- Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết (Critical needs cash coverage – CNCC)
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động của DN có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay và nợ phải trả hay không. Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là dòng tiền của DN được tạo ra có KNTT được lãi vay và nợ phải trả. Nếu hệ số >0 và < 1: DN vẫn tạo ra được dòng tiền vào > dòng tiền ra nhưng số tiền đó không đủ để thanh toán nợ đến hạn và tiền lãi vay. DN có tình trạng tài chính yếu. Và nếu, hệ số này < 0 nghĩa là dòng tiền vào của DN không đủ bù đắp dòng tiền ra của DN, DN không thể trang trải được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, và càng không thể đủ KNTT lãi vay và NNH đến hạn trả. Hệ số này càng cao càng tốt.
CNCC =
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Tiền lãi vay đã trả NNH bình quân + Tiền lãi vay đã trả
2.2. Lý luận về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.2.1. Bản chất của hiệu quả tài chính
Theo các nhà kinh tế học, vào thế kỷ XVIII, nhà kinh tế học người Anh - Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” (Adam Smith, 1997). Samuelson và Nordhaus, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, trong cuốn kinh tế học ông viết: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người” (Samuelson and Nordhaus, 2011).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Tỷ Lệ Dòng Tiền
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Cả Tỷ Lệ Truyền Thống
- Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản
- Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính
- Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đo Lường Biến Phụ Thuộc
- Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đo Lường Biến Kiểm Soát
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Theo từ điển tiếng Việt, hiệu quả được hiểu là “kết quả thực của việc làm mang lại”. Còn theo từ điển Anh, Pháp, có sự đa dạng hơn về khái niệm của hiệu quả. Hiệu quả được hiểu là: (1) có thể đo được bằng một đại lượng; (2) để đạt được điều gì đó với ý định cụ thể (ví dụ, tạo ra giá trị); (3) kết quả của một hành động; (4) khả năng để hoàn thành hoặc tiềm năng tạo ra kết quả; (5) so sánh kết quả với một số điểm chuẩn hoặc tham chiếu đã chọn; (6) một kết quả đáng ngạc nhiên so với kỳ vọng. Theo từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2006), hiệu quả là MQH giữa các nhân tố đầu vào khan hiếm với sản lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra.
Xét ở góc độ tổ chức DN, Trần Thị Bích Nhung (2018) đã cho rằng: “Hiệu quả của DN là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong HĐKD nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi của DN”. Khái niệm này cũng khá tương đồng với khái niệm về hiệu quả kinh doanh của các tác giả đi trước như: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp
nhất” (Nguyễn Văn Công, 2009, tr. 282) hay “Hiệu quả kinh doanh của DN là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực; tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao nhất” (Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr.199).
Hiệu quả của một DN có thể được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Trong đó, đo lường hiệu quả của DN bằng các thước đo tài chính là đo lường hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001). “HQTC là thước đo HQHĐ của nguồn vốn CSH, là công cụ để xác định lợi nhuận của DN và xác định sự gia tăng giá trị tài sản cho CSH, hay nói cách khác HQTC là thước đo sự tối ưu hóa giá trị của DN” (Phạm Thị Kiều Trang, 2017, tr 42).
Theo tác giả, HQTC của DN là một thước đo, phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN về mặt tài chính, tức là khả năng của DN trong việc huy động, quản lý, và sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
2.2.2. Đo lường hiệu quả tài chính
Theo Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016), để đo lường HQTC trong các DN, có thể sử dụng rất nhiều chi tiêu. Song thường chia thành hai nhóm chỉ tiêu chính. Nhóm thứ nhất là các chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu của kế toán, là tỷ suất giữa các kết quả thu được và các yếu tố đầu vào. Cụ thể là tỷ suất giữa thu nhập thuần hoặc lợi nhuận ròng trên tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư hoặc vốn CSH. Nhóm thứ hai là các chỉ tiêu được tính toán dựa trên giá trị thị trường.
Theo Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), các chỉ tiêu đo lường HQTC gồm 2 nhóm là nhóm các chỉ tiêu cổ điển và nhóm các chỉ tiêu hiện đại, thể hiện qua sơ đồ sau:
HIỆU QUẢ TÀI
Nhóm chỉ tiêu tài chính cổ điển
- Chỉ tiêu phản ánh HQTC: ROA, ROE, ROS,...
- Chỉ tiêu phản ánh HQHĐ của tài sản: số lần luân chuyển tài sản, số lần luân chuyển TSNH, số lần luân chuyển tài sản dài hạn, số vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình quân,…
- Chỉ tiêu phản ánh KNTT: hệ số KNTT NNH, hệ số KNTT nhanh, hệ số KNTT hiện thời,…
- Chỉ tiêu đánh giá vốn: số vòng quay của vốn CSH, sức hao phí của vốn CSH so với doanh thu thuần, sức hao phí của vốn chủ so với lợi nhuận sau thuế,..
CHÍNH Nhóm chỉ
tiêu tài chính hiện đại
- Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
- Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
- Chỉ số giá trên thu nhập (P/E)
- Giá trị thị trường gia tăng (MVA)
- Giá trị thị trường Tobin’Q
Hình 2.1: Các chỉ tiêu đo lường HQTC của DN
Nguồn:Nguyễn Thị Thanh Hải (2013)
Trong nghiên cứu của mình, Santos and Brito (2012) đã đưa ra mô hình các thước
ưởng và giá trị thị trường.
đo HQTC trên 3 khía cạnh: HQTC, mức tăng tr
HQTC
- ROA
- ROS
- ROE
- ROI
HQTC
Mức tăng trưởng
- Mức tăng trưởng của tài sản
- Mức tăng trưởng của doanh thu thuần
- Mức tăng trưởng của vốn đầu tư
Giá trị thị trường
- Tobin’Q
- EPS
- DPS
Hình 2.2: Các khía cạnh đo lường HQTC của DN
Nguồn: Santos and Brito (2012)
Xây dựng các thước đo HQTC chính xác là điều vô cùng quan trọng. Sự chính xác này ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả nghiên cứu định lượng và có thể che dấu đi MQH thực sự nếu kết quả sai lệch (Santos and Brito, 2012). Nhiều nghiên cứu đo lường HQTC với một thước đo duy nhất. Điều này chỉ phản ánh được một góc nhìn về HQTC của DN, mà chưa thể cung cấp được bức tranh tổng thể và chính xác về kết quả hoạt động của DN. Các nhà nghiên cứu nên sử dụng nhiều thước đo HQTC với một mẫu nghiên cứu phù hợp thì sẽ có sự đánh giá và lựa chọn tốt hơn. Ray và cộng sự (2004) càng nhấn mạnh điều này trong nghiên cứu của mình. Họ đề xuất các DN nên sử dụng tổng hợp các chỉ số đo lường. Bởi ROA hay ROE, ROI, ROS là các chỉ tiêu được tính toán dựa trên giá trị sổ sách. Đó là cách nhìn về quá khứ và đánh giá HQTC trong ngắn hạn của DN. Các chỉ tiêu này thể hiện giá trị lợi nhuận trong kỳ kế toán cũ. Còn các chỉ tiêu giá trị thị trường lại đánh giá được HQTC của DN trong tương lai thông qua giá trị thị trường của cổ phiếu. Vì vậy, sau khi tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã gộp lại và chia các chỉ tiêu đo lường HQTC của DN thành hai loại chính:
i) Các hệ số giá trị sổ sách
ii) Các hệ số giá trị thị trường
i. Các hệ số giá trị sổ sách
Các hệ số giá trị sổ sách được dùng nhiều nhất bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming and Gee, 2008; Ongore, 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Ali and Saeed, 2011). Nhìn chung, ROA, ROE, ROS là ba hệ số lợi nhuận được sử dụng phổ biến nhất.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận
=
Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa của chỉ tiêu này thể hiện 1 đơn vị tài sản sử dụng cho HĐKD đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lời của tài sản càng cao, HQTC càng lớn và ngược lại.
Chỉ tiêu ROA bao gồm tất cả các loại tài sản của DN, cả những tài sản do chính nguồn lực của DN tạo ra từ các khoản đóng góp của các NĐT và gồm cả những tài sản do nguồn lực từ các khoản nợ đem lại. Vì vậy, chỉ tiêu ROA sẽ cho thấy sự hiệu quả của DN trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE)
Lợi nhuận
=
Vốn CSH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn CSH đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lời của vốn CSH càng cao, HQTC càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản và trình độ quản trị nguồn vốn của DN.
Nếu hệ số này thấp hơn mức lãi suất phổ thông thì các cổ đông sẽ không có động lực để đầu tư vào DN vì nó phản ánh HQTC của DN thấp. ROE cũng được các NĐT trên TTCK sử dụng nhằm tìm ra DN có tốc độ tăng trưởng vốn CSH của cổ đông nhanh hơn. Khi đó giá cổ phiếu sẽ được đánh giá tốt hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Ý nghĩa của chỉ tiêu này thể hiện: khi thực hiện một đồng doanh thu, DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Các chỉ tiêu ROA, ROE và ROS là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về kết quả của hoạt động SXKD hiện tại và lợi nhuận trong các kỳ kế toán trước mà DN đã đạt được. Vì thế, nhóm các chỉ tiêu này là cách các nhà quản lý đánh giá quá khứ hoặc khả năng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn của DN (Hu and Izumida, 2008). Tùy theo mục đích nghiên cứu, chỉ tiêu “lợi nhuận” có thể lấy một trong các loại sau: lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Hu and Izumida, 2008; Tongkong, 2012); lợi nhuận trước thuế (Sheikh và cộng sự, 2013) hoặc lợi nhuận sau thuế (Nguyễn Văn Công, 2010; Nguyễn Ngọc Quang, 2011).
ii. Hệ số giá trị thị trường
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hệ số Tobin’Q, MBVR, P/E, EPS là một trong các công cụ đánh giá hiệu quả về HQTC của DN.
- Hệ số giá trị thị trường (Tobin’Q)
Hệ số Tobin’Q
Tổng giá trị thị trường của vốn CSH + Giá trị sổ sách các
= khoản nợ phải trả
Giá trị sổ sách của tổng tài sản
Chỉ tiêu Tobin’Q cho biết nếu một DN được thị trường đánh giá hơn giá trị vật chất của nó thì có nghĩa là DN đó có triển vọng phát triển.
Khi Tobin’Q > 1, DN sẽ tăng cường đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng, còn nếu Tobin’Q < 1 thì DN sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp.
- Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)
Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)
Giá trị thị trường một cổ phiếu
=
Thu nhập một cổ phiếu
Chỉ số này phản ánh MQH giữa giá trị thị trường với thu nhập của một cổ phiếu. Khi trị số P/E thấp có thể do giá trị thị trường của cổ phiếu đó thấp hoặc do thu nhập của cổ phiếu đó cao, và ngược lại. Tuy nhiên, giá trị thị trường của một DN thấp hay cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể do DN kinh doanh kém hiệu quả hoặc do sự thiếu hụt thông tin trên thị trường nên thị trường định giá DN đó thấp. Vì vậy, khi phân tích chỉ số P/E thì cần xem xét sự biến động qua nhiều năm và so sánh với các DN trong cùng ngành nghề để có kết luận chính xác nhất.
- Hệ số MBVR
Chỉ số MBVR được sử dụng để so sánh vốn CSH theo giá trị thị trường và giá trị sổ sách kế toán. Thể hiện sự kỳ vọng của thị trường đối với hiệu quả sử dụng vốn CSH của DN.
MBVR =
- Hệ số EPS
Giá trị thị trường của vốn CSH Giá trị sổ sách của vốn CSH
Hệ số EPS thể hiện phần lợi nhuận mà DN phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường
đang được lưu hành trên thị trường.
EPS =
Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Tóm lại, HQTC của các DN cổ phần sẽ được đánh giá tốt nhất thông qua sự kết
hợp hai nhóm hệ số. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của các chỉ tiêu này có thể đưa ra những đánh giá hữu ích về HQTC trong quá khứ cũng như tăng trưởng trong tương lai của DN.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Theo kết quả của các nghiên cứu trước, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến HQTC của các DNPTCNY. Đó là có thể là các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài DN; cũng có thể là các yếu tố tài chính hoặc phi tài chính,…nhưng chiều tác động đến HQTC lại không thống nhất hoặc có một số nhân tố tác động mạnh đến HQTC trong các nghiên cứu này nhưng không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu khác. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, Luận án chỉ để cập đến một số yếu tố bên trong nổi bật và đo lường được thông qua các chỉ tiêu tài chính, cụ thể như sau:
- Tính thanh khoản của DN: TTK của DN chính là KNTT các khoản nợ đến hạn một cách đầy đủ, kịp thời, thể hiện qua giá trị các tài sản lỏng mà DN nắm giữ và khả năng chuyển đổi các tài sản này thành tiền. Nếu giá trị các tài sản lỏng của DN nắm giữ càng nhiều và khả năng chuyển đổi chúng thành tiền càng dễ dàng, càng thuận tiện thì TTK của DN càng cao và ngược lại.
Một DN mà các khoản NHH không được thanh toán kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của DN, đồng thời ảnh hưởng đến chính uy tín của DN. Việc thiếu tiền mặt, thiếu các tài sản lưu động sẽ khiến DN không tận dụng được các thời cơ, ưu đãi của các nhà cung cấp. Theo một nghĩa nào đó, khi DN thiếu hụt TTK có nghĩa là DN đó không thể tận dụng được các ưu đãi hoặc đón nhận các cơ hội kinh doanh khi chúng đột ngột xuất hiện (Wang, 2002). TTK là điều kiện tiên quyết để đảm bảo DN thanh toán các khoản NNH và chính dòng chảy liên tục của nó sẽ đảm bảo một DN kinh doanh có lợi nhuận (Bibi and Amjaad, 2017). Đồng thời, theo Justyna (2013), TTK là then chốt cho sự sống còn của DN vì nó tác động đến doanh thu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro của DN. Nó cũng giúp DN vừa tận dụng tốt các nguồn lực đương có và tạo ra lợi nhuận mà không có bất kỳ rủi ro nào (Ismail, 2016). Chính vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến tác động của TTK đến HQTC và hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về sự tác động đó. Sanghani (2014), Umobong (2015) và Demirgünes (2016) cho rằng có tác động đáng kể và thuận chiều giữa TTK và HQTC của DN, nhưng Eljelly (2004), Bibi and Amjad (2017) lại chứng minh rằng tác động đó là nghịch chiều, trong khi đó Bhunia và cộng sự (2011) lại tìm ra được cả tác động thuận chiều và nghịch chiều của TTK đến HQTC, còn Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy tác động nào của TTK đến HQTC.
- Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của DN nhằm tăng ROE hay EPS. Đó chính là sự kết hợp giữa các khoản
nợ phải trả và vốn CSH của DN. Đòn bẩy tài chính trong các DN có số nợ phải trả lớn hơn Vốn CSH sẽ cao hơn và ngược lại.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong DN sẽ giúp các DN bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, hỗ trợ gia tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc thu nhập trên 1 cổ phần một cách hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Đồng thời, đó còn là một lá chắn thuế hữu ích, giúp các DN giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, nếu DN không sử dụng công cụ này một cách hiệu quả thì đòn bẩy sẽ trở thành con dao hai lưỡi, gây khủng hoảng tài chính cho hoạt động kinh doanh.
Một số nghiên cứu cho rằng, tác động của đòn bẩy tài chính là cùng chiều đến HQTC (Kouser và cộng sự, 2011; Devi and Devi, 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả tác động đòn bẩy là ngược chiều với HQTC (Dogan, 2013; Phạm Thị Hồng Vân, 2018). Điều này cho thấy, việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng làm tăng HQTC của DN. Mà điều đó còn phụ thuộc vào hiện giá của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng HQTC, tức gia tăng khả năng sinh lời nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro vỡ nợ cho DN.
- Ngành kinh doanh: Myers (2001) cho rằng, các DN thuộc các ngành nghề khác nhau có những lý do quan trọng riêng để quyết định mức nắm giữ thanh khoản, tùy thuộc vào cấu trúc vốn và các đặc điểm khác nhau của DN. Việc SX, tiêu thụ và vị trí của DN trong nền kinh tế quốc dân cũng quyết định đến TTK của DN đó, từ đó tác động đến HQTC của DN.
- Quy mô DN: Quy mô doanh nghiệp là một trong những đặc điểm quan trọng tác động đến HQTC của DN. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ có thể tối đa hóa HQTC vẫn là vấn đề gây tranh cãi về cả lí thuyết và thực nghiệm. Nếu quy mô lớn, DN có thể đạt được HQTC tốt nhờ lợi thế kinh tế về quy mô: đi vay với lãi suất thấp hơn, có thể mua nhiều hàng hóa với chiết khấu thương mại tốt hơn, trình độ chuyên môn và mức độ chuyên môn hóa của lao động cao, trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến…đến đến HQTC ngày càng cao. Tuy nhiên, nếu quy mô công ty quá lớn, có thể dẫn tham nhũng, hoặc quy trình kiểm soát kém, không chặt chẽ gây tác động ngược chiều đến HQTC. Cụ thể, nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007), Prasetyantoko and Parmono (2012), Pouraghajan and Malekian (2012), Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Đỗ Thị Diên (2021) đều cho kết quả quy mô DN tác động tích cực và đáng kể đến HQTC của DN. Ngược lại, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Tzelepis and Skuras (2004), Sharma and Kumar (2011); Ben-Caleb và cộng sự (2013) lại cho thấy, không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô với HQTC của DN.