Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính


- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng sẽ cho thấy sự phát triển của DN. Đó là dấu hiệu cho thấy DN có sự tăng lên về doanh thu qua từng thời kỳ. DN nắm càng nhiều tài sản, có càng nhiều lợi nhuận và doanh thu ngày càng tăng trưởng sẽ có khả năng tạo ra HQTC ngày càng tốt hơn.

Và khi môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, mỗi DN luôn phải bảo đảm HĐKD của mình ngày càng phát triển để có thể đứng vững trên thị trường. Tăng trưởng chính là một trong những điều kiện cơ bản để DN có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc HĐSXKD. Đó không chỉ là sự tích lũy về vốn, đầu tư cơ sở vật chất để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn là lợi thể để tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Trong khi đó, nghiên cứu của Zeitun and Tian (2014), Carpentier (2006); Chowdhury and Chowdhury (2010); Ahmad và cộng sự (2012) cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến HQTC của DN, nhưng Sharma and Kumar (2011); Bagchi and Chakrabarti (2014) lại tìm thấy tác động tiêu cực của tốc độ tăng trưởng đến HQTC, thậm chí Ware (2015); Demirgünes (2016) lại không tìm thấy tác động nào của tốc độ tăng trưởng đến HQTC của DN.

2.3. Lý thuyết có liên quan đến tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính

2.3.1. Lý thuyết ưa thích thanh khoản

Lý thuyết ưa thích thanh khoản là một trong những lý luận liên quan đến nhu cầu tiền tệ mà Keynes (1936) (trích dẫn trong Kagunda, 2018) đã nêu ra trong các tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest and Money) đã xác định ba động cơ chính của việc nắm giữ tiền mặt gồm: Đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch. Động cơ đầu cơ là nhu cầu nắm giữ tiền mặt để có thể tận dụng các cơ hội đầu tư như việc mua hàng giảm giá, hoặc sự biến động tỷ giá khi mua bán xuất nhập khẩu. Động cơ giao dịch là nhu cầu thanh toán các hóa đơn, các hoạt động thường ngày của DN như thanh toán tiền lương, các khoản phải trả, thuế, cổ tức,…Động cơ phòng ngừa là vì DN không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai và do đó, việc giữ một phần tài sản dưới dạng các tài sản lỏng là điều vô cùng cần thiết. Các DN có lịch sử dòng tiền biến động nhiều thường mong muốn có TTK cao hơn để đối phó với những bất ổn. Ngoài ra, các DN có nhiều NNH cũng luôn cố gắng có mức tài sản lưu động cao hơn vì sự không chắc chắn của việc tái cấp vốn của ngân hàng cho các khoản vay. Do đó, một DN luôn cần duy trì TTK tốt để có thể đáp ứng được ba động cơ trên. Khi ba động cơ trên đều được thỏa mãn do


TTK tốt thì lợi nhuận của DN sẽ tăng theo (Njoroge, 2015). Khi TTK tốt, DN sẽ tận dụng được các cơ hội đầu tư có KNSL tốt, đảm bảo được uy tín với ngân hàng, với nhà cung cấp, với người lao động và nhà nước,…đồng thời lại có thể phòng ngừa được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Từ đó, DN sẽ yên tâm SX và phát triển. Hiệu quả tài chính từ đó cũng được tăng lên.

2.3.2. Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) là một trong các bước phát triển về mặt lý luận của Miller (1984) (trích dẫn trong Umobong, 2015) khi tác động của thuế, các chi phí trung gian và các chi phí phá sản DN được ông xem xét đến khi giải trích sự thay đổi của cấu trúc vốn. Lý thuyết này giải thích tại sao các DN lại có hệ số nợ và nguồn vốn (cơ cấu vốn) khác nhau, nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau nhưng vẫn tối đa hóa được lợi ích của DN. Cụ thể, khi các DN gia tăng việc sử dụng nợ, thì DN sẽ được hưởng lợi ích từ việc giảm số thuế TNDN phải nộp, hay còn gọi là lá chắn thuế. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ càng gia tăng, thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ tăng, và tăng lớn hơn lợi ích của lá chắn thuế đem lại thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho DN. Nghĩa là theo lý thuyết đánh đổi, khi sử dụng nợ vay sẽ tồn tại cả các ưu và nhược điểm. Theo đó, khi DN hạn chế sử dụng vay nợ, nghĩa là tăng việc giữ tiền mặt có thể cung cấp một số lợi thế cho DN như: (1) Cung cấp thanh toán ngay cho các chi phí hàng ngày như tiền lương, vật liệu và thuế. (2) Do thực tế là dòng tiền trong tương lai không chắc chắn, nên việc giữ tiền mặt đảm bảo cho DN có thể xử lý kịp thời trong các tình huống khẩn cấp. (3) Sở hữu tiền mặt đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư có lợi nhuận đòi hỏi thanh toán phải ngay lập tức, không mất đi các chi phí cơ hội do thiếu vốn, đặc biệt là cho các DN khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, việc lưu trữ các tài sản có TTK cao làm giảm khả năng phát sinh chi phí tài chính nếu DN hoạt động không tạo ra dòng tiền đủ để đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ bắt buộc. Tuy nhiên, việc đầu tư quá nhiều vào các tài sản có TTK cao cũng có những bất lợi vì phát sinh nhiều chi phí. Một lượng tiền mặt lớn trên BCTC có thể làm cho các NĐT phải đặt câu hỏi: tại sao các nhà quản trị lại để tồn lượng tiền mặt lớn ở đó mà không đem đi sử dụng? Như vậy có phải DN đã mất đi các cơ hội đầu tư hay là ban quản trị DN quá yếu kém nên đã không thể sử dụng hiệu quả tiền mặt của DN. Việc để tiền mặt trong DN quá nhiều đồng nghĩa với việc DN đã bỏ qua nhiều chi phí cơ hội, vì tỷ suất sinh lợi thấp, đặc biệt nếu DN bỏ qua những dự án đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận hơn là việc nắm giữ ở mức tiền mặt này. Việc DN quyết định nắm giữ bao nhiêu các tài sản lỏng, mà quan trọng nhất là tiền mặt, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến TTK và HQTC của DN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


Pass and Pike (1984) (trích dẫn trong Lamberg and Valming, 2009) cho rằng TTK và HQTC của DN liên quan đến sự biến động của nợ phải trả theo thời gian, đúng như biện giải của lý thuyết đánh đổi. Tỷ lệ nợ sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, từ đó ảnh hưởng đến TTK và cuối cùng là tác động đến HQTC. Các nhận định chung trong các bài nghiên cứu cũng đều xoay quanh lý thuyết này. Hà Đức Hiếu (2014), Umobong (2015), Orshi (2016), Kong và cộng sự (2019), Li và cộng sự (2020), Ismail (2016) đều vận dụng lý thuyết đánh đổi và cho rằng cả hai thuật ngữ “TTK” và “HQTC” gây ra MQH xung đột trong một tổ chức, do các mục tiêu là mâu thuẫn, do đó việc theo đuổi một yếu tố này cũng đồng nghĩa là đánh đổi yếu tố kia (Dash and Ravipati, 2009).

Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

2.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng

Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) có nguồn gốc từ Myers and Majluf (1984). Lý thuyết này cho rằng các nhà quản lí ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của DN, tiếp theo là nợ, vốn CSH là phương án cuối cùng.

Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng – hàm ý chỉ ra rằng các Giám đốc có nhiều thông tin nội bộ về DN nên sẽ hiểu rõ các tiềm năng, rủi ro, điểm mạnh, điểm yếu và giá trị của DN hơn là các đối tượng bên ngoài DN. Từ các thông tin bất cân xứng đó, các nhà quản trị sẽ cân nhắc việc tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, giữa nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn bên ngoài, giữa phát hành cổ phiếu hay phát hành trái phiếu,...Các nguồn vốn này sẽ được huy động theo một trật tự phân hạng, mà tại đó, nguồn vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận sau thuế TNDN để lại tái đầu tư, sẽ được ưu tiên trước, sau đó mới đến phát hành trái phiếu ghi nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các NĐT mới.

Lý thuyết trật tự phân hạng được Umobong (2015), Ismail (2016) và Md Yusoff (2017) vận dụng để giải thích tác động của TTK đến HQTC của DN. Theo đó, khi HQTC của DN không tốt, tức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của DN thấp, theo xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ, thì trong kỳ kinh doanh tiếp theo, DN sẽ sử dụng nguồn tiền mặt dự trữ trước để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, sau đó nếu thiếu mới sử dụng phương án vay nợ và phát hành cổ phiếu, dẫn đến TTK bị giảm sút. Và khi DN đón nhận một cơ hội đầu tư lớn sẽ càng cần phải dồn hết lượng tiền mặt dự trữ vào đầu tư, gây nên tình trạng thiếu hụt tiền mặt và ảnh hưởng đến TTK của DN. Còn nếu HQTC tốt, DN có nguồn lợi nhuận sau thuế lớn, thì DN vẫn ưa thích sử dụng nguồn vốn nội bộ. Nhưng do nguồn tiền mặt dữ trữ lúc này cũng lớn hơn nên TTK của DN không bị


ảnh hưởng xấu. Như vậy, tác động của TTK đến HQTC là thuận chiều theo như giải thích của Umobong (2015).

2.3.4. Lý thuyết bất đối xứng thông tin

Bruinshoofd and Kool (2004) cho rằng TTK của DN bị ảnh hưởng bởi sự bất đối xứng về thông tin. Lý do là bởi những người bên trong DN, chính là các Giám đốc điều hành, các nhà quản lý có nhiều thông tin hơn những người bên ngoài DN, ví dụ như các NĐT. Gill and Mathur (2011) lập luận rằng: Đầu tiên, các cổ đông thích đa dạng hóa danh mục đầu tư dẫn đến các cổ đông tập trung nhiều vào lợi nhuận và thích duy trì TTK ở mức thấp. Trong khi đó, các nhà quản lý lại là những người quan tâm đến mục tiêu XD, phát triển DN hơn là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy các nhà quản lý đánh giá cao các dự án làm tăng thêm quy mô của DN mà không nhất thiết phải có lãi. Khi thị trường không coi trọng những dự án như vậy, các nhà quản lý có xu hướng duy trì TTK cao hơn để cho phép họ thực hiện các dự án đầu tư. Thứ hai, TTK của DN lớn sẽ mang lại cho CSH quyền kiểm soát đối với người quản lý, nhưng nó cũng mang lại cho các nhà quản lý quyền chuyển đổi tài sản có lợi cho mình. Và việc sử dụng các quyền lợi này của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến TTK của DN. Các nhà quản lý sẽ coi trọng TTK của DN hơn là các đối với các CSH. Còn các cổ đông có thể tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận và do đó, thích TTK ở mức thấp hơn. Myer and Majluf (1984) cho rằng, do sự bất đối xứng của thông tin gây ra, các DN nên duy trì TTK tốt để tài trợ cho các dự án trong tương lai bằng nguồn vốn nội bộ, mà sẽ không phải phát sinh chi phí huy động vốn bên ngoài. Và việc duy trì TTK cao là một giải pháp tối ưu.

2.3.5. Lý thuyết đại diện

Năm 1976, Jen và Mackling đã đưa ra lý thuyết chi phí đại diện, nhằm đề cập đến sự mâu thuẫn lợi ích của 3 đối tượng: chủ nợ, nhà quản lý và cổ đông (Jensen and Meckling, 1976). Trong DN, nhà quản lý là những người trực tiếp điều hành hoạt động của DN, thay mặt cho các cổ đông. Tuy nhiên, vì những lợi ích có thể có trong tương lai gần, các nhà quản lý có thể duy trì mức sinh lời cao ở kỳ hiện tại, mà không quan tâm đến TTK, đến các mục tiêu trong dài hạn của DN. Hiệu quả chỉ được các nhà quản lý tập trung duy trì trong ngắn hạn, khiến DN lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến mục tiêu tồn tại lâu dài và bền vững của DN, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và chủ nợ trong tương lai.

2.3.6. Lý thuyết các bên liên quan

Lý thuyết các bên liên quan được Freeman (1984) khởi đầu trong nghiên cứu về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các


bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach). Lý thuyết này cho rằng, tất cả các bên liên quan đều cần được DN đối xử công bằng. Nếu giữa các bên liên quan có xung đột lợi ích, DN phải cân bằng được lợi ích tối ưu giữa các DN. Theo đó, các bên liên quan có lợi ích trực tiếp và lớn nhất sẽ được DN tập trung đáp ứng và thỏa mãn được, đồng thời qua đó lợi ích của các bên còn lại cũng sẽ được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi các chiến lược kinh doanh, báo cáo thông tin phù hợp với các chuẩn mực và giá trị xã hội.

Theo lý thuyết các bên liên quan, kết quả SXKD của DN, hay nói cách khác là HQTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tất cả các bên liên quan của DN, nhưng chúng lại không đủ minh bạch, và thể hiện đầy đủ vai trò và nhu cầu của các bên liên quan. Lý thuyết các bên liên quan đưa ra một viễn cảnh xã hội cho các mục tiêu của DN và ở một mức độ nào đó, xung đột với quan điểm kinh tế về tối đa hóa giá trị (Santos and Brito, 2012). Các CSH luôn muốn tối đa hóa giá trị DN và sự giàu có của bản thân nên thường sử dụng các thước đo ROA, ROS, ROI. Các nhà quản lý lại quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận, nên thường sử dụng thước đo ROA, ROE, ROS. Các cổ đông hiện có và các cổ đông tiềm năng tương lai lại mong muốn chính sách cổ tức cao, giá trị thị trường của DN lớn để tăng giá cổ phiếu,…Như vậy, để có thể hài hòa, thỏa mãn lợi ích của các bên liên quan, DN cần phải quan tâm đến việc cải thiện HQTC từ nhiều khía cạnh, cả giá trị sổ sách và giá trị thị trường của DN. Từ đó, giúp các bên liên quan nhìn thấy lợi ích của mình và ngày càng gắn bó, đem lại nhiều giá trị cho DN hơn.

Như vậy, dựa trên các lý thuyết nền có liên quan đến đề tài nghiên cứu, có 2 luồng quan điểm về tác động của TTK đến HQTC. Lý thuyết đánh đổi, lý thuyết đại diện cho rằng TTK và HQTC có tác động xung đột trong một tổ chức, việc theo đuổi một yếu tố này cũng đồng nghĩa là đánh đổi yếu tố kia. Nhưng lý thuyết ưa thích thanh khoản, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết bất đối xứng thông tin lại cho rằng một DN có TTK tốt sẽ là động cơ, là tiền đề thúc đẩy HQTC của DN tăng lên. Đồng thời, lý thuyết các bên liên quan cho thấy, các DN cần phải quan tâm đến việc đo lường HQTC từ nhiều khía cạnh, cả giá trị sổ sách và giá trị thị trường của DN, để từ đó đánh giá chính xác được HQTC của DN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Ở chương này, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận về TTK, HQTC và tác động giữa TTK với HQTC để có thể nhận diện, đo lường TTK và HQTC một cách chính xác và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đó và hiểu biết của tác giả, tác giả đã đưa ra các khái niệm về TTK và HQTC. Tác giả cũng đã chỉ ra các cách, các khía cạnh để đo lường TTK và HQTC trên các góc độ khác nhau, từ đó cung cấp được cái nhìn tổng quát và hoàn thiện hơn về TTK và HQTC của DN.

- TTK được đo lường theo tỷ lệ truyền thống và tỷ lệ dòng tiền, gồm 7 chỉ tiêu: CR, CAR, QR, CCC, CFR, CIC và CNCC.

- HQTC được đo lường dựa trên các số liệu kế toán và dựa trên giá trị thị trường, gồm 7 chỉ tiêu: ROA, ROE, ROS, Tobin’Q và P/E, MBVR, và EPS.

Việc cung cấp các thước đo đầy đủ sẽ giúp các nhà quản trị có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về TTK và HQTC của DN.

Cuối cùng, tác giả chỉ ra các lý thuyết liên quan mà tác giả sử dụng để giải thích cho tác động của TTK đến HQTC của DN, gồm 6 lý thuyết: lý thuyết đánh đổi, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết ưa thích thanh khoản, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất đối xứng thông tin.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, dựa vào cơ sở lý luận và lý thuyết có liên quan về tác động của TTK đến HQTC, tác giả đã lựa chọn và xác lập các vấn đề cần nghiên cứu của luận án. Từ đó xác định phương pháp để thực hiện nghiên cứu. Luận án sẽ sử dụng đồng thời cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để tìm hiểu về tác động của TTK đến HQTC của DN. Trong đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định MĐTĐ của TTK đến HQTC trong khi có sự kiểm soát của các biến khác như ngành nghề, quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính. Tiếp sau đó, phương pháp định tính sẽ được sử dụng để đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng có phù hợp với thực tế dưới góc nhìn của các nhà quản trị DN hay không.


Tổng quan nghiên cứu tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam

Khoảng trống nghiên cứu

Xác lập vấn đề cần nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính

Phân tích kết quả nghiên cứu

Đề xuất hàm ý chính sách

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Xây dựng của tác giả


3.2. Mô hình nghiên cứu

Mỗi một mô hình phân tích hay dự báo đều có những ưu và nhược điểm riêng, điều này xuất phát từ những giả định trong mô hình được ứng dụng. Theo đó, mô hình sau sẽ kế thừa những thành tựu, kết quả của mô hình trước và khai thác thêm các khía cạnh, nội dung chưa được nghiên cứu đến trong các nghiên cứu trước đó. Từ đó, cho phép các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà quản trị nói riêng có những dự báo phù hợp hơn với từng nền kinh tế và từng giai đoạn phát triển của DN.

Để xem xét tác động của TTK đến HQTC, các nghiên cứu trước trên thế giới, mỗi nghiên cứu sử dụng một, hai hoặc một vài thước đo khác nhau của TTK, tùy thuộc vào ngữ cảnh nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu,… Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có một mô hình nào nghiên cứu về tác động của TTK đến HQTC, được sử dụng đầy đủ tất cả các thước đo của TTK, theo cả tỷ lệ truyền thống và tỷ lệ dòng tiền. Do đó, tác giả sẽ kế thừa và phát triển các mô hình nghiên cứu của Rahman and Sharma (2020), Sanghani (2014), Kong và cộng sự (2019), Reddy and Narayan (2018) làm cơ sở cho nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, các nghiên cứu trước chỉ tập trung làm rõ tác động của TTK đến HQTC ở giá trị sổ sách, mà chưa nghiên cứu đến giá trị thị trường của HQTC. Do đó, tác giả sẽ XD một mô hình nghiên cứu hội tụ đầy đủ các góc đo của TTK, dựa trên cả tỷ lệ dòng tiền và tỷ lệ truyền thống, nhằm cung cấp một bức tranh tổng quát nhất về MĐTĐ của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN theo cả giá trị sổ sách và giá thị thị trường của HQTC.

Việc đưa các BKS vào mô hình nghiên cứu là dựa trên các nghiên cứu của Nazir and Afza (2009), Padachi (2006), Ben-Caleb và cộng sự (2013), Rahman and Sharma (2020); Sanghani (2014), Kong và cộng sự (2019), Reddy and Narayan (2018).

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí