Các chuyên gia thống nhất các biến quan sát trong thang đo niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội.
Phần 5. Khẳng định các yếu tố về về kinh nghiệm với các tổ chức xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Các anh/chị từng làm việc với các tổ chức xã hội, vậy đâu là những gì anh/chị học được từ quá trình làm việc này?
- CG1: hiểu thêm về vai trò của các tổ chức xã hội, DNXH.
- CG2: cách gọi vốn cho các DNXH
- CG3: cách vận hành các DNXH, được tiếp xúc và nhận được những chia sẻ từ các doanh nhân xã hội.
- CG4: hiểu thêm về DNXH, cách tìm kiếm và nhận những hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ.
- CG5: cách kết nối mọi người, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các nhân viên. Câu hỏi thảo luận 2. Theo anh/chị việc làm việc với các tổ chức xã hội có hỗ trợ gì trong việc khởi sự kinh doanh xã hội? kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội?
- CG1: nó hỗ trợ rất nhiều, giúp cho bản thân có được cái nhìn tổng quát về kinh doanh xã hội, quen biết được nhiều người trong mạng lưới và hỗ trợ được nhau khi khởi sự kinh doanh xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Khám Phá Và Khẳng Định Các Yếu Tố Về Kết Quả Mong Đợi Của Việc Trở Thành Doanh Nhân Xã Hội?
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 29
- Tổng Hợp Những Thay Đổi Về Các Phát Biểu Từ Phỏng Vấn Chuyên Gia
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 32
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 33
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
- CG3: hình thành được mạng lưới, khi khởi sự kinh doanh xã hội gặp khó khăn có thể nhờ hỗ trợ, tư vấn.
- CG4: hình dung được những khó khăn sẽ phải đối mặt để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn.
- CG2: tạo thêm động lực để khởi sự kinh doanh xã hội khi biết được những người có cùng tư tưởng, có thể dùng họ làm hình mẫu để phát triển theo, biết được những gì mình phải đối mặt và những gì mình có thể đạt được.
Câu hỏi thảo luận 3. Theo anh/chị nếu có chương trình cho người học trải nghiệm các công việc với các tổ chức xã hội thì nên tập trung vào những công việc gì?
- CG1: nên được tiếp xúc nhiều với những người cùng chí hướng để tạo động lực.
- CG2: nên trải nghiệm thực tế công việc, những khó khăn gặp phải để có sự chuẩn bị tốt nhất.
- CG5 cho rằng dưới góc độ sinh viên nên tiếp xúc, trải nghiệm với nhiều vấn đề xã hội nhất có thể để hình thành các ý tưởng giải quyết các vấn đề xã hội.
- CG3: nên gặp gỡ các doanh nhân xã hội để được chia sẽ kinh nghiệm, động lực, lí do mà họ khởi sự kinh doanh xã hội từ đó sinh viên sẽ hình thành góc nhìn riêng cho bản thân về khởi sự kinh doanh xã hội. Sau đó, sẽ quyết định có cam kết gắn bó với DNXH hay không.
Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát các chuyên gia cảm thấy phù hợp.
Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm.
Phần 6. Khám phá và khẳng định các yếu tố về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Các anh/chị đánh giá số lượng và chất lượng các khóa học về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay như thế nào?
CG1: các khóa học hiện nay số lượng và chất lượng tốt nhưng chưa có sự kết nối theo 1 chương trình chuẩn để người học đi từ phần này sang phần sau một cách liên tiếp. Các khóa học vẫn ở dạng workshop, mặc dù chủ đề mội khóa là hay nhưng khi kết nối với các khóa khác lại không có tính liên kết và xuyên suốt. Điều này một phần cũng do chưa có một chương trình học chuẩn để giảng dạy.
CG2: các khóa học chủ yếu do các trung tâm/tổ chức phi chính phủ thực hiện do đó những khóa học của những tổ chức khác nhau chắc chắn là thiếu sự liên kết cần thiết, mặc dù chúng được thiết kế và chuẩn bị rất chu đáo. Tuy nhiên việc dạy những gì, dạy môn nào trước môn nào sau, ai dạy vẫn là câu hỏi khó.
CG3: các khóa học là chưa nhiều, nếu nói nhiều chỉ là những buổi chia sẻ talkshow, nếu nói đến giảng dạy, tôi đánh giá là không nhiều. Ngoài ra, việc giảng
dạy các khóa ngắn hạn chỉ ở Hà Nội hoặc TPHCM do đó rất khó để tiếp cận. Nguồn học online gần như không có.
CG4 đồng ý với CG3, mạng lưới doanh nhân xã hội chủ yếu ở SG hoặc Hà Nội do đó rất khó tiếp cận, các khóa học cũng không xuyên suốt, cần có những chiến lược giảng dạy phù hợp với chương trình được chuẩn hóa hơn chỉ là những buổi chia sẻ.
CG5 dưới góc độ là giảng viên về kinh doanh xã hội cho biết rất khó kiếm được người đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy, những doanh nhân xã hội họ chỉ thường tham gia chia sẻ còn việc kêu họ đứng giảng họ rất ngại vì cảm thấy chưa đủ khả năng. Do đó, cần một định hướng giảng dạy để đào tạo các giảng viên kinh doanh xã hội trước.
Câu hỏi thảo luận 2. Những kiến thức và kỹ năng được trang bị có hỗ trợ anh/chị trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội? Theo các anh/chị, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội?
CG1: mặc dù giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn có những ý nghĩa nhất định với những người có ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Thế nào là kinh doanh xã hội, những mô hình kinh doanh phù hợp, cách gọi vốn, kiếm nhà đầu tư… Những đóng góp của DNXH có được giới thiệu để những người họ biết được vai trò và những gì mình có thể đóng góp nếu mình khởi sự kinh doanh xã hội thành công.
CG3 cho rằng ngoài những ý của CG1 thì giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội còn giúp họ tiếp xúc nhận được các DNXH, để nhận được những chia sẻ về con đường thành công, được tư vấn trực tiếp trong nhiều trường hợp cụ thể của DNXH.
CG4 bổ sung những khía cạnh khác như tạo động lực cho bản thân, cách xây dựng tác động xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh cho DNXH, hay chỉ đơn giản là cách thuyết phục gia đình và những người xung quanh cho khởi sự kinh doanh xã hội.
Câu hỏi thảo luận 3. Theo anh/chị nên thay đổi gì với các chương trình giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay?
- CG1 chương trình cần thống nhất, liên kết chặt chẽ, có thể phân thành các môn học với một chương trình thống nhất.
- CG2: các khóa học hiện nay đều miễn phí, tuy nhiên nếu có phí thì có thể nâng chất lượng khóa học không? Các tổ chức cũng nên xem xét khía cạnh thu phí để tăng chất lượng.
- CG3: nên bổ sung học online cho các cá nhân ở xa.
- CG5: nên kết hợp với các hoạt động thực tế để tăng trải nghiệm cho người học. Các trường Đại học cũng nên đầu tư nghiên cứu và xây dựng chương trình về khởi sự kinh doanh xã hội hoặc chỉ đơn giản một vài môn trong chương trình có gắn với kinh doanh xã hội.
- CG4: rất nhiều tổ chức hoạt động giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội riêng lẻ, có nên chăng các tổ chức này nên phối hợp với nhau để cùng xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội.
Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.
Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm.
Phần 7. Khẳng định các yếu tố về ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.
Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm.
Phần 8. Thảo luận thêm
Câu hỏi thảo luận 1. Anh/chị có đóng góp thêm gì để hoàn thiện nghiên cứu này không? (về đối tượng khảo sát, quy trình khảo sát, những hướng nghiên cứu khác về kinh doanh xã hội mà anh/chị thấy cần thiết tại Việt Nam…).
- CG1: đối tượng là những người đã từng tham gia các khóa học khởi sự kinh doanh xã hội do đó cần phối hợp với 1 tổ chức chuyên đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội để chọn đúng đối tượng và giảm thời gian.
- CG2 đồng ý với CG1 khi cho rằng nghiên cứu này nếu tác giả tự khảo sát sẽ rất khó vì không kiếm đúng được những đối tượng phù hợp.
- CG5 góp ý nên thêm những câu hỏi vào bảng khảo sát để kiểm tra kiến thức của người được khảo sát. Ví dụ hỏi về quy định của DNXH theo luật doanh nghiệp tại Việt Nam, kể tên vài DNXH tại Việt Nam. Điều này giúp chọn ra những đối tượng đủ kiến thức về kinh doanh xã hội vì kinh doanh xã hội hiện nay ở VN chưa được nhiều người biết đến. Khảo sát đại trà sẽ rất khó đảm bảo chất lượng mẫu. Nên theo ý kiến của CG1 là thông qua 1 tổ chức uy tín.
- CG3 góp ý về hướng nghiên cứu trong tương lai có thể là những rào cản của văn hóa, xã hội hay gia đình đến việc trở thành DNXH.
- CG2 cho rằng việc gọi vốn cho DNXH đang có hình thức gọi vốn cộng đồng, có thể những nghiên cứu sau nên phát triển thêm hướng này cũng là gợi ý tốt cho các DNXH hiện nay tại Việt Nam phát triển theo vì nguồn vốn cho DNXH hiện này cũng không dồi dào.
Buổi thảo luận kết thúc.
Người chủ trì gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các chuyên gia đã tham gia.
PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ NỘI DUNG TỪ THẢO LUẬN NHÓM
Kết quả từ thảo luận nhóm với các chuyên gia, ngoài thu được kết quả là thang đo nháp thứ hai cho bước định lượng sơ bộ tiếp theo, thảo luận nhóm còn cung cấp một số nội dung quan trọng cho luận án sau:
- Những người bỏ cuộc giữa chừng trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội thường không có sự nhất quán một phần đến từ thiếu sự quyết tâm, một phần đến từ tác động những người xung quanh. Do đó, khởi sự thương mại truyền thống hay khởi sự kinh doanh xã hội đều cần những tính cách đặc trưng của doanh nhân thương mại và những tính cách xã hội đặc trưng. Phần lớn những người dám khởi sự nói chung là những người có tính cách rất đặc biệt so với phần còn lại. Thay vì chọn một công việc ổn định, an toàn, đi làm lo cho gia đình thì họ lại chọn khởi sự kinh doanh, điều đó cho thấy bản thân những người này có suy nghĩ rất khác và có thể nó đến từ tính cách riêng. Tính cách giữ một phần quan trọng trong ý định khởi sự thương mại và cả khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên đối với khởi sự kinh doanh xã hội thì tính cách sẽ phức tạp và đa dạng hơn, hướng tới xã hội nhiều hơn thì những cá nhân này mới dám từ bỏ lợi nhuận để theo đuổi giá trị xã hội.
- Có một số quan điểm giữa các chuyên gia về tính cách xu hướng chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành tích. Có chuyên gia cho rằng các doanh nhân xã hội luôn ưu tiên giá trị xã hội, không vì thành tích hay xu hướng rủi ro mà thích khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên, chuyên gia khác lại phản bác khi cho rằng mặc dù doanh nhân xã hội theo đuổi các giá trị xã hội nhưng những đóng góp của họ với xã hội vẫn mong muốn được người khác ghi nhận.
- Sự sáng tạo của doanh nhân xã hội sẽ nổi bật hơn các tính cách khác. Vì những vấn đề xã hội khá phức tạp để đưa ra giải pháp do đó đòi hỏi tính sáng tạo từ các doanh nhân xã hội. Đây cũng là đặc điểm để tăng khả năng cạnh tranh của DNXH với các doanh nghiệp thương mại truyền thống.
- khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống và khởi sự kinh doanh xã hội có những mong đợi có thể giống với khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống kèm theo mong đợi giải quyết vấn đề xã hội.
- Một số chuyên gia không đồng ý khi cho rằng tài chính không phải là mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội khi 51% lợi nhuận đã tái đầu tư nếu doanh nhân xã hội theo đuổi lợi nhuận thì chỉ cần khởi sự thương mại thông thường mà không cần khởi sự kinh doanh xã hội. Trong khi số khác cho rằng mong muốn tài chính là bắt buộc khi theo đuổi bất cứ công việc gì vì phải có tài chính mới duy trì được cuộc sống cũng như duy trì DNXH, tuy nhiên có thể mong đợi tài chính không phải là ưu tiên hàng đầu khi khởi sự kinh doanh xã hội.
- Khi thảo luận về việc xây dựng DNXH như một tài sản và truyền qua các thế hệ để các chuyên gia thảo luận thêm. Một số chuyên gia cho rằng có thể nó là mong đợi không hợp lý vì rất khó để con cháu họ cũng theo đuổi các giá trị xã hội. Số còn lại cho rằng chỉ cần định hướng tốt cho thế hệ sau, thì việc theo kế thừa DNXH của gia đình hoàn toàn có thể, số khác cho rằng rất khó để nói về thế hệ sau, tuy nhiên, nhìn chung kế thừa DNXH vẫn là mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ khi mong muốn con cái kế thừa một công việc ý nghĩa như vậy.
- Những doanh nhân xã hội thường chưa có đủ kiến thức và kỹ năng tuy nhiên họ vừa học hỏi vừa khởi sự kinh doanh xã hội với sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ khởi sự kinh doanh xã hội cho nên họ rất tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội. Những doanh nhân xã hội thường rất tự tin vì họ đã nghĩ ra các giải pháp sáng tạo để có thể tạo ra các giá trị xã hội cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Các chuyên gia đánh giá những doanh nhân xã hội thường rất tự tin vào khả năng thành công khi họ quyết định khởi sự kinh doanh xã hội.
- Niềm tin này thực chất là xuất phát từ niềm tin vào giải pháp giải quyết vấn đề xã hội mà họ khám phá ra. Có một số giải pháp thực sự sáng tạo, một số thì không nhưng sự độc đáo trong giải pháp là điều làm tăng niềm tin vào khả năng thành công của khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, niềm tin này một phần đến từ sự trải nghiệm, vì họ quen thuộc với các vấn đề xã hội này nên việc họ tìm ra giải pháp và đánh giá
khả năng thành công của giải pháp đó là trong khả năng của họ. Niềm tin này cũng đến từ những khóa học và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Họ đào tạo, tư vấn miễn phí để hoàn thiện từ ý tưởng, mô hình kinh doanh, cách hoạt động, kêu gọi vốn để giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng tự tin hơn.
- Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội hỗ trợ rất nhiều cho khởi sự kinh doanh xã hội, giúp cho bản thân có được cái nhìn tổng quát về kinh doanh xã hội, quen biết được nhiều người trong mạng lưới và hỗ trợ được nhau khi khởi sự kinh doanh xã hội, khi khởi sự kinh doanh xã hội gặp khó khăn có thể nhờ hỗ trợ, tư vấn, hình dung được những khó khăn sẽ phải đối mặt để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, tạo thêm động lực để khởi sự kinh doanh xã hội khi biết được những người có cùng tư tưởng, có thể dùng họ làm hình mẫu để phát triển theo, biết được những gì mình phải đối mặt và những gì mình có thể đạt được.
- Các khóa học hiện nay số lượng và chất lượng tốt nhưng chưa có sự kết nối theo một chương trình chuẩn để người học đi từ phần này sang phần sau một cách liên tiếp và có sự liên kết. Các khóa học vẫn ở dạng workshop, mặc dù chủ đề các khóa học là hay nhưng khi kết nối với các khóa khác lại không có tính liên kết và xuyên suốt. Điều này một phần cũng do chưa có một chương trình học chuẩn để giảng dạy. Các khóa học chủ yếu do các trung tâm/tổ chức phi chính phủ thực hiện do đó những khóa học của những tổ chức khác nhau chắc chắn là thiếu sự liên kết cần thiết. Ngoài ra, việc dạy những gì, dạy môn nào trước môn nào sau, ai dạy vẫn là câu hỏi khó. Một số chuyên gia đánh giá là không nhiều khóa học thật sự về khởi sự kinh doanh xã hội mà chỉ nhiều những buổi chia sẻ talkshow. Ngoài ra, việc giảng dạy các khóa ngắn hạn chỉ ở Hà Nội hoặc TPHCM do đó rất khó để tiếp cận. Nguồn học online gần như không có. Mạng lưới doanh nhân xã hội chủ yếu ở TPHCM hoặc Hà Nội, do đó những cá nhân quan tâm ở những tỉnh thành khác rất khó tiếp cận, các khóa học cũng không xuyên suốt, do đó cần có những chiến lược giảng dạy phù hợp với các chương trình đã được chuẩn hóa. Một khó khăn khác là rất khó kiếm được người đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy, những doanh nhân xã hội họ chỉ thường tham gia chia sẻ còn việc mời họ đứng giảng họ rất ngại vì cảm thấy chưa đủ khả