Tác giả lý giải việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội dựa trên các tính cách sẽ thông qua hai tiền đề bao gồm cảm nhận về sự mong muốn (có thích trở thành doanh nhân xã hội hay không?) và cảm nhận về tính khả thi (việc trở thành doanh nhân xã hội có phù hợp với khả năng hay không?Theo quan điểm của chuyên gia, xin cho ý kiến và bổ sung các yếu tố trên (nếu có):
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội | ||||
1 | Cảm giác của bạn như thế nào đối với việc trở thành doanh nhân xã hội (1-hoàn toàn không thích, 7-hoàn toàn rất thích) | |||
2 | Mức độ căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội (1- hoàn toàn rất căng thẳng, 7- hoàn toàn không căng thẳng gì cả) | |||
3 | Mức độ nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã hội? (1- hoàn toàn rất không nhiệt tình, 7-hoàn toàn rất nhiệt tình) | |||
Cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội | ||||
Đánh giá về cảm nhận của anh/chị về việc thành lập DNXH thông qua 5 yếu tố: (1 – hoàn toàn không đồng ý, 7 – hoàn toàn đồng ý) | ||||
1 | Việc thành lập DNXH là khó khăn với tôi | |||
2 | Tôi chắc chắn về sự thành công của việc thành lập một DNXH |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 25
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 29
- Một Số Nội Dung Từ Thảo Luận Nhóm
- Tổng Hợp Những Thay Đổi Về Các Phát Biểu Từ Phỏng Vấn Chuyên Gia
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Thành lập một DNXH vượt quá khả năng của tôi | ||||
4 | Tôi tự tin khi thành lập DNXH | |||
5 | Tôi đủ kiến thức để thành lập DNXH |
2.4 Khám phá và khẳng định các yếu tố về kết quả mong đợi của việc trở thành doanh nhân xã hội?
1. Xin mời các chuyên gia hãy cho ý kiến và quan điểm của mình về các mong đợi của mình khi khởi sự kinh doanh xã hội?
2. Anh/chị có đạt được những kết quả mong đợi này khi trở thành doanh nhân xã hội không?
3. Theo anh/chị có phải những người khởi sự kinh doanh xã hội và những người khởi sự thương mại truyền thống đều có kết quả mong đợi giống nhau? Nếu có khác, đâu là điểm khác?
4. Các phát biểu sau đại diện để đo lường niềm tin vào kết quả mong đợi của việc trở thành doanh nhân xã hội, xin mời anh/chị cho ý kiến:
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Kết quả mong đợi kinh doanh xã hội | ||||
Anh/chị hãy đánh giá những kết quả mong đợi sẽ đạt được khi khởi sự kinh doanh xã hội? thông qua bốn tiêu chuẩn (từ 1- hoàn toàn không mong đợi đến 7 – hoàn toàn mong đợi |
Tài chính (của cải cá nhân, tăng thu nhập cá nhân…) | ||||
2 | Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, được làm chủ....) | |||
3 | Phần thưởng cá nhân (sự công nhận, phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được…) | |||
4 | Sự đảm bảo cho gia đình (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để tiếp tục truyền qua các thế hệ sau…) | |||
5 | Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững) |
2.5 Khám phá và khẳng định các yếu tố về niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội
1. Xin mời các chuyên gia hãy cho ý kiến và quan điểm của mình về cảm nhận vào năng lực của mình khi khởi sự kinh doanh xã hội?
2. Cảm nhận đó có đúng trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội?
3. Niềm tin vào năng lực bản thân của anh/chị xuất phát từ đâu?
4. Các phát biểu sau đại diện để đo lường niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội, xin mời các anh/chị cho ý kiến:
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Niềm tin vào năng lực trong khởi sự kinh doanh xã hội | ||||
1 | Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể đóng góp để giải quyết các thách thức xã hội nếu tôi tập trung vào nó | |||
2 | Tôi có thể tìm ra cách giúp giải quyết các vấn đề mà xã hội | |||
3 | Giải quyết các vấn đề xã hội là một điều mà mỗi chúng đều có trách nhiệm |
2.6 Khám phá và khẳng định các yếu tố về về kinh nghiệm với các tổ chức xã hội
1. Các anh/chị từng làm việc với các tổ chức xã hội, vậy đâu là những gì anh/chị học được từ quá trình làm việc này?
2. Theo anh/chị việc làm việc với các tổ chức xã hội có hỗ trợ gì trong việc khởi sự kinh doanh xã hội? Theo các anh/chị, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội?
3. Theo anh/chị nếu có chương trình cho người học trải nghiệm các công việc với các tổ chức xã hội thì nên tập trung vào những công việc gì?
4. Các phát biểu sau đại diện để đo lường kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, xin mời các anh/chị cho ý kiến:
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Kinh nghiệm | ||||
1 | Tôi có một số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội | |||
2 | Tôi đã từng tham gia tình nguyện hoặc làm việc với các tổ chức xã hội làm việc với các tổ chức xã hội | |||
3 | Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội |
2.7 Khám phá và khẳng định các yếu tố về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội
1. Các anh/chị đánh giá số lượng và chất lượng các khóa học về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay như thế nào?
2. Những kiến thức và kỹ năng được trang bị có hỗ trợ anh/chị trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội? Theo các anh/chị, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội?
3. Theo anh/chị nên thay đổi gì với các chương trình giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay?
4. Các phát biểu sau đại diện để đo lường giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, xin mời các anh/chị cho ý kiến:
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội | ||||
Cảm nhận của anh/chị về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội mà các khóa học mang lại giúp | ||||
1 | Nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội | |||
2 | Mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội | |||
3 | Cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội | |||
4 | Hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội | |||
5 | Đào tạo được những doanh nhân xã hội toàn diện. |
2.8 Khẳng định các yếu tố về ý định khởi sự kinh doanh xã hội
1. Các phát biểu sau đại diện để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội, xin mời các anh/chị cho ý kiến:
Các phát biểu | Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | |
Ý định khởi sự kinh doanh xã hội |
Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội | ||||
2 | Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xã hội | |||
3 | Tôi sẽ nỗ lực để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình, | |||
4 | Tôi quyết tâm tạo ra một DNXH trong tương lai | |||
5 | Tôi đã rất nghiêm túc khi nghĩ đến việc bắt đầu một DNXH | |||
6 | Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai |
- Anh/chị có đóng góp thêm gì để hoàn thiện nghiên cứu này không? (về đối tượng khảo sát, quy trình khảo sát, những hướng nghiên cứu khác về kinh doanh xã hội mà anh/chị thấy cần thiết tại Việt Nam…)
Rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia buổi thảo luận ngày hôm nay. Chúc anh/chị sức khỏe và thành công trong công việc. Xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC 6. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian: 8h sáng ngày 13/11/2019
Địa điểm: phòng A306, trường Đại học Kinh tế TPHCM, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính buổi thảo luận
- Tác giả luận án giới thiệu gửi lời chào đến các chuyên gia và giới thiệu mục tiêu của buổi thảo luận.
- Tác giả giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu và cấu trúc chương trình của buổi thảo luận.
Phần 1. Khám phá và khẳng định lại các yếu tố tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Câu hỏi thảo luận 1. Những tính cách nào là cần thiết để một cá nhân trở thành doanh nhân xã hội? Những tính cách này có khác gì so với những tính cách của những doanh nhân thương mại truyền thống?
- Chuyên giá (CG1) cho rằng mong muốn giúp đỡ người khác là đặc điểm cần thiết nhất, kèm theo đó là sự tự chủ, sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội. Khi được người chủ trì hỏi rõ về tính cách mong muốn giúp đỡ người khác chi tiết hơn thì CG1 cho rằng đó là tính cách trách nhiệm xã hội.
- CG2 cho rằng những tính cách của hai loại hình doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại đều như nhau vì bản chất vẫn là doanh nhân. Tuy nhiên sự sáng tạo của doanh nhân xã hội sẽ nổi bật hơn các tính cách khác.
- CG3 nêu lên một số tính cách như tính độc lập, tự chủ, sự sáng tạo.
- CG4 bổ sung các tính cách như ham thích rủi ro, nhu cầu thành tích, niềm tin, sự đồng cảm, trách nhiệm xã hội.