PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI
12 11
10
9
8
6
5
5
4
2
2
1
1
1
1
0
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng bài báo
Hình PL3.1 cho thấy số lượng bài báo được xuất bản hàng năm từ 2010 đến 2019. Mặc dù khái niệm về ý định khởi sự kinh doanh xã hội được Mair và Noboa (2006) giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách của mình, nhưng sự quan tâm ngày càng tăng đối với ý định khởi sự kinh doanh xã hội chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2010 với nghiên cứu về Nga và Shamuganathan (2010). Số lượng bài báo đã tăng mạnh kể từ năm 2017 cho thấy chủ đề nghiên cứu này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng học thuật
Hình PL2.1 Số lượng bài báo xuất bản hàng năm từ 2010 đến 2019*
(*Số lượng xuất bản năm 2019 chưa đầy đủ do thời gian thực hiện nghiên cứu này chỉ sử dụng dữ liệu trược ngày 04/04/2019)
Nguồn: tính toán của tác giả
Hình PL3.2 mô tả các khu vực địa lý trong đó các bài viết thực nghiệm thu thập dữ liệu. Châu Á là khu vực có hầu hết các nghiên cứu, trong khi các khu vực khác tương đối hạn chế. Điều này được giải thích do sự phát triển của khởi sự kinh doanh xã hội tại châu Á đang trong giai đoạn đầu do đó những nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đang tập trung nhiều tại châu Á.
Không có thông tin
(3 nghiên cứu)
Nhiều khu vực, 4 nghiên cứu
Châu Á, 16 nghiên
cứu
Châu Âu, 7 nghiên
cứu
Châu Phi, 2 nghiên
cứu
Châu Mỹ, 4 nghiên
cứu
Hình PL3.2 Phân bố các nghiên cứu theo khu vực
Nguồn: tính toán của tác giả
PHU LỤC 4. DANH SÁCH CHUYÊN GIA
Tên chuyên gia | Đơn vị công tác | |
Chuyên gia 01 | Bà Nguyễn Thị Hà Thanh | Chủ tịch hội hỗ trợ Cộng đồng DNXH (Supporting Social Enterprise Community Association - SSEC) |
Chuyên gia 02 | Ông Lê Quang Minh | Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp |
Chuyên gia 03 | Ông Nguyễn Chí Thanh | SAC MOC TINH CO., LTD |
Chuyên gia 04 | Bà Phạm Thị Thanh Trinh | Dakado Group |
Chuyên gia 05 | Nguyễn Thị Thái Bình | Hội hỗ trợ Cộng đồng DNXH (Supporting Social Enterprise Community Association - SSEC) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 24
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 25
- Thống Kê Mô Tả Các Nghiên Cứu Về Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Khám Phá Và Khẳng Định Các Yếu Tố Về Kết Quả Mong Đợi Của Việc Trở Thành Doanh Nhân Xã Hội?
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 29
- Một Số Nội Dung Từ Thảo Luận Nhóm
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Nguồn: tổng hợp của tác giả
PHỤ LỤC 5. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
1. Dàn bài phỏng vấn chuyên gia
Phần 1: Giới thiệu
Xin chào chuyên gia,
Tôi tên Phan Tấn Lực, là nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH, GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH
DOANH XÃ HỘI. Hân hạnh được đón tiếp chuyên gia. Mong rằng buổi thảo luận hôm nay sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ quý chuyên gia cho đề tài nghiên cứu này. Mọi ý kiến đóng góp không có ý kiến nào đúng hay sai cả, tất cả ý kiến đóng góp góp phần sự thành công của nghiên cứu này.
Phần 2. Nội dung thảo luận
DNXH được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng. Hình thức hoạt động kinh doanh như những DNXH ngày càng được quan tâm vì nó nhắm đến các mục tiêu giải quyết nhu cầu xã hội, giúp đỡ những cá nhân thiệt thòi. ý định khởi sự kinh doanh xã hội đề cập đến ý định thành lập một DNXH. ý định khởi sự kinh doanh xã hội được coi là hành vi tâm lý của một cá nhân, thuyết phục họ tiếp thu tri thức, nhận thức ý tưởng và thực hiện kế hoạch kinh doanh xã hội để trở thành một doanh nhân xã hội. Tương tự, ý định kinh doanh xã hội có thể được định nghĩa là niềm tin, mong muốn và quyết tâm của một người để thành lập một DNXH mới.
Vốn con người là một cấu trúc khá rộng và có nhiều cách tiếp cận. Nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận của Ployhart và Moliterno (2011) chia vốn con người thành hai loại: vốn con người nhận thức: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và giáo dục và vốn con người không nhận thức: tính cách và động lực. Theo đó, vốn con người nhận thức có xu hướng nhìn thấy và phát triển, trong khi vốn con người không nhận thức có xu hướng ẩn và khó phát triển.
Để có cái nhìn tổng quát về từng nhóm yếu tố của vốn con người, luận án này sẽ thực hiện hai nghiên cứu khảo sát tương ứng với hai nhóm yếu tố trên bao gồm vốn nhận thức (kinh nghiệm và giáo dục) và vốn con người không nhận thức (tính cách).
Nội dung luận án của tôi bao gồm hai nghiên cứu:
Nghiên cứu thứ nhất: tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Nghiên cứu thứ hai: tác động của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
2.1 Khám phá và khẳng định lại các yếu tố tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, xin chuyên gia hãy cho ý kiến và quan điểm của mình về các câu hỏi sau:
1. Những tính cách nào là cần thiết để một cá nhân trở thành doanh nhân xã hội? Những tính cách này có khác gì so với những tính cách của những doanh nhân thương mại truyền thống?
2. Những tính cách nào anh/chị nghĩ là đặc trưng của doanh nhân xã hội mà những doanh nhân thương mại không có?
3. Những tính cách này hỗ trợ như thế nào trong quá trình hình thành ý định và khởi sự kinh doanh xã hội?
4. Dựa vào cơ sở lý thuyết đã tổng kết, các tính cách đặc trưng của một doanh nhân xã hội được thể hiện ở bảng bên dưới. Theo quan điểm của chuyên gia, xin cho ý kiến và bổ sung các tính cách (nếu có):
Mức độ đồng ý của chuyên gia | Tỷ lệ đồng thuận | Kết luận |
Không đồng ý | Đồng ý | Không ý kiến |
Nhu cầu thành tích | |||||
Tính chủ động | |||||
Sự sáng tạo | |||||
Nghĩa vụ đạo đức | |||||
Sự đồng cảm |
5. Theo chuyên gia, các biến quan sát nào trong số các biến quan sát sau đây thể hiện được giá trị nội dung của thang đo.
Không đại diện | Đại diện tương đối | Đại diện một cách rõ ràng | ||
Xu hướng rủi ro | ||||
1 | Tôi quan niệm an toàn là trên hết | |||
2 | Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có | |||
3 | Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể | |||
4 | Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro | |||
5 | Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra | |||
6 | Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua | |||
7 | Tôi đánh giá mình là một người .. (1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro) | |||
Nhu cầu thành tích | ||||
8 | Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác |
Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình | ||||
10 | Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng | |||
11 | Tôi luôn cố gắng hết mình cho mục tiêu của mình | |||
12 | Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn | |||
Tính chủ động | ||||
13 | Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai | |||
14 | Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các dự án. | |||
15 | Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó | |||
Sự sáng tạo | ||||
16 | Tôi thường thích thử các điều mới nhưng không nhất thiết phải mạo hiểm. | |||
17 | Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại | |||
18 | Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác |
Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc thay vì sử dụng các phương pháp mà người khác thường sử dụng để giải quyết nó. | ||||
Nghĩa vụ đạo đức | ||||
20 | Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình | |||
21 | Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội | |||
22 | Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta | |||
23 | Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội | |||
Sự đồng cảm | ||||
24 | Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi | |||
25 | Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. | |||
26 | Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ |
2.3 Khám phá và khẳng định lại các yếu tố cảm nhận về tự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội