đơn vị.

Vì những hạn chế nêu trên nên những kết luận đưa ra trong luận án có thể chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn, tính chất của hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, do đó, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đề tài này trong thời gian tới nhằm hoàn thiện những hạn chế nêu trên.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. NCS (2018) “Chứng khoán hóa - Một biện pháp để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng”, Đặc san khoa học Tài chính - Đầu tư Đông Nam Á, Số 2 tháng 6/2018, tr. 18- 19.

2. NCS (2018) “Giải pháp phát triển thị trường vốn, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn”, Đặc san khoa học Tài chính - Đầu tư Đông Nam Á, Số 2 tháng 6/2018, tr. 24-25.

3. NCS (2020) “Debt securitization to relief credit institution bad debts”, Review of Finance, Vol 3, Issue 2 - 2020, page. 12.

4. NCS (2020) “Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Những vấn đề về đầu tư gắn với phát triển thị trường trái phiếu”, Kinh tế tài chính Việt Nam, Số 3 tháng 6/2020, tr. 59.

5. NCS (2021) “Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, Số 04(213) - 2021, tr. 65-71.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Châu Đình Linh (2018), “Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

2. Dương Thị Hoàn (2020), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

3. Đặng Vũ Hùng (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

4. KPMG (2018), Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính

5. Lê Thanh Huyền (2018), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng của một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

6. Lê Thị Huyền Diệu (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

7. Lê Thị Mai Hương (2019), “Đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp xử lý nợ xấu của các TCTD đến tài chính - ngân sách nhà nước và biện pháp hoàn thiện”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Tài chính.

8. Lê Thị Vân Khanh (2017), “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo Khoa học), Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước, Chỉ thị 07 của NHNN (10/2017) về tăng cường phòng, chống và ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

12. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch covid - 19.


13. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

14. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2017/TT-NHNN “Quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC”, ban hành ngày 14/8/2017.

16. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2017/TT-NHNN

17. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

18. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2019/TT-NHNN

19. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2020), Báo cáo Thường niên

20. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả kinh doanh 2014 và kế hoạch kinh doanh 2015

21. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Báo cáo kết quả kinh doanh 2015 và kế hoạch kinh doanh 2016

22. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Báo cáo Thường niên

23. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

24. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Báo cáo kết quả kinh doanh 2016 và kế hoạch kinh doanh 2017

25. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Báo cáo Thường niên

26. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

27. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2017), Báo cáo Công bố thông tin Tỷ lệ an toàn vốn.

28. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2017), Báo cáo kết quả kinh doanh 2017 và kế hoạch kinh doanh 2018


29. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2017), Báo cáo Thường niên

30. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2017), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

31. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Báo cáo Công bố thông tin Tỷ lệ an toàn vốn.

32. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Báo cáo kết quả kinh doanh 2018 và kế hoạch kinh doanh 2019

33. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Báo cáo Thường niên

34. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2019), Báo cáo Thường niên

35. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

36. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2019), Báo cáo Công bố thông tin Tỷ lệ an toàn vốn.

37. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2019), Báo cáo kết quả kinh doanh 2019 và kế hoạch kinh doanh 2020

38. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2019), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

39. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2020), Báo cáo tóm tắt hoạt động tín dụng

40. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định 0022/2014/QĐ1 quy định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo.

41. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định QĐ1-TDC/16 của HĐQT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

42. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định số 0015/2014/QĐ1 ngày 31/10/2014 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam.

43. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định số 0027/2016/QĐ1 ngày 01/11/2016; Quyết định số 0026/2017/QĐ1 ngày 17/10/2017 quy định về hoạt động phê duyệt nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.


44. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định số 0070/2018/QĐ1 ngày 29/12/2018 quy định về Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

45. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Quyết định số 506/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 27/05/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.

46. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng (2018)

47. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Tài liệu tự đào đạo (2018)

48. Nguyễn Anh Tuấn (2012) “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội.

49. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013) “Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

50. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Hương (2013) “Hoạt động ngoại bảng và quy trình QTRR trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, tr. 34-38.

51. Nguyễn Như Dương (2018), “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

52. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

53. Nguyễn Tuấn Anh (2012) “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

54. Nguyễn Thị Gấm (2020), “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

55. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt nam,” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

57. Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2020), “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.

58. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

Ngày đăng: 13/07/2022