98
Thang đo các biến trong mô hình được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Định lượng sơ bộ về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo (Phụ lục 8)
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.819 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ
0.593 đến 0.784. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.944 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.781 đến 0.894. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 6 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha
= 0.837 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.459 đến 0.729. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Xu hướng rủi ro, kết quả lần một cho thấy tương quan biến tổng của RT1 nhỏ hơn 0.3 nên bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Thang đo Xu hướng rủi ro được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần hai, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.845 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại > 0.3, dao động từ 0.515 đến 0.766. Tương tự như vậy, kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Nhu cầu thành tích có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.924 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.709 đến 0.863. Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Tính chủ động, có hệ số
99
Cronbach’s Alpha = 0.748 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ
0.403 đến 0.685. Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Tính sáng tạo, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.830 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.568 đến 0.747. Tất cả các thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Nghĩa vụ đạo đức gồm có 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.771 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.511 đến 0.703. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Sự đồng cảm gồm có 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.691 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.348 đến 0.633. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập và trung gian
Phụ lục 8 cho thấy giá trị KMO = 0.668 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy có 8 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.269 >1 và phương sai trích 73.29% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5). Như vậy, thang đo xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, nghĩa vụ đạo đức, sự đồng cảm, cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội đạt yêu cầu.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Phụ lục 8 cho thấy giá trị KMO = 0.678 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy có 6 biến quan sát được trích tại eigenvalue là 3.334 >1 và phương sai trích 55.572% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5). Như vậy, thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội đạt yêu cầu.
100
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ nghiên cứu thứ hai về tác động của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha
= 0.788 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.449 đến 0.623. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo kinh nghiệm với các tổ chức xã hội gồm có 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha
= 0.759 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.5 đến 0.678. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội gồm có 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.632 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.409 đến 0.506. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 5 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.726 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ
0.362 đến 0.638. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội gồm có 6 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha
= 0.837 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3, dao động từ 0.459 đến 0.729. Thang đo này đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện cho phân tích EFA ở bước tiếp theo.
101
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Phụ lục 8 cho thấy giá trị KMO = 0.65 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy có 4 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.574 >1 và phương sai trích 58.92% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5). Như vậy, thang đo của các biến giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội đạt yêu cầu.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Phụ lục 8 cho thấy giá trị KMO = 0.678 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả EFA cho thấy có 6 biến quan sát được trích tại eigenvalue là 3.334 >1 và phương sai trích 55.572% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5). Như vậy, thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội đạt yêu cầu.
3.3. Nghiên cứu chính thức
Sau khi kiểm định sơ bộ định lượng, chỉ có biến quan sát RP1 (Tôi quan niệm an toàn là trên hết) của thang đo xu hướng rủi ro bị loại. Các biến quan sát còn lại được giữ lại và hình thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho phỏng vấn định lượng chính thức.
Bảng câu hỏi chính thức được gửi cho các đối tượng được chọn khảo sát thông qua email. Các thang đo sẽ được đánh giá bằng phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ SMARTPLS 3.0. Kết quả phân tích thu được không chỉ cho phép đánh giá độ tin cậy và giá trị phân biệt và hội tụ của các thang đo mà còn ước tính được các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho các mối quan hệ nghiên cứu trong mô hình. Đánh giá mô hình cấu trúc với
102
Bootstrapping (N = 5000) thông qua hệ số xác định (R2), độ tương thích dự báo (Q2). Cuối cùng, các tác động trung gian trong mô hình cũng được kiểm tra thông qua quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986).
3.3.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu
Trong thập kỷ qua, sự quan tâm đến các DNXH và tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam (Hội đồng Anh, 2019). Năm 2014, DNXH chính thức được công nhận là một loại hình tổ chức riêng biệt trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng, cho phép các DNXH phát triển hơn nữa với sự hỗ trợ của một loạt các bên liên quan. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (Hội đồng Anh, 2019), số DNXH Việt Nam khoảng 200, đăng ký chính thức với chính phủ là 80. Các DNXH này đã giúp hơn 100.000 người có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện sinh kế của hơn 600.000 người, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, lao động khuyết tật và lao động thu nhập thấp trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, giáo dục, môi trường, y tế và công nghệ. Tại Việt Nam, đã hình thành một số tổ chức trung gian chuyên hỗ trợ phát triển DNXH. Các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam như Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), HATCH! và Evergreen Labs. Ngoài ra, một số cơ sở ươm tạo DNXH cũng được chính phủ thành lập như Trung tâm đổi mới Sài Gòn (SiHUB), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên (sYs), BKHUP và Chương trình Quốc gia khởi nghiệp cũng góp phần phát triển tinh thần kinh khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam. Những đặc điểm này đã khiến Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Do đặc thù của kinh doanh xã hội còn rất mới tại Việt Nam, tổng thể trong nghiên cứu này sẽ là những cá nhân có tiềm năng trở thành các doanh nhân xã hội mà cụ thể trong nghiên cứu này xác định là những cá nhân có sự quan tâm và kiến thức nhất định về kinh doanh xã hội. Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả phối hợp với Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC) để thu thập dữ liệu từ những cá nhân
103
có tham gia các hoạt động liên quan đến kinh doanh xã hội tại đây. Khung chọn mẫu bao gồm những cá nhân đã tham gia các khóa học khác nhau trong các chương trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement Environment), Chương trình hòa nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing Perspectives as social entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng đồng (Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi mới xã hội và doanh nghiệp (Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi nghiệp tạo tác động khu vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động, tọa đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp xã hội. Các chương trình này được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi được tạo trên Google Form được gửi cho các cá nhân đã tham gia ít nhất hai khóa học trên. Thời gian khảo sát từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020.
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Như đã trình bày về sự hạn chế của kinh doanh xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu này chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện cho nghiên cứu chính thức. Mẫu dự kiến cho nghiên cứu chính thức trong luận này là 500: Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô hình (Raykov và Widaman, 1995). Hair và cộng sự (2010), cho rằng tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu nghĩa là tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1). Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Ngoài ra, phương pháp điều tra trong nghiên cứu này là khảo sát online do đó để đạt được mục tiêu kỳ vọng 500 phiếu khảo sát, tác giả dự kiến gửi đi 800 phiếu điều tra.
104
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy từng phần (Partial Least Square - PLS) để phân tích dữ liệu. Theo tác giả Garson (2012), hiện tại PLS là cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả nhất trong việc phân tích các mô hình cấu trúc tuyến tính gồm các biến ẩn (latent variables). Kết quả phân tích thu được không chỉ cho phép đánh giá độ tin cậy (reliability), giá trị phân biệt và hội tụ (discriminant and convergent validity) của các thang đo mà còn ước tính các hệ số hồi quy được tiêu chuẩn hóa cho các mối quan hệ nghiên cứu trong mô hình. PLS có thể phân tích mô hình phức tạp, với nhiều biến tiềm ẩn được đo lường bằng nhiều thông số khác nhau cùng một lúc. Với PLS, cả mô hình đo lường (measuremen model) và mô hình phương trình cấu trúc (structural equation modeling) được ước lượng cùng một lúc, cho phép tránh được các phần lệch hoặc không phù hợp cho ước lượng. Phần mềm Smart PLS 3.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy được tính toán bằng boothstrapping với mức boothstrapping được áp dụng là 5,000. Ngoài ra, tác động trung gian của các biến trong mô hình được kiểm tra theo kỹ thuật được đề xuất bởi Baron và Kenny (1986) (Bảng 3.15).
Cụ thể, tác giả thực hiện trình tự theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm định mô hình đo lường. Mô hình đo lường được kiểm định thông qua các tiêu chí độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR), phương sai trích (Average Variance Extract - AVE), so sánh căn bậc hai của phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) và hệ số tải chéo (Cross Loading) và Heterotrait-Monotrait ratio (HTMT).
105
Bảng 3.13 Các tiêu chí kiểm định mô hình đo lường
Điều kiện | Nguồn | |
1. Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability - CR) | Composite Reliability (CR) ≥ 0.7 | Hair và cộng sự (2016) |
2. Phương sai trích (Average Variance Extract - AVE) | Average Variance Extract (AVE) ≥ 0.5 | Hair và cộng sự (2016) |
3. So sánh căn bậc hai của phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt | Căn bậc hai của phương sai trích (AVE) phải lớn hơn hệ số tương quan | Fornell và Larcker (1981) |
4. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) và hệ số tải chéo (Cross Loading) | Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 và hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn hệ số tải chéo (Cross Loading) | Henseler và cộng sự (2015) |
5. Heterotrait-Monotrait ratio (HTMT) | Giá trị HTMT thấp hơn giá trị ngưỡng yêu cầu của HTMT là 0.90 | Henseler và cộng sự (2015) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Trung Gian Của Niềm Tin Vào Năng Lực Bản Thân Trong Kinh Doanh Xã Hội Và Kết Quả Mong Đợi Từ Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Thang Đo Nháp Trong Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Kinh Nghiệm Với Các Tổ Chức Xã Hội, Giáo Dục Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội Và Ý Định Khởi Sự Kinh
- Quy Trình Phân Tích Sơ Bộ Định Lượng
- Quy Trình Kiểm Tra Tác Động Trung Gian Theo Baron Và Kenny (1986)
- Kiểm Định Bổ Sung Để Kiểm Tra Tác Động Trung Gian
- Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Thứ Nhất Về Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Nguồn: tác giả tổng hợp
Bước 2. Kiểm tra mô hình cấu trúc. Mô hình cấu trúc được kiểm định thông qua các tiêu chí hệ số xác định (R2) và mức độ phù hợp (Q2): Sử dụng Blindfolding. Bảng 3.14 Các tiêu chí kiểm định mô hình cấu trúc
Điều kiện | Nguồn | |
1. Hệ số xác định (R2) | - Dự đoán rất yếu: R2 = 0.02 - Dự đoán yếu: R2 = 0.02 – 0.16 - Dự đoán vừa: R2 = 0.16 – 0.26 - Dự đoán mạnh: R2 > 0.26 | Cohen (2013) |