- CG3 lại không đồng tình với tính cách xu hướng ham thích rủi ro, khi cho rằng các doanh nhân xã hội luôn ưu tiên giá trị xã hội, không vì thành tích hay xu hướng rủi ro mà thích khởi sự kinh doanh xã hội.
- CG1 đồng ý quan điểm của chuyên gia hai khi không đồng ý nhu cầu thành tích là tính cách của doanh nhân xã hội.
- CG5 cho rằng về bản chất nhu cầu thành tích vẫn là một tính cách cần có mặc dù doanh nhân xã hội theo đuổi các giá trị xã hội nhưng những đóng góp của họ với xã hội vẫn mong muốn được người khác ghi nhận. Tuy nhiên, đối với tính cách xu hướng rủi ro nên xem xét lại.
Câu hỏi thảo luận 2. Những tính cách nào anh/chị nghĩ là đặc trưng của doanh nhân xã hội mà những doanh nhân thương mại không có?
- CG2 cho rằng 2 nhóm doanh nhân có tính cách giống nhau chỉ khác nhau ở chỗ tính cách nào là trội hơn mà thôi.
- CG1 và CG5 cho rằng có nhóm tính cách khác biệt giúp phân biệt hai nhóm doanh nhân này như trách nhiệm cảm thấy muốn giúp đỡ xã hội hay những người xung quanh.
- CG3 cho rằng tính cách đặc trưng này đến từ sự cảm thông sự với các hoàn cảnh khó khăn xung quanh.
- CG4 đồng ý với CG1, CG3 và CG5.
Câu hỏi thảo luận 3. Những tính cách này hỗ trợ như thế nào trong quá trình hình thành ý định và khởi sự kinh doanh xã hội?
- CG3 cho rằng những tính cách này giúp duy trì động lực.
- CG5 dưới góc độ đang là giảng viên về khởi sự kinh doanh xã hội cho rằng các tính cách xã hội nếu được phát triển tốt từ khi còn ngồi ghế nhà trường sẽ dẫn tới mong muốn và cam kết của cá nhân với các hoạt động xã hội, bao gồm khởi sự kinh doanh xã hội.
- CG1 cho rằng những người bỏ cuộc giữa chừng trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội thường không có sự nhất quán một phần đến từ thiếu sự quyết tâm, một phần
đến từ tác động những người xung quanh. Do đó, khởi sự thương mại truyền thống hay khởi sự kinh doanh xã hội đều cần những tính cách đặc trưng của doanh nhân thương mại và những tính cách xã hội đặc trưng.
- CG4 tiếp ý CG1 cho rằng, phần lớn những người dám khởi sự nói chung là những người có tính cách rất đặc biệt so với phần còn lại. Thay vì chọn một công việc ổn định, an toàn, đi làm lo cho gia đình thì họ lại chọn khởi sự kinh doanh, điều đó cho thấy bản thân những người này có suy nghĩ rất khác và có thể nó đến từ tính cách riêng. Tính cách giữ 1 phần quan trọng trong ý định khởi sự thương mại và cả khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên đối với khởi sự kinh doanh xã hội thì tính cách sẽ phức tạp và đa dạng hơn, hướng tới xã hội nhiều hơn thì những cá nhân này mới dám từ bỏ lợi nhuận để theo đuổi giá trị xã hội.
Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu một số tính cách, định nghĩa các tính cách này và giải thích cho các CG tại sao nó có thể liên quan đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các tính cách mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.
Mức độ đồng ý của chuyên gia (trong ngoặc là số phiếu) | Tỷ lệ đồng ý | Kết luận | |||
Không đồng ý | Đồng ý | Không ý kiến | |||
Xu hướng rủi ro | 1 | 3 | 1 | 60% | Phù hợp |
Nhu cầu thành tích | 2 | 3 | 60% | Phù hợp | |
Tính chủ động | 5 | 100% | Phù hợp | ||
Sự sáng tạo | 5 | 100% | Phù hợp | ||
Nghĩa vụ đạo đức | 4 | 1 | 80% | Phù hợp | |
Sự đồng cảm | 5 | 100% | Phù hợp |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Khám Phá Và Khẳng Định Các Yếu Tố Về Kết Quả Mong Đợi Của Việc Trở Thành Doanh Nhân Xã Hội?
- Một Số Nội Dung Từ Thảo Luận Nhóm
- Tổng Hợp Những Thay Đổi Về Các Phát Biểu Từ Phỏng Vấn Chuyên Gia
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 32
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Dựa trên kết luận từ các tính cách, tác giả giới thiệu các thang đo cho các chuyên gia để đánh giá.
Thang đo xu hướng rủi ro
- CG3 không đồng ý với tính cách này, CG5 không ý kiến trong khi các CG còn lại đều đồng ý.
- CG5 đề xuất Tôi luôn đặt an toàn lên đầu tiên sẽ được điều chỉnh thành Tôi quan niệm an toàn là trên hết để rõ nghĩa hơn.
- CG4 đề xuất Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra sẽ được điều chỉnh thành Tôi thực sự không an tâm khi lường được chuyện gì sẽ xảy ra để rõ nghĩa hơn.
- Đề xuất chỉnh sửa và các biến quan sát còn lại đều được các chuyên gia thống nhất.
Thang đo nhu cầu thành tích
- CG1 và CG3 không đồng ý với tính cách này trong khi các CG còn lại đều đồng ý.
- Các chuyên gia đều thống nhất rằng năm biến quan sát đều giữ lại và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Thang đo tính chủ động
- Các chuyên gia đều đồng ý tính chủ động là tính cách phù hợp với ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
- CG3 đề xuất biến quan sát Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó sẽ điều chỉnh thành Tôi thích tiên phong tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó để rõ nghĩa và dễ hiễu hơn.
- Đề xuất của CG3 được các chuyên gia còn lại thống nhất.
- Các chuyên gia đều thống nhất các biến quan sát còn lại và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Thang đo tính sáng tạo
- Các chuyên gia đều đồng ý tính sáng tạo là tính cách phù hợp với ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
- Các chuyên gia đều thống nhất 4 biến quan sát trong thang đo tính sáng tạo và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Thang đo nghĩa vụ đạo đức
- CG1 không có ý kiến về tính cách này vì CG1 cảm thấy không rõ về nó, trong khi các CG còn lại đều đồng ý.
- Các chuyên gia đều thống nhất 4 biến quan sát trong thang đo nghĩa vụ đạo đức và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Thang đo sự đồng cảm
- Các chuyên gia đều đồng ý sự đồng cảm là tính cách phù hợp với ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
- Các chuyên gia đều thống nhất 3 biến quan sát trong thang đo sự đồng cảm và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Phần 2. Khẳng định các thang đo cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.
Người chủ trì giới thiệu hai biến trung gian trong mô hình từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội là cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.
Định nghĩa của hai biến này được phổ biến đến các chuyên gia. Sau đó, tác giả giới thiệu các thang đo cho các chuyên gia để đánh giá.
Thang đo cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội
- CG2 đề xuất biến quan sát Cảm giác của bạn như thế nào đối việc khởi sự kinh doanh xã hội nên chỉnh sửa thành Cảm nhận của bạn như thế nào đối với việc khởi sự kinh doanh xã hội để rõ nghĩa hơn.
- CG4 và CG5 đề xuất thêm từ mức độ vào hai biến quan sát còn lại để câu hỏi đo lường được diễn đạt dễ hiểu hơn. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm này.
- Các chuyên gia đều thống nhất về yêu cầu chỉnh sửa 3 biến quan sát trong thang đo sự cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.
Thang đo cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội
- Qua thảo luận nhóm, năm biến quan sát đều được các chuyên gia đồng ý và không chỉnh sửa gì thêm về mặt ngữ nghĩa.
Phần 3. Khám phá và khẳng định các yếu tố về kết quả mong đợi của việc trở thành doanh nhân xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Xin mời các chuyên gia hãy cho ý kiến và quan điểm của mình về các mong đợi của mình khi khởi sự kinh doanh xã hội?
CG1 cho rằng kết quả mong đợi quan trọng nhất của khởi sự kinh doanh xã hội là tạo ra các giá trị xã hội hay giải quyết các vấn đề xã hội.
CG2 cho rằng tương tự các khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống, khởi sự kinh doanh xã hội có những mong đợi có thể giống với khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống kèm theo mong đợi giải quyết vấn đề xã hội.
CG4 đồng ý mong đợi về việc giải quyết các vấn đề xã hội kèm các mong đợi về tài chính, sự công nhận của xã hội, làm chủ công việc của mình.
CG3 không đồng ý khi cho rằng tài chính không phải là mong đợi khi 51% lợi nhuận đã tái đầu tư nếu doanh nhân xã hội theo đuổi lợi nhuận thì chỉ cần khởi sự thương mại thông thường mà không cần khởi sự kinh doanh xã hội.
CG5 phản bác ý kiến của CG3 khi cho rằng mong muốn tài chính là bắt buộc khi theo đuổi bất cứ công việc gì vì phải có tài chính mới duy trì được cuộc sống cũng như duy trì DNXH. Tuy nhiên có thể mong đợi tài chính không phải là ưu tiên hàng đầu.
Người chủ trì nếu ý kiến về việc xây dựng DNXH như một tài sản và truyền qua các thế hệ để các chuyên gia thảo luận thêm.
CG2 cho rằng có thể nó không hợp lý vì rất khó để con cháu họ cũng theo đuổi các giá trị xã hội.
CG3 cho rằng chỉ cần định hướng tốt cho thế hệ sau, thì việc theo kế thừa DNXH của gia đình hoàn toàn có thể.
CG5 cho rằng rất khó để nói về thế hệ sau tuy nhiên nhìn chung nó vẫn là mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ khi mong muốn con cái kế thừa một công việc ý nghĩa như thế này.
Câu hỏi thảo luận 2. Anh/chị có đạt được những kết quả mong đợi này khi trở thành doanh nhân xã hội không?
Các chuyên gia đều đồng ý rằng họ đạt được những kết qua mong đợi mà bản thân đã đặt ra và tất cả đều mong đợi giải quyết được vấn đề xã hội mà họ đang nhắm tới.
Câu hỏi thảo luận 3. Theo anh/chị có phải những người khởi sự kinh doanh xã hội và những người khởi sự thương mại truyền thống đều có kết quả mong đợi giống nhau? Nếu có khác, đâu là điểm khác?
CG1 cho rằng có thể kết quả mong đợi đều giống nhau nhưng khởi sự kinh doanh xã hội sẽ thêm mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội.
Các chuyên gia còn lại đều đồng ý quan điểm này.
Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu một kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, định nghĩa các và giải thích các kết quả mong đợi này. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các tính cách mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.
Mức độ đồng ý của chuyên gia (trong ngoặc là số phiếu) | Tỷ lệ đồng ý | Kết luận | |||
Không đồng ý | Đồng ý | Không ý kiến | |||
Tài chính (của cải cá nhân, tăng thu nhập cá nhân…) | 1 | 3 | 1 | 60% | Phù hợp |
Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, được làm chủ....) | 0 | 5 | 0 | 100% | Phù hợp |
Phần thưởng cá nhân (sự công nhận, phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được…) | 0 | 4 | 1 | 80% | Phù hợp |
1 | 3 | 1 | 60% | Phù hợp | |
Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững) | 0 | 5 | 0 | 1000% | Phù hợp |
Các biến quan sát đều có sự đồng thuận trên 50% từ các chuyên gia, ngoài ra theo nhận định của tác giả, các biến này vẫn phù hợp và được giữ lại cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Phần 4. Khám phá và khẳng định các yếu tố về niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Xin mời các chuyên gia hãy cho ý kiến và quan điểm của mình về cảm nhận vào năng lực của mình khi khởi sự kinh doanh xã hội?
- CG1 cho rằng các doanh nhân xã hội hiện nay đều khá mơ hồ về năng lực để khởi sự kinh doanh xã hội tuy nhiên họ là những người quyết tâm và đam mê giải quyết các vấn đề xã hội.
- CG3 và CG4 dưới góc độ là DNXH cho rằng khi họ khởi sự kinh doanh xã hội, họ chưa có đủ kiến thức và kỹ năng tuy nhiên họ vừa học hỏi vừa khởi sự kinh doanh xã
hội với sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ khởi sự kinh doanh xã hội cho nên họ rất tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội.
- CG2 cho rằng với những trường hợp ông từng tư vấn, những doanh nhân xã hội rất tự tin khi họ đã nghĩ ra các giải pháp sáng tạo để có thể tạo ra các giá trị xã hội cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. CG2 đánh giá những doanh nhân xã hội rất tự tin vào khả năng thành công khi họ quyết định khởi sự kinh doanh xã hội.
Câu hỏi thảo luận 2. Cảm nhận đó có đúng trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội?
- CG3 cho rằng thực tế rất khác so với những gì họ nghĩ, và niềm tin của họ gần như giảm dần theo thời gian khởi sự kinh doanh xã hội nếu họ không nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ khởi sự kinh doanh xã hội.
- CG4 cho rằng rất khó để duy trì niềm tin vào khả năng khi có quá nhiều điều họ không lường cũng như không biết được. Họ rất quan tâm đến kiến thức và kỹ năng và đã trang bị gần như nhiều nhất có thể tuy nhiên vẫn bỡ ngỡ trước những quy định của nhà nước hay những khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường.
Câu hỏi thảo luận 3. Niềm tin vào năng lực bản thân của anh/chị xuất phát từ đâu?
- CG1 cho rằng niềm tin vào năng lực này thực chất là xuất phát từ niềm tin vào giải pháp giải quyết vấn đề xã hội mà họ khám phá ra. Có một số giải pháp thực sự sáng tạo, một số thì không nhưng sự độc đáo trong giải pháp là điều làm tăng niềm tin khả năng thành công.
- CG3 cho rằng một phần đến từ sự trải nghiệm, vì họ quen thuộc với các vấn đề xã hội này nên việc họ tìm ra giải pháp và đánh giá khả năng thành công của giải pháp đó là trong khả năng của họ.
- CG4 đồng ý nhưng bổ sung thêm niềm tin này cũng đến từ những khóa học và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Họ đào tạo, tư vấn miễn phí để hoàn thiện từ ý tưởng, mô hình kinh doanh, cách hoạt động, có khi cả kêu gọi vốn để giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng tự tin hơn.
Câu hỏi thảo luận 4. Đánh giá các biến quan sát trong thang đo niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội